K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2024

b) Qua đoạn thơ, em cần làm là: phụ giúp mẹ, học thật giỏi, chăm ngoan và nghe lời mẹ dặn.

 

4. Vào rằm trung thu, quê em náo nhiệt chơi đùa và bắn pháo hoa chúc mừng, thi múa lân với làng khác.

15 tháng 9 2024

a) biện pháp tu từ : là

tác dụng : nói về tình cảm của con dành cho mẹ

b) em cầm chăm ngoan, học giỏi, phụ giúp việc nhà 

15 tháng 9 2024

Dễ mà bn??

15 tháng 9 2024

bạn tham khảo nhé!

- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi đất nước lâm nguy thì nhân dân sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng. Thánh Gióng chính là hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

 
15 tháng 9 2024

Sau khi đọc xong truyện Thánh Gióng, em thấy Thánh Gióng là một người yêu nước,lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi đất nước gặp nguy hiểm thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước.Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân về người anh hùng.

15 tháng 9 2024

Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng: Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Truyện Thánh Gióng gắn liền với cuộc chiến tranh chống giặc Ân, bảo vệ biên cương bờ cõi của nước Nam. Xuyên suốt dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nhưng đất nước ta, nhân dân ta chưa bao giờ cúi đầu, khuất phục trước sức mạnh của quân xâm lược.

15 tháng 9 2024

bạn tham khảo nhé !

- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

 

- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

7 tháng 9 2024

Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được đặt tên là "Hội khỏe Phù Đổng" nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, sức mạnh và ý chí kiên cường của dân tộc, thông qua biểu tượng nhân vật Thánh Gióng – một anh hùng trong truyền thuyết Việt Nam.

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng (hay Phù Đổng Thiên Vương) là một cậu bé làng Phù Đổng, khi đất nước bị giặc ngoại xâm, đã lớn lên một cách kỳ diệu, vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, vung roi đánh đuổi giặc, bảo vệ non sông. Hình ảnh Thánh Gióng tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng, ý chí quyết tâm và tinh thần yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam.

Việc đặt tên "Hội khỏe Phù Đổng" mang ý nghĩa khuyến khích tinh thần rèn luyện sức khỏe, ý chí kiên cường và bản lĩnh của học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam khỏe mạnh, năng động và đầy nhiệt huyết. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự nối tiếp truyền thống dân tộc trong thời kỳ hiện đại, nơi thế hệ trẻ có trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước, giống như hình tượng Thánh Gióng vươn lên bảo vệ quê hương.

7 tháng 9 2024

cái câu trl của mik bn muốn nghe ko

7 tháng 9 2024

Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của Hồ Gươm.

 

7 tháng 9 2024

TK ạ

Tại các ngôi trường, buổi lễ chào cờ không chỉ là một sự kiện thông thường mà còn đại diện cho sự trang trọng và thiêng liêng. Nghi thức này không chỉ diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai mỗi tuần mà còn được tổ chức trong các sự kiện lớn như buổi khai giảng, bế giảng, và lễ mít tinh, tăng thêm ý nghĩa cho nó.

Sân trường trở thành nơi diễn ra buổi lễ chào cờ, tạo ra không khí nghiêm túc và trang trọng. Trước khi buổi lễ bắt đầu, học sinh thường xuống sân trường để sắp xếp bàn ghế và cán bộ lớp có trách nhiệm chuẩn bị cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống vang lên, học sinh tất bật xuống sân trường và xếp hàng ngay ngắn, với đội nghi lễ, gồm đội cờ và đội trống, chuẩn bị sẵn sàng.

Liên đội trưởng, là người đứng đầu đội chào cờ, có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ quá trình. Sau lời kêu gọi mời thầy cô và học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ, buổi lễ bắt đầu trong tư thế nghiêm túc và giữ trật tự. Lời hô "Chào cờ! Chào!" được thực hiện theo nghi thức quy định, với đội nghi thức đánh trống nhấn mạnh từng bước chào cờ.

Phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" là một phần quan trọng của buổi lễ, được thực hiện theo lời kêu gọi của liên đội trưởng. Quốc ca được hát trước rồi mới đến Đội ca, với yêu cầu học sinh hát to và rõ ràng. Sau khi câu hát cuối cùng vang lên, liên đội trưởng kêu gọi khẩu hiệu "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng", được học sinh toàn trường đồng loạt hô theo: "Sẵn sàng". Nghi thức chào cờ khép lại, đánh dấu sự kết thúc của một buổi lễ trọng đại, thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Trong bối cảnh này, sự tham gia của học sinh không chỉ là một việc thường ngày mà còn là cơ hội để họ tỏ ra ý thức và lòng tự hào đối với nghi lễ quan trọng này.