K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mình có bài văn tả cảnh về một buổi nghỉ hè thế này đc chưaHè vừa rồi em được cùng các cô chú trong cơ quan của ba đi du lịch ở Huế. Thành phố Huế có vẻ trầm mặc, mang hương vị nét đẹp xưa. Nơi đây có dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng, có cầu Trường Tiền in bóng nghiêng soi dưới dòng Hương, có núi Ngự Bình hùng vĩ xanh tươi và Đại Nội đầy cổ kính. Nhưng có lẽ nơi mà em ấn...
Đọc tiếp

Mình có bài văn tả cảnh về một buổi nghỉ hè thế này đc chưa

Hè vừa rồi em được cùng các cô chú trong cơ quan của ba đi du lịch ở Huế. Thành phố Huế có vẻ trầm mặc, mang hương vị nét đẹp xưa. Nơi đây có dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng, có cầu Trường Tiền in bóng nghiêng soi dưới dòng Hương, có núi Ngự Bình hùng vĩ xanh tươi và Đại Nội đầy cổ kính. Nhưng có lẽ nơi mà em ấn tượng nhất là nhà vườn An Hiên.

Nhà vườn An Hiên nằm cạnh bờ sông Hương, nó cách chùa Thiên Mụ không quá xa. Cổng vào của vườn được xây bằng vôi vữa, hình vòm và khá nhỏ. Bước vào trong là một lối đi rợp mắt với bóng hai hàng mận trắng vòng qua nhau. Đây là khung cảnh ấn tượng khiến người đến chỉ muốn dừng chân mà ngắm nhìn và tận hưởng bầu không khí tuyệt diệu ở đây. Đi hết hàng cây xanh có một bức bình phong lớn, bình phong này có in chữ “Thọ” mang ý nghĩa về sự lâu dài và bền vững. Bác chăm sóc vườn giới thiệu rằng bức bình phong được đặt trước ngôi nhà cũng còn nhằm mục đích ngăn chặn những điều không tốt lành vào trong ngôi nhà này. Sau bức bình phong là một hồ sen nhỏ, quanh hồ sen có các loại hoa như hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa nhài,.... và các chậu cảnh được đặt bên cạnh. Hồ sen này cũng được sáng tạo để tạo nên phong thủy cho ngôi nhà.

Trung tâm của nhà vườn chính là ngôi nhà nhỏ ba gian, bước vào trong, cảm giác như được bước vào một không gian mỹ thuật điêu khắc vậy. Các vật liệu trong ngôi nhà đa phần đều làm từ gỗ. Những cột kèo được chạm trổ tinh xảo với nhiều họa văn, họa tiết độc đáo. Nhà được lợp bằng loại ngói nhiều lớp, hình hoa sen được in chính giữa đỉnh mái đầy tinh tế. Điều đặc biệt nữa là hệ thống các cột kèo trong nhà đều được dựng lên, sắp xếp theo những quy tắc nhất định. Có nhiều chữ, câu đối, bức hoành phi được treo ngay ngắn gợi những triết lý, ý nghĩa sâu xa.

Tham quan xong ngôi nhà, em cùng mọi người được bác chăm sóc vườn dẫn đi thăm quan khu vườn của nhà. Ở đây có rất nhiều loại trái cây, là hương vị của thiên nhiên bốn mùa. Những xoài, ổi, bưởi, mít, măng cụt, sầu riêng....dường như tất cả những loài quả nổi tiếng ở khắp nơi. Đi khắp khu vườn, ngắm nhìn những bụi mít sai quả, những cây bưởi nhỏ bé mà ra những trái khổng lồ, những cây xoài nặng trĩu trái,....mới thấy thật tuyệt diệu làm sao. Bằng bàn tay tài hoa và sự cần mẫn, tỉ mỉ của những người chăm sóc, vườn An Hiên mang một vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt, có lẽ không chỉ riêng em mà tất cả những ai đã từng đến cũng sẽ chẳng thể nào quên được vẻ đẹp bình yên, tươi đẹp nơi đây.

Rời xa Huế mà lòng thấy an nhiên đến lạ, có lẽ chính mảnh đất kinh kỳ thơ mộng và tấm lòng hồn hậu và chân tình của con người xứ Huế đã khiến lòng ta được lắng lại, thảnh thơi và hoài thương nhiều đến thế.

4
14 tháng 12 2021

TL :

Được rồi nhé

HT

@@@@@@@@@@@@

13 tháng 12 2021

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - một đêm trăng quê hương thật đẹp. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà ko rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp, yêu những cơn gió vi vu trầm bổng, yêu quê hương biết bao.
 

14 tháng 12 2021

Tre xung phong vào xe tăng đại bác . Tre giữ làng , giữ nước , giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúc chín . Tre hi sinh bảo vệ con người . Tre ! anh hùng lao độnh . Tre ! anh hùng chiến đấu . 

13 tháng 12 2021

là Hồ Xuân Hương

13 tháng 12 2021

Hồ Xuân Hương

13 tháng 12 2021

the thi copy tren sach van mau nha :)

17 tháng 12 2021

Ai đã từng đi trên con đường xuyên Việt, hẳn đều biết đến đèo Ngang. Đây là một đèo khá dài và cao, nằm vắt ngang sườn núi cheo leo, hiểm trở của khúc cuối dãy Hoành Sơn, trước khi đâm ra biển. Lên đến đỉnh đèo, du khách sẽ được thưởng thức cảnh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên hùng vĩ: núi non điệp trùng, đại dương bao la, trời cao thăm thẳm. Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình. Thuở xưa, bao người vào kinh đô Huế để thi cử hay làm việc cho triều đình phong kiến đã đi qua đèo này rồi xúc cảm trước vẻ đẹp của nó mà làm thơ ca ngợi. Bà Huyện Thanh Quan trong dịp từ Thăng Long vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập đã sáng tác bài Qua Đèo Ngang.

Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng của nữ sĩ: cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua. Có thể coi đây là bài thơ hay nhất trong những bài thơ sáng tác về thắng cảnh đèo Ngang.

Câu thơ đầu tiên (phá đề) nói đến thời điểm tác giả đặt chân đến đây:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”

Đó là lúc mặt trời đang lặn. Phía tây chỉ còn chút nắng hắt những tia sáng yếu ớt lên nền trời đang sẫm dần. Thời điểm này rất dễ gợi buồn, nhất là đối với kẻ lữ thứ tha hương.

Tuy vậy, trời vẫn còn đủ sáng để nhà thơ nhận ra thiên nhiên đẹp như tranh:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Cỏ cây, hoa lá chen nhau mọc bên đá núi. Linh hồn của tạo vật như thấp thoáng sau từng chữ. Điệp từ chen trong các vế đối: cây chen đá, lá chen hoa gợi lên sức sống mãnh liệt của một vùng rừng núi hoang sơ. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng không đủ làm sáng lên khung cảnh núi non lúc ngày tàn, đêm xuống.

Giữa bối cảnh thiên nhiên bao la ấy, thấp thoáng bóng dáng con người và hơi hướng cuộc sống nhưng cũng chỉ ít ỏi, mờ nhạt, xa vời:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Nhà thơ đã dùng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh đặc trưng của cảnh vật và con người ở đèo Ngang. Dáng vẻ lom khom của mấy chú tiều hái củi sườn non khiến cho con người càng thêm nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng. Chợ vốn là nơi biểu hiện đời sống của một cộng đồng làng xã nên thường tấp nập đông vui, nhưng ở đây nó chỉ là mấy túp lều xơ xác bên sông…

Cái lạnh lẽo, trống trải bao trùm lên cảnh vật, gieo một nỗi buồn thấm thía trong lòng người:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Giữa không gian tĩnh lặng gần như tuyệt đối ấy, vẳng lên tiếng chim cuốc khắc khoải, tiếng chim gia gia não ruột. Đó là những âm thanh có thật mà cũng có thể là tiếng vọng từ tâm trạng chất chứa nỗi buồn thời cuộc của nhà thơ. Bà đã mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ (từ đồng âm khác nghĩa) để nói lên lòng mình trước cảnh vật. Tiếng chim kêu không làm cảnh vật vui lên thêm chút nào mà lại làm tăng phần quạnh quẽ, cô liêu. Phải chăng tiếng chim chính là tiếng lòng của kẻ đang mang nặng tâm trạng u buồn, hoài vọng, nhớ nước, thương nhà?!

Hồn cảnh, hồn người như có nét tương đồng, cho dù về hình thức hoàn toàn tương phản. Cái bao la, vô tận của non nước tô đậm cái cô đơn, chơ vơ của con người và ngược lại. Vì vậy nên nỗi buồn càng lắng đọng:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Quả là một nỗi buồn khó san sẻ, giãi bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót : ta với ta. Chỉ có ta hiểu tâm sự của ta mà thôi! vì thế nên nỗi cô đơn càng tăng lên gấp bội.

Bài thơ Qua Đèo Ngang tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị trước thử thách của thời gian. Bao người yêu thơ thuộc lòng bài thơ này và khâm phục tài năng của tác giả. Thể thơ Đường luật kiểu cách, sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ giản dị, trong sáng và những hình ảnh dân dã quen thuộc. Đọc bài thơ, chúng ta thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.

13 tháng 12 2021

mọi ng help mik vs 20p nx mjik fai nộp r

đây ko fai bài thi đâu