K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2

Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Không chỉ vậy truyện còn để lại cho người đọc bài học giá trị.

Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Hoàn cảnh sống là đáy giếng - một nơi chật hẹp, tối tăm và khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường với con nhái, con cua, con cóc. Môi trường sống ấy, quan hệ “cộng đồng” ấy, nơi “vương quốc” đáy giếng đã làm cho ếch tự phụ, kiêu căng.

Tiếng kêu của ếch chỉ “ồm ộp” trong đáy giếng, nhưng các loài vật “rất hoảng sợ”. Vì ếch sống “lâu ngày”trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành “bệnh” trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung”. Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình “oai như một vị chúa tể”.

Khi rời khỏi môi trường đáy giếng, ếch vẫn “quen thói cũ”, “nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp”. Từ đáy giếng lên mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ “nó đã nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời”, ếch vẫn “coi trời bằng vung”. Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường. Kết cục là ếch bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Như vậy, t ruyện đã phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta luôn cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Tóm lại, Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn hấp dẫn, gửi gắm đến mỗi người một bài học về tầm nhìn trong cuộc sống.

Biện pháp tu từ so sánh "những mùa quả lặn rồi mọc" - "mặt trời"/"mặt trăng".

7 tháng 4

so sánh

Bài thơ là lời của người con dành cho người mẹ của mình. Đó là sự biết ơn trân trọng của đứa con dành cho người mẹ tần tảo, vất vả hi sinh nuôi nấng các con nên người.

20 tháng 2

          Chăm Chỉ:

    Chăm chỉ chịu khó cần cù,

Ba đức tính tốt cho dù ở đâu.

   Cuộc đời giông gió cơ cầu,

Ta cần chăm chỉ dãi dầu nắng mưa.

     Chẳng giàu như thể giấc mơ,

Cũng không nghèo khổ, dư thừa áo cơm.

Trải bao dãi nắng, dầm sương,

Bàn tay cần mẫn tình thương ngọt ngào.

Thật là đáng quý biết bao,

Từ trong gian khổ tự hào đứng lên.

  Ai ơi giữ chí cho bền,

Siêng năng chăn chỉ mới nên con người.

 Tác giả: Thương Hoài olm

 

 

   

 

 

19 tháng 2

Bài thơ để lại em cảm xúc: Xúc động trước tình cảm mẹ con, một cái nhìn nể phục và ngưỡng mộ sự cố gắng của người mẹ, đồng cảm với suy nghĩ và trăn trở lo lắng của người con dành cho mẹ mình.

Bài học: Luôn yêu thương, tôn trọng và hiếu thảo với bậc phụ huynh - cha mẹ của chính mình trong mọi hoàn cảnh.

12 tháng 3

File: undefined  

(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì? Bài đọc: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN      Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ truyện là gì?

Bài đọc:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

     Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

     Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(TruyenDanGian.com)

1
19 tháng 3

- Học sinh đọc kĩ truyện và chọn một bài học mà mình tâm đắc nhất.

- Có thể tham khảo một vài bài học sau:

+ Cần bình tĩnh, khôn ngoan trong những tình huống nguy hiểm.

+ Cần sống có tình nghĩa.

(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa. Bài đọc: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN      Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa.

Bài đọc:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

     Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

     Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(TruyenDanGian.com)

0