K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Bài đọc:

     Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

     Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

      Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

     Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

          (Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

0
DT
8 tháng 4

Thể thơ tự do.

DA-NI là j

7 tháng 4
Là thức ăn uống đã nấu chín bị biến chất và có mùi khó chịu.
7 tháng 4

nghĩa có từ thiu là thức ăn để lâu ngày khiến nó bị biến chất, có mùi lạ

7 tháng 4

Trong thời kì hòa bình ngày nay, lòng yêu nước không chỉ được thể hiện qua các hành động lớn lao như tham gia vào các hoạt động tình nguyện xã hội, bảo vệ môi trường, hay góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội, mà còn bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt hàng ngày của mỗi người.

Một cách phổ biến để thể hiện lòng yêu nước là bằng việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật, cũng như các quy định và nếp sống cộng đồng. Việc tham gia vào các chiến dịch vệ sinh môi trường, giữ gìn cơ sở hạ tầng công cộng, và duy trì vệ sinh cá nhân là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, sự hiểu biết và tôn trọng văn hóa, lịch sử của đất nước cũng là một phần không thể thiếu trong việc thể hiện lòng yêu nước. Sự tự hào về những thành tựu và giá trị văn hóa của quốc gia, cũng như việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ là những cách mà mỗi người có thể đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng yêu nước và phát triển bền vững.

Cuối cùng, việc thể hiện lòng yêu nước cũng đồng nghĩa với việc thấu hiểu, đồng cảm và hỗ trợ những người khác trong cộng đồng, đặc biệt là những người gặp khó khăn hoặc bất hạnh. Tinh thần đoàn kết và sự chia sẻ trong xã hội là những yếu tố quan trọng giúp củng cố lòng yêu nước và tạo ra một môi trường sống hòa bình và phồn thịnh cho tất cả mọi người.

8 tháng 4

bạn ơi đây là đoạn văn ko phải bài văn ak

 

DT
7 tháng 4

Dàn ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu hiện tượng học sinh chưa đến tuổi vị thành niên nhưng tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe máy điện khá phổ biến.

- Nêu tác hại của hiện tượng này.

II. Thân bài:

1. Nguyên nhân:

- Do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông của học sinh và phụ huynh.

- Do tâm lý thích thể hiện bản thân của học sinh.

- Do sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường.

- Do nhu cầu đi lại của học sinh ngày càng cao.

2. Biểu hiện:

- Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi.

- Không đội mũ bảo hiểm.

- Đi xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng.

- Đi ngược chiều, lấn sang làn đường ngược chiều.

- Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

3. Hậu quả:

- Gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân và người khác.

- Gây mất an ninh trật tự giao thông.

- Gây ảnh hưởng đến tâm lý của gia đình và xã hội.

4. Giải pháp:

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục luật giao thông cho học sinh.

- Nâng cao vai trò quản lý của gia đình và nhà trường.

- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại tác hại của hiện tượng học sinh chưa đến tuổi vị thành niên tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe máy điện.

- Kêu gọi mọi người chung tay đẩy lùi hiện tượng này.

IV. Suy nghĩ:

Hiện tượng học sinh chưa đến tuổi vị thành niên tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe máy điện là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh.

- Hiện tượng học sinh chạy xe máy khi chưa đủ tuổi đang dần trở nên phổ biến bởi:

+ Các bạn học sinh thiếu nhận thức về việc điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi. 

+ Muốn thể hiện trước mặt bạn bè khi sử dụng xe máy của bố mẹ. 

- Hậu quả: 

+ Trên cả nước xảy ra rất nhiều sự việc tai nạn xe máy giữa các học sinh thậm chí có rất nhiều tai nạn thương tâm khiến các em đánh mất sinh mệnh của mình. 

+ Việc sử dụng xe máy khi chưa hoàn toàn hiểu hết về nó có thể gây nguy hiểm cho các em và cả những người sử dụng phương tiện khác. 

- Phương hướng giải quyết: 

+ Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi

+ Về phía gia đình nên cân nhắc trước khi cho con em điều khiển xe máy. 

+ Bản thân mỗi em học sinh phải tránh được suy nghĩ đua đòi cùng bạn bè, nhận thức rõ hậu quả và trách nhiệm pháp lý của mình khi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi

=> Bài học nhận thức 

Mik cần lập dàn ý theo chi tiết theo mẫu:

* Giải thích 

* Biểu hiện

* Nguyên nhân 

* Tác hại

* Khắc phục 

* Bài học bản thân