K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Theo dàn ý sau: A/Mở bài Giới thiệu hiện tượng học sinh tham gia hành động bảo vệ môi trường ở địa phương.Nêu ý kiến của em về việc này. B/Thân bài -Giải thích rõ khái niệm môi...
Đọc tiếp
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Theo dàn ý sau:
A/Mở bài
Giới thiệu hiện tượng học sinh tham gia hành động bảo vệ môi trường ở địa phương.Nêu ý kiến của em về việc này.
B/Thân bài
-Giải thích rõ khái niệm môi trường,địa phương là gì.
- Nêu nên thực trạng biểu hiện của hiện tượng.
-Trình bày nguyên nhân của hiện tượng.
+Xã hội
+Bản Thân
-Đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường 
-Phản đề: Một số học sinh vẫn chưa có ý thức bảo vệ môi trường
Tác động: Tích cực với  việc bảo vệ môi trường
C/ Kết bài
Khẳng định lại ý kiến của em về hiện tượng và liên hệ bản thân
1
8 tháng 4

nên gg bạn nha khó bấm tưng̀ chữ năḿ

8 tháng 4

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương Đám Lá Tối Trời đánh Tây

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.  Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Em hiểu thế nào về hình ảnh “vết nứt”? Câu 3. Tìm và chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi. 

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Em hiểu thế nào về hình ảnh “vết nứt”?

Câu 3. Tìm và chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” không? Vì sao?

Bài đọc:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

      Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

      Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

      Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

      (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5,

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

1
8 tháng 4

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. Hình ảnh “vết nứt” tượng trưng cho:
- Trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
- Thử thách mà mỗi người cần vượt qua.
Câu 3. Hai phép liên kết được sử dụng trong văn bản là "Khi" và "Nhưng không".
Câu 4. Em không đồng tình với quan điểm của tác giả. Em có thể cho rằng việc học hỏi từ con kiến là một ý tưởng sáng tạo và động viên, nhưng không thể áp dụng hoàn toàn vào mọi tình huống trong cuộc sống. Đôi khi, những trở ngại và khó khăn có thể quá lớn hoặc phức tạp để chỉ cần "biến thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn".

thế nào

 

8 tháng 4

rgrgrgrgr

(2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và hình thức của truyện ngắn Ai biểu xấu của Nguyễn Ngọc Tư. Bài đọc: Ai biểu xấu “...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời...
Đọc tiếp

(2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và hình thức của truyện ngắn Ai biểu xấu của Nguyễn Ngọc Tư.

Bài đọc:

Ai biểu xấu

“...Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế. Mà đây là thi Tiếng hát truyền hình chứ không phải tiếng hát phát thanh...”. Lời nhận xét này của một thành viên ban giám khảo cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh trong đêm chung kết. Tôi thấy một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh, khi giữa sân khấu lấp lóa ánh đèn, trước hàng ngàn người và đông đảo bạn xem truyền hình trực tiếp, anh bị chê... xấu.

Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu. Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình, anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu. Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.

Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi. Và cái cô Hà Há Ha mang số báo danh Không Không Có cũng bị trời trồng bởi “ngoại hình hạn chế” hay “tên bạn rất không hợp để làm... ca sĩ”. Bất ngờ? Không, ta vẫn biết vậy khi nhìn vào gương, khi nghĩ về mình, nhưng ta vẫn đau một cách không kiềm chế. Và ánh đèn đêm đó, vẻ mặt vô tư của vị giám khảo đó, biển người đó, bài ca đó... mãi mãi là nỗi ám ảnh không nguôi được. Chỉ muốn làm cát, làm nước, làm giun dế cho rồi...

Sao ngay từ đầu, trong thể lệ cuộc thi, người ta không đưa ra điều kiện “ngoại hình đẹp” như mấy nhà hàng vẫn thường dán thông báo tuyển tiếp viên. Nhất thiết phải dán mấy cái hình mẫu Jude Law, Lương Triều Vỹ hay Mai Phương Thúy để người ta hiểu đẹp là phải như thế này. Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm... là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng... Người dự thi, sau khi ngó qua tiêu chí và mấy tấm hình mẫu thì dù có giọng đẹp như Lê Dung, Tuấn Ngọc, Mỹ Linh cũng ngó lại cái “ngoại hình hạn chế” mà rút lui không nuối tiếc.

Để không phải trút tâm huyết gan ruột mình hát cả chục bài, vượt qua bốn năm vòng thi; để không nuôi chút vui, chút hy vọng, khát vọng gì khi qua mỗi ải; để không phải xót lòng nghe người đời hỏi, “ê, sao ba má bạn đẻ bạn xấu vậy?”. Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt. Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu.

Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.

Tôi nhớ có lần, bạn bè hỏi tôi sao mà lúc này quan tâm quá nhiều tới nhan sắc. Tôi cười thầm, ngoài miệng nói vậy thôi, chứ thật ra tôi tin là mình cũng... có chút duyên ngầm. Nhưng tin cũng chẳng làm gì, vì tôi biết với “ngoại hình hạn chế”, chắc chắn tôi không thể thi “tiếng hát truyền hình” (nếu có giọng ca khá), không thể làm nhân viên tiếp thị (nếu chẳng còn viết văn được nữa), và nếu khó khăn hơn nữa, để nuôi đám con ăn học, tôi cũng không tìm được một chân bưng bê trong quán bia.

Ai biểu xấu?!

(Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)

0