K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

rong những năm qua, các chương trình tình nguyện tại các trường đại học như: Mùa hè xanh, Thanh niên hiến máu tình nguyện….đang diễn ra với tốc độ cao. Những hành động đó thật cao cả mà các bạn sinh viên dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ sẵn sàng đánh đổi những mùa hè về bên gia đình để xách ba lô, mang theo tuổi trẻ đến những vùng cao để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đó chính là sự sẻ chia, một sự sẻ chia thật ý nghĩa và được mọi người ủng hộ. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. CHỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.Xã hội cần những tấm lòng biết yêu thương, biết cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Hằng năm có rất nhiều tấm lòng đã đến với nhân dân miền Trung trong những cơn bão. Sự mất mát, đau thương đè nặng lên đôi vai gầy của những người còn sống. Họ cần yêu thương, cần giúp đỡ và cần sẻ chia. Vậy hà cớ gì chúng ta không thể san sẻ bớt gánh nặng lớn lao ấy. Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Đối với những người trẻ thì chúng ta cần phải rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để sau này trở thành người công dân tốt cho xã hội. Sự sẻ chia chính là một trong những điều giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu vì bản thân và vì những người xung quanh mình

13 tháng 11 2021

Bao năm rồi ta xa, mãi nhớ
Về con sông ngày nhỏ ở quê
Ước ao một sớm quay về
Đưa ta trở lại sông quê ngày nào…

Cứ mỗi lần lời thơ ấy vang lên là trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh dòng sông quê hương đẹp đẽ và thân thuộc biết bao.

Dòng sông quê tôi không rộng lớn, kì vĩ như sông Đà, sông Hồng mà đó là một dòng sông nhỏ gắn bó thân thiết với cuộc sống và con người nơi đây. Sông uốn lượn mềm mại quanh những biền bãi và xóm làng trông xa như dải lụa đào. Buổi sáng mùa thu, nước sông trong veo như tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời bát ngát. Nắng lên nhè nhẹ, mặt sông lại lấp lánh sắc vàng với những gợn sóng lăn tăn mới đẹp làm sao. Vậy mà mùa lũ, phù sa từ đâu về khiến dòng sông đỏ ngầu như khuôn mặt một người bầm đi vì rượu bữa. Dòng sông cứ chảy hiền hòa qua năm tháng như một người mẹ phù sa của một vùng quê vốn thanh bình, yên ả.

Trên sông lúc nào cũng tấp nập thuyền bè đi lại. Những chiếc thuyền chài lanh canh gõ mái chèo đuổi cá, với câu hát như mời gọi cá đến lưới. Thuyền thoi đi lại như mắc cửi, chở đá, chở cát... Những âm thanh thật nhộn nhịp và náo nhiệt.

Cảnh sắc hai bên bờ sông rất đẹp, rất Việt Nam. Hai hàng tre tỏa bóng xuống lòng sông như những nàng thiếu nữ yêu kiểu xõa mái tóc mà làm duyên. Cơn gió ghé thăm, từng bụi tre lại lao xao rì rào, thế rồi vài chiếc lá lìa cành chao nghiêng rồi đáp nhẹ nhàng xuống mặt sông. Dòng sông còn mang phù sa màu mỡ về bồi đắp hai bên. Những gò bãi được phủ kín bởi màu xanh của những nương ngô, nương dâu. Nhìn từ xa, cảnh sắc ấy chẳng khác gì một bức tranh thủy mặc làm mê lòng biết bao người.

Dòng sông quê hương em không chỉ đẹp mà nó còn cung cấp nguồn hải sản phong phú như người mẹ hiền từ, bao dung với dân làng. Với mỗi người dân nơi đây, dòng sông quê đã trở thành một nỗi nhớ niềm thương gửi vào tim.

@Sophia

HT~

13 tháng 11 2021

kì 1 nha mọi người

13 tháng 11 2021

cậu tham khảo :

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

hc tốt

13 tháng 11 2021

Đặc điểm của cây là : cao lớn, hiền lành . đứng im

13 tháng 11 2021

tháng 5 ? Bộ đó mẹo hả em?