K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả? Thể loại?

Câu 2: Tìm các câu ghép trong đoạn trích trên?

 

1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản : Lão Hạc

Tác giả : Nam Cao

 Thể loại : Truyện ngắn 

Câu 2: Tìm các câu ghép trong đoạn trích trên:

 + Cái bản tính tốt /của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ /che lấp mất

         CN                         VN                                 CN                                             VN

+ Tôi //biết vậy, nên tôi// chỉ buồn chứ không nỡ giận... 

 CN       VN             CN                VN

9 tháng 1 2021

Sài Gòn , ngày 08 tháng 01 năm 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

                                                             Em của Chị

                                                                 Chi

                                                         Đào Thị Kim Chi

9 tháng 1 2021

Sài Gòn , ngày 08 tháng 01 năm 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

                                                             Em của Chị

                                                                 Chi

                                                         Đào Thị Kim Chi

11 tháng 1 2021

 Đẩy trí tưởng tượng của mình đi xa hơn một bước, tác giả tưởng tượng cảnh mình được ngồi ở cung quế trò chuyện vui đùa cùng chị Hằng. Nơi ấy tác giả thoát khỏi nỗi sầu, nỗi cô đơn vì đã có chị Hằng làm bạn: “Có bầu có bạn can chi tủi/ Cùng gió, cùng mây thế mới vui”. Những hình ảnh gió mây làm cho tâm hồn tác giả càng thêm bay bổng, lãng mạn hơn. Cái ngông của Tản Đà được thể hiện trong nguyện ước được thả hồn cùng gió mây để ngao du trong trời đất.

  Hai câu thơ cuối thể hiện nguyện ước được mãi mãi ở nơi cung quế của tác giả. Các chữ “cứ mỗi năm” diễn tả dòng thời gian lặp đi lặp lại thể hiện mơ ước không muốn rời xa nơi đây. Và ở cung quê ông cùng chị Hằng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”, nụ cười của ông có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa: cười bởi không thể thỏa mãn được khát vọng thoát li, xa lánh cõi trần gian hay cười vì mỉa mai, khinh bỉ cõi đời xô bồ, đen tối, ngột ngạt. Dù hiểu theo cách nào thì đó cũng thể hiện nỗi sầu của kẻ chán ghét và muốn thoát li thực tại.

8 tháng 11 2021

Ai rảnh !

Đại dịch COVID-19 nổ ra đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó còn là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi bệnh dịch đã tấn công. Ngoài Vũ Hán – Trung Quốc là nơi bắt đầu nguồn dịch, các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ lại là những nơi mà đại dịch lây lan và có hậu quả nghiêm trọng cho dù họ có hệ thống y tế được xem là hiện đại của thế giới.

Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam do những nhận định, và quyết sách phù hợp. Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận để giúp người dân vẫn giữ được cuộc sống ít đảo lộn nhất có thể dù rằng như nhiều người ví von có lẽ trong cuộc đời đây là một cái Tết dài nhất mà họ có.

tang-huyet-ap

Chúng ta vẫn phải duy trì một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt những người lớn tuổi và/hoặc có các bệnh lý nền mạn tính như tim mạch tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, … vì những đối tượng này có kết cục xấu hơn khi mắc COVID-19.

Thật ra, trước khi có đại dịch COVID-19, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chiếm hơn 40% số ca tử vong. Và những người ở các nước nghèo có tỉ lệ chết vì bệnh tim cao hơn 2,5 lần so với những người ở các nước giàu hơn trong một nghiên cứu trên 21 quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2017, bệnh tim là nguyên nhân tử vong của khoảng 17,7 triệu người. Và Việt Nam chúng ta không là ngoại lệ, cứ 10 người tử vong ở nước ta thì có đến 7 người mắc bệnh thuộc nhóm này. Như vậy, nếu như trước đây những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chỉ cần tuân thủ chế độ theo dõi điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thì bây giờ càng phải tuân thủ chặt chẽ hơn nữa nhằm có được sức khỏe tốt nhất để có thể đương đầu với dịch bệnh một cách an toàn nhất, ít rủi ro nhất.

Tại các nước phương Tây phát triển, rất nhiều ca nhiễm và tử vong là những người lớn tuổi, những người sống một mình hay trong các viện dưỡng lão, nhìn lại Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ nét văn hóa truyền thống của Việt Nam trong hoàn cảnh này lại rất có ích khi những thế hệ con cháu thường sống cùng hoặc rất gần gũi để có thể chăm sóc cha mẹ ông bà mình được tốt hơn.

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi kể trên, chắc chắn một vấn đề rất quan trọng không thể phủ nhận là người bệnh và/hoặc người thân dù muốn được bác sĩ theo dõi bệnh định kỳ và thường xuyên nhưng cảm thấy lo lắng không an tâm khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh với suy nghĩ về nguy cơ bị lây nhiễm virus corona.

#Chúc bạn học tốt!

6 tháng 1 2021

Dạo gần đây trên các trang báo hay truyền hình đều đang cập nhật liên tục chi tiết về một loại dịch bệnh nguy hiểm-covid-19. Theo như thông báo ban đầu nguồn gốc của loại dịch bệnh này ở Vũ Hán, Trung Quốc. Khi dịch bệnh bùng phát nó lan nhanh một cách đáng sợ và sức tàn phá thì thật khủng khiếp! Ôi, chỉ vì một loại dịch bệnh mà hàng nghìn người trên thế giới đã pk mất mạng. Điều đó đủ để cho thấy sức tàn phá kinh khủng của những nơi mà covid đi qua. Đứng trước nguy cơ bị tàn phá nặng nề cả về mặt thể chất lẫn tinh thần nhiều đất nước đã cho cách ly trên diện rộng và gia tăng kiểm tra chặt chẽ thân nhiệt và những nơi đi lại của người dân. Điều đó phần nào đã làm giảm số lượng người mắc loại dịch bệnh chết người này. Tuy nhiên ở một số quốc gia thì dịch bệnh lại đang phát triển nhanh chóng nhưng dân chúng thì lại coi thường việc phòng chống nó. Những y, bác sĩ ngày đêm pk túc trực 24/24 để luôn sẵn sàng khi phát hiện thêm ca mới. Họ bị tách khỏi những đứa con, gia đình nhưng họ vẫn vui vẻ phục vụ vc bảo vệ an toàn cho mọi người. Chính vì vậy bản thân mỗi chúng ta pk có ý thức tốt để tự bảo vệ cho bản thân và còn cả những người thân xung quanh mik. Nếu tất cả cùng chung tay đẩy lùi covid-19 thì chắc chắn sẽ thành công. Hơn thế nữa chừng nào covid-19 bị dập tắt thì ngọn lửa kinh tế mới bùng phát trở lại, người dân mới đỡ cùng cực, thiếu thốn. Tóm lại, đứng trước đại dịch nguy hiểm tầm cỡ thế giới mỗi người đều pk có ý thức đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.

  Tham khảo :

Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác và địa vị... nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?

Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn che mưa. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...

Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng che...". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...

Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.

Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.

Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn dùng).v.v.

Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.

Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước. Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà khi về nước.

#Hoctot

Link : 7 bài văn Thuyết minh, Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam, văn mẫu lớ

5 tháng 1 2021

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.

Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Huế- mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết đến là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy. Nón lá có thể được làm bằng lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón lá làm từ dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ vì đây là nơi trồng nhiều dừa. Tuy nhiên, làm từ lá dừa sẽ không đẹp, tinh tế như lá cọ, lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm, vừa thẳng. Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai, khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào công đoạn uốn công thì không sợ bị gãy. Sau đó, người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong sẽ đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng giai, có màu trắng và trong suốt. Lúc xong thì người làm sẽ quết dầu, làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nó còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

còn vài bài nữa cần thi mk cho thêm

5 tháng 1 2021

Thuyết minh về chiếc áo dài

Thuyết minh về 1 đồ dùng yêu thích.

8 tháng 1 2021

Giống nhau: Cả 2 em đều không có tình yêu thương gia đình

Đơn độc, không có ai quan, chăm sóc

Khác nhau: Cô bé bán diêm:Em bé thật đáng thương! Chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng họ đều đã qua đời. Cha em có lẽ vì quá nghèo khổ nên đã đối xử với em tàn nhẫn. Người qua đường nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng đầu năm với thái độ dửng dưng, vô cảm. Trong xã hội tư bản thiếu sự đồng cảm và tình thương yêu giữa người với người, 

Trong lòng mẹ:Chihs vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có những cảm giác như vậy. Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng qua lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” “chứ không xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”.