Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác.
" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"
Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Sau bao khát khao mong ước, hôm nay người con ấy có cơ hội được viếng lăng Bác, nỗi xúc động, nghẹn ngào thốt lên thành tiếng như thoả lòng mong mỏi gặp Bác bấy lâu. Nơi miền Nam xa xôi, người con ấy mang cả trái tim của hàng triệu đồng bào miền Nam đang dõi theo người, ấm áp biết bao. Đứng trước lăng là hàng tre xanh bát ngát trong sương mai buổi sớm, hàng tre ấy vẫn hiên ngang, đứng bên người, chở che cho người.
" Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Từ cảm xúc khi đứng trước lăng, tác giả bồi hồi nghĩ về con dân đất Việt, những con người Việt Nam anh dũng, kiên trung, cây tre là biểu tượng là hồn cốt của dân tộc Việt. Người Việt Nam vẫn luôn sáng ngời bởi sự gắn bó bền chặt, ý chí kiên cường, dẫu bão táp mưa sa, dẫu đất cằn sỏi đá vẫn hiên ngang, ngạy thẳng, thủy chung. Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Theo dòng người, vào viếng lăng Bác, tác giả lại càng thương nhớ xúc động hơn bao giờ hết.
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài " đi "bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
Bác vẫn ở đấy thôi, chúng con từ khắp mọi miền đến bên người. Ngày ngày những dòng người vào thăm Bác trong niềm xúc động, nhớ thương khôn nguôi. Niềm yêu thương ấy kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người. Cuộc đời dân tộc nở hoa dưới nhân cách và công lao vĩ đại của Người. Bác đã hiến trọn bảy mươi chín mùa xuân đẹp đẽ nhất cho dân tộc cho cách mạng, Bác đã làm nên mùa xuân mới cho đất nước, cho muôn dân.
Càng vào trong lăng, nỗi nghẹn ngào lại càng khó tả, càng mãnh liệt khôn nguôi khi bắt gặp hình ảnh người:
" Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
……
Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Bác đang yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu giữa một vầng trăng hiền dịu, ánh trăng như Bác vậy, luôn ấm áp và dịu dàng, là kẻ tri âm tri kỉ với Người. Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương. Dẫu biết rằng Bác như bầu trời xanh kia vậy, luôn mãi mãi trường tồn, khắc sâu trong trái tim của muôn người, nhưng thực tại cũng khiến tác giả không khỏi đau lòng được. Không buồn sao được, không thổn thức, tiếc thương sao được khi bầu trời xanh của dân tộc đã ra đi mãi mãi. Tiếng thơ cất lên sao mà nhói lòng, mà thổn thức đến vậy. Càng bên Bác, tình cảm lại càng dạt dào, càng bứt rứt, quyến luyến chẳng muốn rời xa. Từng phút giây thiêng liêng được bên Người là khoảnh khắc quý báu và đáng trân trọng nhất, khi nghĩ đến việc phải xa Người lại không thể ngăn được những dòng nước mắt nuối tiếc, bịn rịn.
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Ước nguyện giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người. Từ " muốn làm" lặp đi lặp lại như diễn tả nỗi khát khao khôn nguôi được ở lại với Người, được bên Người thật lâu. Là con chim cất cao tiếng hót giữa bầu trời thanh bình, là đoá hoa toả hương ngào ngạt, là cây tre trung hiếu canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Mong ước ấy đâu chỉ riêng của Viễn Phương mà còn là tiếng lòng, là khát khao, ước nguyện của tất cả mọi người còn trên đất nước này gửi đến Bác.
"Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại", hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.
*Hạnh phúc của anh thanh niên là :
-Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.
- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
=> Anh có lí tưởng sống đẹp, là người yêu gia đình, nhiệt tình cống hiến cho đất nước , đồng thời anh cũng là người rất khiêm tốn, vô tư, đáng yêu.
*Với em , hạnh phúc đơn giản chỉ là khi :
- Được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy cây hoa hồng em trồng nở rộ trước hiên nhà,…
- Cảm xúc:
+ Tư thế đối diện trực tiếp
+ “Mặt” là khuôn mặt của tri kỉ; quá khứ - hiện tại, thủy chung – vô tình;
+ “Rưng rưng” nỗi xúc động chân thành, nghẹn ngào.
+ Kỉ niệm ùa về (cấu trúc song hành, liệt kê): bất ngờ
- Suy ngẫm, triết lí:
+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” quá khứ thủy chung
+ “Im phăng phắc” nhân hóa: nghiêm khắc cảnh tỉnh; bao dung độ lượng
+ “Giật mình”: thức tỉnh, ăn năn để tự nhắc mình thay đổi
=> Tác giả gửi gắm lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí uống nước nhớ nguồn ân nghĩa, thủy chung
*Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh , đáo để nhưng lại thương cha hết mực :
-Nó cất gọi tiếng cha đúng lúc cha nó phải lên đường.Nó chạy lại ôm hôn cha của nó.Những giọt nước mắt chảy ướt đẫm trên cằm , chảy đầm đìa trên má.
-Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Xét cho cùng , bé Thu cũng chỉ vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng.Chính thái độ ương ngạnh , ngang bướng đó lại là biểu hiện vô cùng tuyệt vời của tình cha con giữa bé Thu và Ông Sáu.
Phương Định:
Tâm hồn :
*Nhạy cảm , mơ mộng
-Là cô giá trẻ người Hà Nôi , từng có 1 thời học sinh hồn nhiên , vô tư
-Hay nhớ về kỉ niệm.( Kỉ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt : chỉ 1 cơn mưa đã vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô...)=> nó vừa là khao khát , vừa là động lực bền vững động viên cô trên chiến trường mặt trận.
-Nhạy cảm : thường quan tâm đến hình thức ( tự đánh giá mình là một cô gái khá) biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng tỏ ra kín đáo , tưởng như kiêu kì.
-Hay mơ mộng , tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống , kể cả công việc đầy nguy hiểm. => Nó như thách thức tinh thần của con người để rồi lúc vượt qua, chiến thăng nó cô cảm thấy thú vị.
*Hồn nhiên , yêu đời:
-Thích hát , thuộc rất nhiều bài hát , thậm chí còn bịa ra lời mà hát .
-Dưới cơn mưa đá , cô vui thích cuống cuồng , say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
*Phẩm chất anh hùng :
-Có tinh thân trách nhiệm với công việc
-Dũng cảm , gan dạ
-Bình tĩnh , tự tin , tự trọng.
+Khi thực hiện nv phá bom . ban đầu cô cảm thấy căng thăng , hồi hộp nhưng cảm thấy có ánh mắt của đồng đọi chiến sĩ dõi theo , lòng tự trong của cô đã chiến thắng cả bom đạn.
-Thương yêu đồng đội của mình :
+Chăm sóc Nho chu đáo
+Hiểu rõ tâm trạng của chị Thao khi Nho bị thương dù Thao đã cố che dấu điều đó bằng cách hát.
+Quý trọng và cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
=> Sự khốc liệt trong chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối , hồn nhiên thành bản lĩnh kiên cường của một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
-Nét điệu đà , hồn nhiên , đáng yêu của cô càng tôn thêm dáng vẻ dễ thương của cô Thiếu niên xung phong dũng cảm , gan dạ.
-Phương Định cũng như Nho và Thao là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
1. Hoàn cảnh:
- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.
- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).
Tình huống truyện
- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già. Đánh giá khách quan
- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.
- Thoạt đầu, có vẻ như nhan đề của truyện không có gì thật gắn bó với nội dung của truyện. Và chỉ gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh những ngôi sao mới xuất hiện trong những cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định, ngôi sao trên bầu trời thành phố.
- Ánh đèn điện như những vì sao lung linh trong xứ sở thần thiên của những câu chuyện cổ tích.
+ Biểu hiện cho cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của những cô gái thành phố.
+ Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn, tất cả như trở nên xa vời.
+ Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy.
- Và phải chăng vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy. Và chúng lại ''xa xôi'', vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế.
Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi là một tác phẩm có nhan đề hay, nhan đề này vừa có những hình ảnh với ý nghĩa cụ thể, đồng thời những hình này cũng mang những ý nghĩa ẩn dụ vô cùng sâu sắc.
Những ngôi sao xa xôi gợi cho người đọc hình ảnh về những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời quê hương của nhân vật chính trong câu chuyện – Phương Định. Và đây là hình ảnh trong trí nhớ của cô, gắn liền với tuổi thơ bên gia đình vô cùng ấm áp và hạnh phúc. Những kí ức đẹp đẽ luôn hiện lên trong tâm trí Phương Định cho thấy dù cho hoàn cảnh chiến tranh có tàn khốc đến đâu, thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn luôn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng trong tâm hồn của mình. Đồng thời, qua đây, ta cũng thấy được tình yêu thương, gắn bó với quê hương của những cô gái làm thanh niên xung phong.
Qua nhan đề này, ta còn thấy được sự lấp lánh của ba cô gái thanh niên thời kháng chiến chống Mĩ. Dù chiến tranh có khốc liệt đến đâu, dù bom đạn có dội xuống tuyến đường Trường Sơn tàn khốc như thế nào, thì ba cô gái vẫn như những ngôi sao lấp lánh trên đỉnh cao Trường Sơn, sao tuy ở xa nhưng lại gần gũi và luôn khiến con người ở mọi thời đại đều cảm phục, thương yêu.
Tên tác phẩm gợi lên những xúc cảm lãng mạn trong thời cách mạng oai hùng, làm giảm bớt đi phần nào những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra.
Đồng thời, Những ngôi sao xa xôi cũng góp phần thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như chủ đề của câu chuyện đó là đề cao chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam thời cứu nước
Bài làm:
Nhan đề Những ngôi sao xa xôi như muốn gợi nhớ về những ngôi sao trong trí nhớ của nhân vật Phương Định, đó là khoảng thời gian yên bình, hạnh phúc và ấm áp khi cô gái trẻ được sống trong tình thương của gia đình. Điều này cho thấy tấm lòng của cô luôn luôn hướng về gia đình, về nơi chôn rau cắt rốn.
Những ngôi sao xa xôi còn là biểu tượng cho tâm hồn hết sức tươi trẻ, lãng mạn và mơ mộng của những cô gái thành phố đi là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Đây cũng là biểu hiện cho những khát vọng hết sức giản dị của những tâm hồn thiếu nữ, ước mơ về một cuộc sống êm ả, thanh bình. Điều này đối lập hoàn toàn với hình ảnh chiến tranh khốc liệt, không khí bom đạn bàng hoàng, tất cả những thứ tàn khốc này dường như đều trở nên lu mờ trước những ước mơ vô cùng tươi đẹp của các cô gái. Ánh sáng của những vì sao có thể không rực rỡ và chói lòa được như mặt trời, không sáng tỏ được như mặt trăng, phải thật sự để tâm mới có thể nhận ra ánh sáng tinh khôi của những vì sao. Qua đây, tác giả dường như muốn nói rằng vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong cũng giống như vẻ đẹp của những ngôi sao trời, phải thật chăm chú quan sát, cảm nhận thì mới thấy được những vẻ đẹp đáng được trân quý toát ra từ sâu trong tâm hồn họ.
Nhan đề của tác phẩm còn muốn nói lên rằng, ba cô gái đi làm thanh niên xung phong giống như những ngôi sao sáng trên bầu trời vô cùng rộng lớn, tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn toả sáng lấp lánh một cách diệu kì. Và họ càng tỏa sáng hơn nữa khi tràn đầy nhiệt huyết để luôn hoàn thành nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ. Sự tỏa sáng của họ khiến người dân Việt Nam bao đời đều cảm thấy khâm phục.
Không những thế, nhan đề còn như một lời khẳng định về vẻ đẹp tâm hồn của những thanh niên trẻ Việt Nam, đồng thời ca ngợi những phẩm chất đáng quý đó. Người Việt Nam luôn sẵn sàng đứng lên, tỏa sáng như những vì sao lấp lánh để chiến đấu bảo vệ sự tự do, độc lập của dân tộc.
Dù là một câu chuyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, song, nhan đề của tác phẩm khiến cho người đọc không có cảm giác về sự ác liệt cũng như mất mát của cuộc chiến. Người đọc chỉ thấy ánh lên những niềm tin, những tia hi vọng lấp lánh như những vì sao trời, những tia hi vọng, những niềm lạc quan về một tương lai tươi sáng – ngày mà đất nước được hoàn toàn độc lập. Và sự lạc quan toát ra ngay từ nhan đề chính là ẩn ý sâu sắc của nhà văn Lê Minh Khuê khi đặt tiêu đề Những ngôi sao xa xôi cho tác phẩm của mình.
Nói tóm lại, qua nhan đề này, tác giả Lê Minh Khuê muốn làm nổi bật tâm hồn mơ mộng, trong sáng của những cô gái trẻ, đồng thời cũng muốn ca ngợi tinh thần dũng cảm của các cô gái trong cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ vì độc lập dân tộc. Các cô gái đã hi sinh cả tuổi thanh xuân trên tuyến đường Trường Sơn tàn khốc – đây cũng là biểu tượng, là hình ảnh đẹp tượng trưng cho cả một thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng anh dũng thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.