K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2019

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tốt cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.

   Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

   Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm răng bạc. 

   Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy. Bô' tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh. Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, dỗ bùi, thịt béo., ngon quá là ngon ! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế. Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu... và mâm cỗ tất niên để cúng Trời Đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

4 tháng 1 2019

    Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Thuyết minh về bánh chưng ngày tết

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

4 tháng 1 2019

cường độ kí hiệu là:I(i in hoa)

4 tháng 1 2019

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.


 

4 tháng 1 2019

Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.

Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: "Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm". Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.

Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: "Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé". Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin "Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật". Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.

Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.

Để mua được đôi giày đó, bố đã dành dụm và tích góp tiền trong suốt ba tháng trời. Ngày nào cũng như ngày nào, không quản nắng mưa, bố vất vả làm việc. Bố đã biết tự mình lao động, dành dụm để mua đôi giày mới. Đó là một bài học giúp bố hiểu thêm giá trị của sức lao động.

Và bố đã giữ gìn đôi giày cẩn thận trong những năm đi học. Tôi thấy thương bố quá. Tôi luôn được bố mẹ mua cho những thứ tôi thích, chơi chán tôi lại vứt đi, chẳng hề thấy tiếc. Câu chuyện của bố đã dạy cho tôi phải biết quý trọng đồ vật của mình. Biết quý trọng nó cũng là biết yêu bố mẹ, biết trân trọng tình cảm và sức lao động của bố mẹ.

4 tháng 1 2019

Đại Việt ( Việt Nam )

4 tháng 1 2019

Đại Việt ( Việt Nam )

4 tháng 1 2019

Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.

Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú.

Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.
Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu.
Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì.
Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi. 

4 tháng 1 2019

Bài tham khảo 1 - Tả cô Kiều

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh

Từ xưa tới nay, câu ca dao này vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, nghề giáo đã vận dụng câu ca dao này vào bài giảng. Ở trường em đang học cũng thế. Trong các thầy cô giáo đã dạy em thì cô Kiều là người mà em yêu mến nhất. Mỗi tiết học đều vang lên giọng nói âu yếm của cô: “Có em nào chưa hiểu bài không”? Câu nói đó thật ấm áp biết dường nào.

Cô Kiều năm nay 40 tuổi. Thân hình khá cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp. Nhờ mang đôi giày cao gót màu đen bóng nên trông cô cao hơn, bắt mắt hơn. Mái tóc cô dài, đen mượt và luôn được buộc cao gọn gàng. Khuôn mặt hình trái xoan, nổ bật với làn da trắng. Mặc dù không cần phấn son nhưng mặt cô vẫn xinh đẹp và hiền hậu lạ thường. Đó là khuôn mặt hiền từ và được pha lẫn nét khôi hài. Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn . Đôi mắt sáng thường thay đổi trông như một nhà ảo thuật. Khi vui đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao. Khi bạn nào không tập trung học thì nó trở nên nghiêm nghị thật khó tả. Cô chỉ nhìn thôi cũng đủ để cả lớp im lặng một cách nặng nề. Giọng nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm của cô đã cuốn hút chúng em vào thế giới kiến thức của cô - một thế giới vẫn còn nhiều bí ấn đang chờ đợi chúng em khám phá. Cô rất hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ như hoa. Cô nhìn càng cuốn hút hơn bởi hàm răng đều như những hạt bắp và trắng như muối biển. Cô rất thân thiện với học sinh. Cô luôn công bằng giữa bạn giỏi và bạn yếu.

Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo. Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ. Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến. Chúng em cũng rất vui khi học với cô. Học với cô thật thích biết bao.

Em rất yêu quý cô Kiều. Mặc dù giờ đây không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em sẽ ghi nhớ lời cô dạy và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cô.

4 tháng 1 2019

Âu hóa là một quá trình mà các xã hội chịu ảnh hưởng hoặc tiếp nhận văn hóa phương Tâytrong các lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, luật pháp, chính trị, kinh tế, lối sống, chế độ ăn uống, trang phục, ngôn ngữ, bảng chữ cái, tôn giáo, triết học và các giá trị.[1]

4 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

4 tháng 1 2019

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.

Giờ đây ta đã già nua ốm yếu lắm rồi. Ta kể lại chuyện này cho các cháu nghe. Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn. Có như vậy, sống ở đời mới giữ được tình cảm lâu bền.

4 tháng 1 2019

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.
Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.Giờ đây ta đã già nua ốm yếu lắm rồi. Ta kể lại chuyện này cho các cháu nghe. Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn. Có như vậy, sống ở đời mới giữ được tình cảm lâu bền.

 

4 tháng 1 2019

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

Tôi là Mạnh Tử, giờ đây đã trở thành một bậc hiền tài nổi tiếng khắp đó đây. Nhưng các bạn biết không, để có được thành công như vậy, tôi phải cảm ơn mẹ rất nhiều. Những bài họcd dầu đời mẹ dạy tôi từ lúc ấu thơ, có lẽ đi hết cuộc đời này tôi vẫn không sao quên được. 

Nhớ ngày ấy, nhà tôi ở gần nghĩa địa. Dù rất sợ ma nhưng vốn tính tò mò, một hôm tôi trốn mẹ ra nghĩa địa để xem. Tôi thấy có một đám người rất đông mặc đồ xô trắng cứ đào, lăn, chôn, khóc. Về nhà, tôi bày trò bắt chước những người kia liền bị mẹ mắng cho một trận, rồi mẹ nói: các con không thể tiếp tục ở đây được nữa!

Nhà tôi chuyển đến gần một khu chợ lớn. Tôi hàng ngày lại thấy người ta bán buôn điên đảo, liền về nhà cũng bắt chước nô nghịch làm theo. Mẹ gọi tôi vào nói:

- Con còn nhỏ, không được học đòi cách buôn bán như người ta. Vậy là nhà ta dọn đến đây cũng không hợp nữa rồi. ở đây lâu e các con hỏng mất.

Rồi mẹ lại dọn nhà đến khu trường học. Thấy các bạn nô nức đến trường, học hành chăm chỉ, tôi vội về nhà đòi mẹ mua cho sách vở để đến trường học cùng các bạn. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thấy bà chẳng phản đối gì. Một hôm đang đọc sách trong nhà, tôi nghe bên hàng xóm có tiếng lợn kêu và tiếng người hô giết lợn. Tôi bèn hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Người ta giết lợn để làm gì hả mẹ?
- Để cho con ăn đấy!
Tôi thắc mắc suốt từ sáng đến trưa không hiểu tại sao người ta lại giết lợn lấy thịt cho mình ăn. Nhưng bữa trưa hôm ấy, mẹ cho tôi ăn cơm thịt thật.
Tôi học càng ngày càng tiến bộ nhưng vẫn chưa quên thói mải chơi. Một hôm tôi bỏ học đi câu cá. Nửa buổi, tôi đã mang một xâu cá lớn về nhà nhưng không ngờ mẹ biết tôi bỏ học. Bà nhìn thẳng vào tôi rồi liền tay lấy dao cắt đứt đôi miếng vải đang nằm trên khung củi. Bà nhắc nhở:
- Con đang học mà bỏ đi chơi thì cũng như miếng vải kia đang dệt mà bị cắt đôi ra vậy!

Từ đó, tôi ngoan ngoãn không còn ham chơi nữa. Đấy! Những bài học mà mẹ dạy tôi là như thế đó. Lúc đầu tôi cũng không hiểu tại sao mẹ lại dạy tôi như vậy.
Sau này tôi mới bết, môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng vô cùng. Mẹ đã lấy chính bản thân mình làm tấm gương soi sáng. Nó giúp tôi tu chí để có được ngày hiển đạt hôm nay.

 
4 tháng 1 2019

tui ARMY chink hãng á nha11!!!!!

k và kb cux duck!!!!

4 tháng 1 2019

add đi bn