K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi             "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
             "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời."
                                (Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
a) Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.
b) Luận điểm được trình bày trong đoann văn trên là gì ? Tâc giả sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm đó? Tác dụng của yếu tố đó là gì?

Bài 2: Em hiểu về nhan đề bài thơi '' Khi con tu hú '' của Tố Hữu như thế nào ?

0
7 tháng 3 2021

+ về giọt sương:

- giọt sương long lanh như thủy tinh đang ngủ trên cánh hoa hồng

- giọt sương long lanh như những viên pha lê đang ngân nga những bài hát vui vẻ để chào buổi sáng.

+ về ánh nắng:

- ánh nắng như ngọn lửa hồng chiếu xuống mặt đất vừa ngân nga tiếng hát vui vẻ

- tia nắng mạnh mẽ xuyên  thủng những màn sương mờ ảo ở quanh nó

7 tháng 3 2021

kết bạn với tui hưm (^.^)

6 tháng 3 2021

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao nhiêu bài thơ hay viết về trăng và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của mình, Bác luôn coi trăng là người bạn tri ân, tri kỉ. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt là một trong những bài thơ đặc sắc của Người được lấy nguồn cảm hứng từ trăng.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Thật vậy, một trong những thú vui tao nhã của giới văn nhân, tài tử xưa là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở, ngắm trăng bên cạnh bạn hiền. Trăng chỉ xuất hiện ban đêm, khi mọi bận rộn mưu sinh thường nhật được tạm nghỉ ngơi, con người có chút phút giây thảnh thơi cho riêng mình. Con người thường ngắm trăng lúc nhàn nhã, thảnh thơi, tâm hồn không quá lo lắng và không quá đau khổ. Vậy mà, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, có một không hai: Tháng 8 – 1942, Bác từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, để ghi lại những ngày gian khổ đó. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt nằm trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ cho chúng ta biết Bác Hồ ngắm trăng, thưởng trăng trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Trong bốn bức tường của phòng giam với những xiềng xích đớn đau, Bác Hồ vẫn ung dung ngắm trăng:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Trăng soi vào nhà tù làm cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ, người tù trở nên bồi hồi, xao xuyến và phân vân vì cảnh đẹp thế, trăng đẹp thế thì “biết làm thế nào”. Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống trong tù rất khổ cực và thiếu thốn, lấy đâu ra hoa, và rượu cho thi nhân thưởng trăng. Hai từ “vô” điệp lại khẳng định được sự thiếu thốn đó. Thế nhưng, trước cảnh đêm trăng sáng đang mời chào, thưởng thức người chiến sĩ cách mạng ao ước rằng một lần có rượu và có hoa để đối đãi với trăng thật đủ đầy. Đây chính là một nỗi băn khoăn, một ước ao đầy thơ mộng của thi nhân. Bởi đây là một người tù đặc biệt, một tâm hồn thanh cao, khát khao hòa hợp với thiên nhiên trời đất. Bởi chỉ có con người với tâm hồn nghệ sĩ và một tình yêu thiên nhiên bao la, bát ngát mới có được những niềm xúc động và khát khao hết sức lãng mạn ấy. Niềm băn khoăn, trăn trở của thi nhân cũng thể hiện một bản lĩnh vững vàng của con người bất chấp gian khổ của cuộc đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời.

Thi nhân, người chiến sĩ cách mạng ở trong tù, ngưỡng vọng ra ngắm trăng. Và, cũng thật tài tình, ở bên ngoài, ánh trăng sáng vằng vặc cũng đang “nhòm khe cửa” để “ngắm nhà thơ”:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Câu thơ tuyệt hay với nghệ thuật đăng đối. Hai đầu của hai câu là người và trăng (nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Người và trăng bị chắn bởi song sắt của nhà tù. Thế nhưng không hề bị cách biệt. Mà ngược lại, giao hòa, giao cảm với nhau. Tầm mắt con người vượt qua song sắt ghê tởm để thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên của đất trời, của tự do. Còn trăng, ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, sẻ chia với người tù. Với biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã khắc họa ánh trăng đâu còn là một vật vô tri, vô giác mà là như gương mặt của một con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng trở thành người bạn tâm giao, tri ân, tri kỷ với thi nhân. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giây đó thật đẹp biết bao. Dường như mọi đau thương, khổ đau, khó khăn của nhà tù Tưởng Giới Thạch đã không còn nữa. Thay vào đó là những giây phút lãng mạn, thăng hoa của người tù cách mạng, của trăng. Không còn tù ngục, không còn xiềng xích, chỉ còn “trăng sáng” và “nhà thơ”: tri kỉ.

Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt cản ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến vầng trăng thân thiết. Để làm được điều đó, người chiến sĩ cách mạng phải là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm.

TẾT XƯA (THANH TÂM)Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêngLũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớmMẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớmCha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà... Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay chaLễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúcCún con ham chơi rượt đám gà xao xácMèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau...
Đọc tiếp

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0
6 tháng 3 2021

muốn biết phải hỏi, muốn giỏ phải học.đây là câu mà ông cha ta đã lưu truyền từ đời này sang đời khác.học lí thuyết mà bài tập ko có thì học bằng ko.học để biết đẻ vận dụng nó vào thực tế và phải làm đc bài tập.nếu chỉ học giảng ko vậy liệu bài tập mình có hiểu.học phải kết hợp mới hiểu đc bài.ý nói :học để biết để hiếu.làm bài tập để vận dụng kiến thức.vì nếu học mà ko hiểu thì chắc gì mình đã hiểu bài.chúng ta đã học là phải học thạt tốt.đã học phải biết vận dụng vào thực tế,làm bài tập.làm bài tập là chuyện ko thể thiếu đối với những người đang ngồi trên ghế nhà trường

Bài 1: Thực hiện yeu cầu.

a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

b) Bài thơ viết theo thể thơ nao? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó

=>  Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-  4 câu - 7 chữ , ngắn gọn, hàm súc

c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi

d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?

- sáng - tối ; ra-vào ; suối-hang

=> Sử dụng Phép đối . Đối về thời gian, hoạt động, địa điểm .Thể hiện cuộc sống khắc khổ, giản gị nhưng chan hoà với thiên nhiên

e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

=> Bài thơ Tức Cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình gị pha chút hóm hỉnh. Thể hiện tinh thần lạc quan và sự ung dung của Bác trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.

8 tháng 3 2021

Trả lời:

a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"

         Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

                              -Hồ Chí Minh-

b) Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.

- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Những hiểu biết của em về thể thơ: một bài có 7 câu, mỗi câu có 4 chữ, gieo vần ở các tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4.

c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Sau 30 năm bôn ba hoạt động Cách Mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước, sống và làm việc tại Pác Bó - Cao Bằng.

d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?

- Cặp từ trái nghĩa: sáng - tối; ra - vào. 

- TD : giúp diễn tả nếp sống sinh hoạt đều đặn, quy củ của Bác. Qua đây, cho thấy sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên.

e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Nghệ thuật: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, hình ảnh thơ chân thực, giàu sức gợi cảm.

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ. Với Người, được hoạt động Cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

nếu là em thì có đc hong chị ^-^

6 tháng 3 2021

uôi lớp 9 à cao thế

5 tháng 3 2021

tại vì thích thì vt

5 tháng 3 2021

xl mik hok biét

5 tháng 3 2021

Võ Duy Thanh

Tên khác : Vũ Duy Tân , Trạng Bồng

Năm sinh : Đinh Mão 1807- Tân Dậu 1861

Tỉnh thành: Ninh Bình

Thời kì :nhà Nguyễn độc lập(1802-1883) 
 
 

Chí sĩdanh sĩ quê làng Kim Bồng (tục gọi làng Bồng) huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, tự là Vĩ Nhân, Trừng Phủ.

Ông đỗ Bảng nhãn, tài đáng Trạng nguyên, nên đương thời gọi ông là Bảng Bồng, hoặc Trạng Bồng. Học rộng biết nhiều, có óc khoa học tự nhiên.

Khi giặc Pháp đánh Đà Nẵng, ông dâng sớ xin tăng cường lực lượng quốc phòng, chấn chỉnh việc nội trị, cải cách học thuật, văn hóa, kinh tế. Lúc làm Quốc tử giám tế tửu và khi làm Chủ khảo các khoa thi, ông đã phát hiện và rèn luyện được nhiều nhân tài cho tổ quốc.

Khi Nguyễn Tri Phương vào Nam chống giặc Pháp xâm lược, ông có bài thơ tiễn:

Nước non xưa vẫn nước non này.
Cõi bắc ngàn năm suốt một dây.
Ba tỉnh cát lầm đang rộn nỗi,
Chín lần gươm báu phải trao tay.
Đẩy xe vâng chỉ không dong giặc,
Truyền hịch ra quân sớm định ngày.
Cờ tía những mong tin báo tiệp,
Tên ghi gác khói tượng đài mây.

Khi làm quan ở Huế, ông dâng nhiều sớ đề nghị cải cách công tác quốc phòng, kinh tế rất sâu sắc.

Cho đến lúc sắp mất, ông vẫn còn lưu lại một bài trần tình xin triều đình kíp chỉnh đốn mọi mặt để đối phó với thời cuộc nóng bỏng lúc bấy giờ.

Năm Tân dậu ngày 4-4 (1861) ông mất, hưởng dương 54 tuổi.

Các nhân sĩ tỉnh Ninh Bình có bài thơ tưởng niệm ông:

Bảng vàng bia đá bậc tam khôi,
Giấc mộng phù sinh luống ngậm ngùi.
Nền Hạnh mây mờ sao điểm tối,
Rừng Quỳnh nắng dọi đóa mai rơi.
Vài tờ chương sớ nghìn thu để,
Hai chữ châu phê chín bệ soi.
Trên chốn đô môn ngày vĩnh quyết,
Tình này cảnh ấy thuở nào nguôi.

Các tác phẩm của ông có:
Bồng Châu Vũ tiên sinh thi văn tập
Trừng Phủ thi văn tập
Chế khoa Bảng nhãn Vũ Duy Thanh tập
là những tác phẩm văn chương có giá trị của lịch sử văn học Việt Nam cận đại.

9 tháng 11 2021

Võ Duy Thanh

Tên khác : Vũ Duy Tân , Trạng Bồng

Năm sinh : Đinh Mão 1807- Tân Dậu 1861

Tỉnh thành: Ninh Bình

Thời kì :nhà Nguyễn độc lập(1802-1883) 
 
 

Chí sĩdanh sĩ quê làng Kim Bồng (tục gọi làng Bồng) huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, tự là Vĩ Nhân, Trừng Phủ.

Ông đỗ Bảng nhãn, tài đáng Trạng nguyên, nên đương thời gọi ông là Bảng Bồng, hoặc Trạng Bồng. Học rộng biết nhiều, có óc khoa học tự nhiên.

Khi giặc Pháp đánh Đà Nẵng, ông dâng sớ xin tăng cường lực lượng quốc phòng, chấn chỉnh việc nội trị, cải cách học thuật, văn hóa, kinh tế. Lúc làm Quốc tử giám tế tửu và khi làm Chủ khảo các khoa thi, ông đã phát hiện và rèn luyện được nhiều nhân tài cho tổ quốc.

Khi Nguyễn Tri Phương vào Nam chống giặc Pháp xâm lược, ông có bài thơ tiễn:

Nước non xưa vẫn nước non này.
Cõi bắc ngàn năm suốt một dây.
Ba tỉnh cát lầm đang rộn nỗi,
Chín lần gươm báu phải trao tay.
Đẩy xe vâng chỉ không dong giặc,
Truyền hịch ra quân sớm định ngày.
Cờ tía những mong tin báo tiệp,
Tên ghi gác khói tượng đài mây.

Khi làm quan ở Huế, ông dâng nhiều sớ đề nghị cải cách công tác quốc phòng, kinh tế rất sâu sắc.

Cho đến lúc sắp mất, ông vẫn còn lưu lại một bài trần tình xin triều đình kíp chỉnh đốn mọi mặt để đối phó với thời cuộc nóng bỏng lúc bấy giờ.

Năm Tân dậu ngày 4-4 (1861) ông mất, hưởng dương 54 tuổi.

Các nhân sĩ tỉnh Ninh Bình có bài thơ tưởng niệm ông:

Bảng vàng bia đá bậc tam khôi,
Giấc mộng phù sinh luống ngậm ngùi.
Nền Hạnh mây mờ sao điểm tối,
Rừng Quỳnh nắng dọi đóa mai rơi.
Vài tờ chương sớ nghìn thu để,
Hai chữ châu phê chín bệ soi.
Trên chốn đô môn ngày vĩnh quyết,
Tình này cảnh ấy thuở nào nguôi.

Các tác phẩm của ông có:
Bồng Châu Vũ tiên sinh thi văn tập
Trừng Phủ thi văn tập
Chế khoa Bảng nhãn Vũ Duy Thanh tập
là những tác phẩm văn chương có giá trị của lịch sử văn học Việt Nam cận đại.