K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2022

Những âm thanh, hình ảnh về hồi ức tuổi thơ trong văn bản "Tiếng gà trưa" mà người lính đã nghe được là :

-Tiếng gà nhảy ổ

-Tiếng bà mắng

- Hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.

-Tiếng sột soạt của cái áo cánh trúc bâu
#HT

30 tháng 12 2021

Bác đến đây chơi, ta với ta.

Chữ “bác” thứ hai xuất hiện với tràn ngập sự kính trọng nhưng cũng phần nào thân thiết từ cách xưng hô bác-tôi. Tình bạn là thứ cao quý nhất mà không vật chất nào có thể thay thế được. Họ không phải những con người giàu có nhưng họ có tình bằng hữu thâm giao quý giá ngàn vạn lần thứ vật chất hời hợt. “Ta với ta”, dù trong câu hai chữ ta là hai người khác nhau nhưng thực chất họ đã hòa làm một bởi chính tình bạn cao quý của mình. Họ đến thăm nhau dựa trên tình tri kỉ gắn kết, hai linh hồn hòa hợp và không thể tách rời, luôn luôn vĩnh cửu. Bài thơ như dạy cho chúng ta một triết lý sống: phải luôn biết trân trọng và nuôi dưỡng tình bạn, hãy trải lòng với mọi người và đừng bao giờ để vật chất hủy hoại giá trị thiêng liêng của tình bạn, tình tri kỷ.

30 tháng 12 2021

từ đồng nghĩa là " nước- quốc"; " nhà- gia"

31 tháng 12 2021

- Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật chơi chữ ( dựa vào hiện tượng đồng âm của từ ). Âm thanh của tiếng chim cuốc( Cuốc cuốc) và Quốc Quốc (là tổ quốc) của từ mượn tiếng Hán. Âm thanh của tiếng chim đa đa với " Gia gia"= nhà. 

=> Tác dụng: nhấn mạnh tâm trạng nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Niềm hoài cổ về một triều đại vàng son trong quá khứ đã qua( Triều Lê). của tác giả.

30 tháng 12 2021

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, được ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”.

+ Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà, mượn hình ảnh bánh trôi để kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước và quá trình làm bánh

- Hình dáng bên ngoài: tròn, trắng

- Nguyên liệu: vỏ ngoài làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ

- Quá trình luộc : luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín.

=> Hình ảnh đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước.

* Luận điểm 2: Vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ Việt Nam.

- Tác giả mượn đặc điểm của bánh trôi để miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam:

+ Vẻ đẹp hình thể: đẹp, trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

+ Số phận: long đong, chìm nổi, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

-> Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực.

+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, thuỷ chung, son sắt:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

=> Khẳng định phẩm chất trong sạch, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…

- Ngôn ngữ thơ bình dị, mang nhiều lớp nghĩa

- Sử dụng thành ngữ, mô-típ dân gian.

c) Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.

30 tháng 12 2021

Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa cũ luôn gặp phải những sóng gió của cuộc đời. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ xuất sắc khi sử dụng một hình ảnh quen thuộc "bánh trôi nước" và đã tạo cho bạn đọc một sợi dây nối vô hình giữa những con người khác nhau, hai thời đại khác nhau đó chính là sự cảm thông: Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hai tiếng "thân em" đi vào trong văn học đã trở thành một hình tượng quen thuộc để nói về người phụ nữ, người con gái trong xã hội phong kiến. Kể đến trong ca dao:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Hay:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cầy

"Thân em" thân thuộc và thân thương. Không phải "thân chị, thân cô" mà là "thân em". Cách gọi ấy toát lên một sự nhỏ bé, một số phận thấp kém không được xem trọng trong xã hội. Và "thân em" ấy được hình dung tưởng tượng so sánh với hình ảnh bánh trôi nước. Một hình ảnh chạy xuyên suốt bốn câu thơ, Hồ Xuân Hương với con mắt nghệ sĩ của mình, tâm hồn bà mở ra đón nhận những rung động mới lạ khi làm bài thơ này. Dựa vào đặc điểm riêng biệt của bánh trôi: bên ngoài trắng và tròn mịn bởi lớp bột thơm tho nên tác giả đã ví người con gái đẹp, và nõn nà như bánh trôi. Đó là nét đẹp riêng biệt của người phụ nữ Á Đông, dịu dàng và đằm thắm biết mấy. Không những có điểm tương đồng vẻ ngoài mà bên trong đều có tâm hồng cao quý "tấm lòng son" ấy vừa là son sắc, thủy chung, trinh nguyên. Nhưng tiếc thay, thân phận phụ nữ lại "bảy nổi ba chìm với nước non". Một cách vận dụng thành ngữ (ba chìm bảy nổi) quen thuộc và lối so sánh đã hiện lên thân phận hẩm hiu, dầm mưa dãi nắng của cuộc đời. Người phụ nữ xưa không làm chủ được cuộc đời của chính họ, chính những áp bức bất công, những khổ đau và bất bình đẳng trong xã hội đã khiến họ long đong lận đận, trôi dạt trên biển đời rộng lớn và mênh mông không tìm thấy một nơi để về. Để rồi họ phó mặc cuộc đời mình cho kẻ khác:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Khi làm bánh trôi nước, thợ làm bánh có công đoạn nhào nặn bột để thành hình dạng bánh trôi. So sánh như vậy với người phụ nữ tức những số phận nhỏ bé ấy chẳng những mông lung không tìm ra phương hướng mà nó còn bị sự thô bạo phũ phàng vùi dập tấm thân, tâm hồn của họ. Hai từ "mặc dầu" như chứa đựng một sự phó mặc và bất lực của người phụ nữ trước những hành hạ về thể xác và tâm hồn. Mọi thứ khiến họ bị tổn thương. Nhưng không vì thế, mà người phụ nữ mất đi vẻ đẹp vốn có của mình:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Sau bao thử thách gian truân nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ không hề mai một. Chính kết cấu đối lập đã tạo ra một sự khác biệt giữa tấm lòng của họ và những gì họ phải trải qua và chịu đựng. Sau cùng họ vẫn giữ một thái độ kiên quyết, nhất định bảo vệ tâm hồn của mình, thứ còn sót lại duy nhất họ có thể làm chủ. Bởi lẽ, tâm hồn của mỗi người chúng ta là những vùng kì diệu vô hình chỉ chính họ mới biết tâm hồn họ cần gì, muốn gì? Họ dù bị “nặn” "bảy nổi ba chìm" nhưng họ vẫn muốn giữ lại phần tâm son sắc, trong trắng và thủy chung của mình. Đó là nét đẹp riêng biệt và cao quý nhất của người con gái, người phụ nữ Việt Nam. Hồ Xuân Hương làm bài thơ không chỉ thể hiện sự cảm thông mà còn khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu cho số phận phụ nữ thời phong kiến xưa. Tuy gian khổ, trầm luân nhưng tâm hồn họ vẫn sáng mãi, chiếu dọi cả một thời đại.

30 tháng 12 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy đã rất lâu hai người không được gặp nhau. Đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác - tôi” - cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.

30 tháng 12 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến. Tám câu thơ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy đã rất lâu hai người không được gặp nhau. Đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác - tôi” - cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được giãi bày chân thành: “Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”. Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vị về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy. Đặc biệt nhất là: “Đầu trò tiếp khách, trầu không có”. Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thơ cũng chẳng thể có để mời bạn. Điệp từ “không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” - tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, chân chính, đích thực.

30 tháng 12 2021

Số phận người phụ nữ được nói đến nhiều trong thơ ca Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, với hai nét nghĩa tả thực và ẩn dụ. Chiếc bánh trôi được nhà thơ miêu tả với màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh - luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Bánh trôi khi chín rắn hay nát là do người nặn có được khéo léo. Tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng kì công để có thể hoàn thành một bát bánh trôi hoàn hảo.

Nhưng qua hình ảnh chiếc bánh trôi, chúng ta còn thấy được một nét nghĩa khác - hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ca dao xưa cũng đã từng nhắc đến:

“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay Nguyễn Du đã từng viết:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Dù là ca dao hay trong thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng đều cho thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ. Họ là những con người tài sắc vẹn toàn, mà lại phải chịu kiếp sống long đong. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã làm rõ hơn về số phận vất vả, gặp nhiều gian truân. Thậm chí, họ còn không được tự quyết định cuộc đời của mình mà phải “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” - phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Điều đó khiến chúng ta càng thêm thương xót, đồng cảm hơn cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu thơ cuối như một lời khẳng định: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Dù cuộc đời có khổ cực, nhưng người phụ nữ vẫn luôn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc. Điều đó khiến chúng ta càng thêm cảm phục, ngưỡng mộ họ.

Như vậy, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Đây quả là một bài thơ hay, giàu ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

30 tháng 12 2021

 Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.

 

30 tháng 12 2021

lom khom, lác đác, gia gia, quốc quốc

30 tháng 12 2021

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. ... Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

30 tháng 12 2021

1. more => most

2. changed => has changed

3.to watch => watching

4. successfull => well

30 tháng 12 2021

Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.

“Bánh trôi nước” là một trong rất nhiều những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm. Bài thơ mở đầu với mô típ quen thuộc trong ca dao than thân “thân em”, vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Giống như những tiếng than trong ca dao, bài thơ cất lên như một lời bộc bạch về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực trong hai câu thơ đầu tiên:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước cũng như quy trình làm bánh được tác giả tái hiện rất cụ thể, sinh động. Bánh trôi có màu trắng tinh khiết của bột nếp, được nhào nặn tròn trịa rất xinh xắn, khi cho vào nước nguội bánh chìm xuống, nhưng đến khi nước sôi lên, bánh chín sẽ nổi trên mặt nước. Bánh trôi vốn là loại bánh dân dã, bình dị thân thuộc với đời sống con người nhưng qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của nữ sĩ họ Hồ bỗng được gắn với vẻ đẹp và cuộc đời của người phụ nữ. Cũng giống như chiếc bánh trôi kia, người phụ nữ cũng mang vẻ đẹp trắng trẻo, tròn đầy, trong trắng, phúc hậu. Điệp từ “vừa” được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà còn cho thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay, rất hiếm khi người phụ nữ dám bạo dạn, tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình như thế, đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm ấy, đáng lí ra, người phụ nữ phải được nâng niu và hưởng hạnh phúc, thể nhưng xã hội phong kiến bất công đã không cho họ có được điều ấy. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” gợi liên tưởng đến cuộc đời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình.

Chính vì cuộc đời nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho nên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân cùng sự khẳng định tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Giống như chiếc bánh trôi kia không được làm chủ số phận của mình, rắn nát hay đẹp đẽ đều do bàn tay của người nặn, người phụ nữ cũng không tự quyết định được số phận của mình. Cặp từ đối lập “rắn – nát” được đảo cấu trúc đặt đặt lên đầu câu nhằm nhấn mạnh những sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những thiết chế phong kiến khắt khe với quan niệm trọng nam khinh nữ, đạo lí tam tòng tứ đức đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do, hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình mà phải sống và phụ thuộc vào người khác, họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận lấy. Thế nhưng, điều đáng quý, đáng trân trọng nhất ở người phụ nữ đó là phẩm chất bên trong của họ. “Tấm lòng son” chính là hình ảnh hoán dụ cho tấm lòng thủy chung, son sắt, trong sáng của người phụ nữ. Dù bị chà đạp bất công nhưng người phụ nữ vẫn giữ được giữ được nét đẹp tâm hồn của mình, cũng giống như những chiếc bánh trôi kia, dù rắn hay nát, chìm hay nổi thì vẫn không thể thay đổi hương vị của chiếc bánh. Hai từ “mặc dầu – mà em” trong hai câu thơ cho thấy sự cố gắng vươn lên số phận để bảo toàn nhân cách của người phụ nữ. Vẻ đẹp nhân phẩm ấy thật đáng trân trọng, ngợi ca!

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

30 tháng 12 2021

bạn chép mạng ko