K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2021

Em yệu quê hương (cậu ngắn nhất rồi dó😊)

17 tháng 2 2021

cam on nhieu

8 tháng 2 2021

Thế Lữ không những là người cầm lá cờ chiến thắng cho Thơ Mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới. Thế Lữ có một hồn thơ dồi dào ,đầy lãng mạn . “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ Mới.

Để đem lại thành công cho bài thơ , với năng lực của một người họa sĩ Thế Lữ đã tạo dựng được một bức tranh tứ bình đặc sắc . Tranh tứ bình là cách khái quát nghệ thuật mang tính ước lệ thời xưa bởi họ quan niệm tứ bình là một thế giới hoàn chỉnh . có rất nhiều cách để xây dựng tứ bình. Theo dòng thời gian lưu chuyển có xuân,hạ,thu, đông ; phương hướng có đông ,tây, nam, bắc; nghề xưa có ngư ,tiều ,canh, mục … Tứ bình xuất hiện đầu tiên trong hội họa phương Đông cổ điển rồi mới ảnh hưởng đến thơ ,ca.

Dùng tứ bình tả cảnh người viết vừa thâu tóm được nét đặc trưng vừa có điều kiện để bao quát toàn cảnh. Dùng tứ bình chưa phải là điều thật mới nhưng quan sát kĩ ta vẫn thấy những sáng tạo riêng của Thế Lữ . Bốn bức tranh trong bộ tứ bình này đều là bốn bức họa của cùng một con hổ ,khái quát trọn vẹn thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Trong bốn bức tranh này tác giả đã để chúa sơn lâm đối diện với tạo hóa vô biên.

Bức thứ nhất là cảnh đêm vàng bên bờ suối:

“Nào đâu nhưng đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

Hổ gọi những đêm trăng là đêm vàng bởi khung cảnh đầy trăng, con hổ cũng khoác lên mình sắc áo vàng trăng. Cách gọi ấy khiến cho những đêm trăng trở nên huyền ảo hơn. Với hổ giờ đây những đêm trăng ấy quý giá vô ngần bởi đó là đêm tự do và ảo mộng. Hổ say mồi là bản năng của mãnh thú nhưng chúa sơn lâm còn say trăng vàng, sau vì uống ánh trăng tan trong nước suối đại ngàn. Khung cảnh im lặng vừa ghê rợn , vừa kì ảo quyến rũ .Thế Lữ đã miêu tả chân thực tập tính của loài hổ và đem đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ. Con hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bức thứ hai là những ngày mưa dữ dội:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

Mưa dữ dội làm rung chuyển cả bốn phương trời , những trận mưa như thế có thể làm kinh hoàng những con thú hèn yếu nhưng chúa sơn lâm thì không mảy may sợ hãi trước uy lực của trời đất. Hổ điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới. Dáng vẻ của hổ chứa đựng một bản lĩnh vững vàng và một sức mạnh chế ngự thiên nhiên.

Bức thứ ba là cảnh tươi sáng tưng bừng của bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng ,sao. Những ngày mưa rung chuyển núi rừng , hhoor điềm nhiên ngắm cảnh trời đất đổi thay. Bây giờ vạn vật thức dậy cùng mặt trời, cây xanh, nắng gội, chim chóc hót ca thì hổ vẫn ngủ. Uy quyền của chúa sơn lâm khiến hổ muốn gì được nấy . Từ láy “tưng bừng” cho thấy giấc ngủ của hổ thật đặc biệt.Cảnh tưng bừng rộn rã ở ngoài kia chỉ khiến cho giấc ngủ của hổ thêm say , thêm đẹp.

Bức thứ tư là cảnh hoàng hôn .

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Mấy chữ “lênh láng máu sau rừng” thật dễ sợ. Nó gợi cho ta cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn dữ dội. Đó là máu của một con thú rừng xấu số nào đó ư? Không phải đó là máu của mặt trời. Ánh mặt trời tà dương qua cảm nhận của thú dữ mang sắc máu lênh láng đỏ.Bức tranh hoàng hôn rực rỡ trong gam màu đỏ: đỏ của mặt trời gay gắt, đỏ của máu lênh láng. Chữ “ chết” biến mặt trời thành một sinh thể , mặt trời không còn là khối cầu lửa vô tri, vô giác bất động giữa không trung mà thành một con thú.

Hình thức điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ đem đến cảm nhận bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm nối tiếc. Bốn câu thơ vừa lặp lại , vừa tăng tiến. Có thể nói đây là đoạn thơ đoạn thơ đặc sắc nhất trong “ Nhớ rừng” .Ở những nét bút tạo hình của Thế Lữ vừa có họa pháp của người họa sĩ, vừa có thi pháp của trường thi lãng mạn . Với đoạn thơ này “ Nhớ rừng” đã trở thành một khúc trường ca dữ đội biểu hiện niềm khao khát tự do của con người.

Bức tranh tứ bình :

  • Cảnh 1: "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

                          Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?"

\(\rightarrow\) Cảnh đêm trăng : Kết hợp với câu hỏi tu từ đã khắc họa về 1 kỉ niệm rất đẹp của con hổ ,cảnh vật đầy màu sắc và thơ mộng :Chúa sơn lâm đang say mồi trong niềm vui sướng giữa đêm trăng vàng bên bờ suối .

  • Cảnh 2: "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

                          Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?"

\(\rightarrow\)Cảnh ngày mưa : Kết hợp với câu hỏi tu từ đã khắc họa cảnh núi rừng trong những ngày mưa chuyển động dữ dội đã thể hiện 1 không gian nghệ thuật hết sức hoành tráng , hùng vĩ của núi rừng đại ngàn , vị chúa sơm lâm oai phong đầy quyền uy mang tầm vóc hết sức lớn lao.

  • Cảnh 3:"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

                        Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?"

\(\rightarrow\)Cảnh bình minh : Kết hợp với câu hỏi tu từ đặc sắc khiến cảnh được vẽ lên đậm chất hội họa : màu hồng của bình minh ,màu vàng nhạt của nắng sớm , màu xanh bạt ngàn của núi rừng , trong thơ như có họa .Chúa tể của muôn loài đang say sưa trong khúc nhạc rừng "tiếng chim ca" , trong thơ như có nhạc .Cảnh trở nên thơ mộng và hữu tình.

  • Cảnh 4: "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

                          Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ?"

\(\rightarrow\)Cảnh hoàng hôn : Kết hợp với câu hỏi tu từ và ngôn ngữ thơ tráng lệ , các từ ngữ đặc sắc giàu giá trị biểu đạt : Con hổ đã nhớ về khoảnh khác hoàng hôn khi mặt trời đang tắt .Trong cái nhìn của con mãnh thú , màu của trời chiều hoàng hôn mang sắc đỏ của màu máu lênh láng , mặt trời không lặn mà "chết".Cảnh hoàng hôn mang 1 vẻ đẹp dữ dội trong phút chờ đợi của chúa sơn lâm .

\(\Rightarrow\)Câu hỏi tu từ , điệp ngữ , liệt kê ,cách dùng từ ngữ đặc sắc giàu giá trị biểu đạt đậm chất hội họa đã vẽ lên 1 bức tranh tứ bình tuyệt đẹp trong nỗi nhớ về 1 thời oanh liệt của chúa sơn lâm .

Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị

Cho câu thơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Câu 1: 

Câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”  sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

=> Sử dụng BPTT : So sánh 

=> Td : Làm nổi bật sự uyển chuyển , nhanh nhẹn của chiếc thuyền 

Câu 2: Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp từ “mạnh mẽ”  thuộc từ gì?

=> ''Mạnh mẽ '' thuộc động từ mạnh 

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu thơ “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”? 

=> “Dân trai tráng / bơi thuyền / đi đánh cá”

             CN                  VN1               VN2

4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Ngữ văn 8-Tập 2)

a. Cho biết đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

-  Trích trong bài thơ : Khi con Tu hú của Tố Hữu. 

- Bài thơ được sáng tác khi ông bị bắt giam ở Nhà Lao Thừa Phủ ( 7/1939)

b. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên?

- Thể thơ : Lục Bát mềm mại dễ nhớ , dễ thuộc

- PTBĐ : biểu cảm

-  sử dụng những động từ tính từ gợi hình

=) Cảnh vào hè ngập tràn màu sắc và âm thanh rộn rã

c. Nêu tác dụng của dấu ba chấm trong câu thơ cuối khổ.

- Diễn tả tâm trạng của tác giả không thể nói hết bằng lời khi mùa hè đến.

dCảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên.

=>  Bức tranh màu hè được phác hoạ dưới bàn tay của tác giả sinh động , rõ nét . Cùng âm thanh rộn rã , rực rỡ sắc màu và ngọt ngào hương thơm hoà chung với không gian bao la , thoáng đãng . Tác giả thể hiện tình yêu quê hương da diết và cảm nhận cụ thể , tinh tế qua thính giác và khứu giác. 

4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...”

(Ngữ văn 8-Tập 2)

a. Cho biết đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

-  Trích trong bài thơ : Khi con Tu hú của Tố Hữu. 

- Bài thơ được sáng tác khi ông bị bắt giam ở Nhà Lao Thừa Phủ ( 7/1939)

b. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên?

- Thể thơ : Lục Bát mềm mại dễ nhớ , dễ thuộc

- PTBĐ : biểu cảm

-  sử dụng những động từ tính từ gợi hình

=) Cảnh vào hè ngập tràn màu sắc và âm thanh rộn rã

c. Nêu tác dụng của dấu ba chấm trong câu thơ cuối khổ.

- Diễn tả tâm trạng của tác giả không thể nói hết bằng lời khi mùa hè đến.

dCảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên.

=>  Bức tranh màu hè được phác hoạ dưới bàn tay của tác giả sinh động , rõ nét . Cùng âm thanh rộn rã , rực rỡ sắc màu và ngọt ngào hương thơm hoà chung với không gian bao la , thoáng đãng . Tác giả thể hiện tình yêu quê hương da diết và cảm nhận cụ thể , tinh tế qua thính giác và khứu giác. 

Bài làm:

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đều nhất trí tôn vinh lan là vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó.

Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phú, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống ký sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.

Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống. Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. ồ nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đính, hạc đỉnh, mặc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài…

Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nở cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiện. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với quy mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yốu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng dăm bảy nụ hoa và thường tàn sau một tuần.

gioi thieu ve hoa phong lan Thân lan có dạng như củ giả (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dạng đối trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc loà xoà và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vài bông, màu sắc rực rỡ, đẹp tuyệt vời! Loài hoa phong lan có hai màu tím và trắng, cánh dày, tươi lâu. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng lựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng Lan vũ nữ trông giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt, theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất mùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trổng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra đề phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. Xưa kia, hoa lan là loài hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa. Vì thế mới có câu: Vua chơi lan, quan chơi cúc. Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp.

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người sành chơi hoa đều nhất trí tôn vinh lan là vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp lộng lẫy, mê đắm hồn người của nó.

Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Họ nhà lan vô cùng phong phú, gồm 750 chi và khoảng trên 2500 loài. Lan không sống ký sinh như tơ hồng, tầm gửi mà là loài cây tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.

Lan có hai loại chính chia theo điều kiện sống. Loại sống bám vào các cây to rồi phát triển gọi là phong lan. Loại bám rễ vào hốc đá chỗ có mùn hoặc được trồng dưới đất gọi là địa lan. ồ nước ta hiện nay đã trồng được các loại lan nổi tiếng như kim đính, hạc đỉnh, mặc lan, tố tâm, hoàng vũ, phi hoàng điệp, hồ điệp, bạch lan, lan hài…

Những giống địa lan có nguồn gốc từ Thái Lan có đặc điểm là thân cứng và khá cao, ra hoa quanh năm, màu sắc rực rỡ, mỗi cành trên hai mươi nụ, nở cả tháng mới tàn, vận chuyển đi xa tương đối thuận tiện. Các giống hoa này thích hợp với vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có thể trồng với quy mô lớn theo kĩ thuật hiện đại để phục vụ xuất khẩu. Lan hài, lan hồ điệp và các loài địa lan khác của Đà Lạt chỉ thích hợp với vùng ôn đới. Thân cây yốu, chiều cao hạn chế, nhánh nhỏ, mỗi nhánh chừng dăm bảy nụ hoa và thường tàn sau một tuần.

Thân lan có dạng như củ giả (địa lan) do các bẹ lá tạo thành hoặc dạng đối trúc (phong lan). Lá lan cũng nhiều hình dáng, phổ biến là loại lan lá dài, xanh và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng. Rễ lan mọc loà xoà và bám rất chắc vào thân cây hoặc vật dùng để trồng. Hoa lan mọc thành nhánh lớn gồm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có vài bông, màu sắc rực rỡ, đẹp tuyệt vời! Loài hoa phong lan có hai màu tím và trắng, cánh dày, tươi lâu. Lan hoàng điệp bông nhỏ, vàng tươi, rập rờn như đàn bướm lượn. Lan hồ điệp bông tương đối lớn, màu trắng, nhị vàng cam, giống như đàn bướm đang bay. Lan hài hình dáng lựa chiếc hài gấm mũi cong, xinh xắn vô cùng Lan vũ nữ trông giống như một nghệ sĩ múa tài hoa đang say sưa trong điệu múa thần tiên… Đứng trước một vườn lan muôn hồng ngàn tía, người thưởng thức đều có chung một cảm giác lâng lâng như đang lạc vào chốn thiên đường. Là loài hoa quý nên lan cần có một chế độ trồng trọt và chăm sóc đặc biệt, theo quy trình công nghệ kĩ thuật cao. Địa lan trồng trên đất mùn tơi xốp, phong lan trồng trong các chậu nhỏ bằng gốm hoặc gỗ, các khúc cây ngắn có chứa xơ dừa, than tàu để cho lan bám rễ. Lan được trồng bằng cách cấy mô và người trổng có thể lai tạo giữa các giống lan để có được giống mới với nhiều ưu điểm. Vì lan ưa sống trong bóng mát nên người ta phải trồng lan trong nhà hoặc có giàn che nắng. Ngày ngày phun nước tưới giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên kiểm tra đề phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh của cây. Lưu ý là không được dùng nước máy vì các hóa chất trong nước sẽ làm cho cây lan bị chết. Xưa kia, hoa lan là loài hoa chỉ xuất hiện trong đời sống của các bậc vua chúa. Vì thế mới có câu: Vua chơi lan, quan chơi cúc. Hiện nay, hoa lan đã trở nên phổ biến, hiện diện rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Có thể nói hoa lan là sự kết tụ những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng với bao loài hoa khác, hoa lan đang góp phần tô điểm cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm tươi đẹp.