Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Cụm danh từ là một cụm từ được ghép bởi một danh từ phụ và một danh từ chính. VD: Mẹ bạn Lan. Mẹ là danh từ chính, bạn Lan là danh từ phụ.
Cụm động từ là cụm từ được ghép bởi một danh từ hay tính từ để miêu tả đặc điểm của động từ chính trong cụm từ. VD: chạy nhanh. Chạy là động từ chính, nhanh là tính từ miêu tả tốc độ của hành động chạy.
Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Lời Bác Hồ khuyên (ko chép mạng 100%)
Bác Hồ khuyên chúng em
Ngày ngày luôn cố gắng
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuổi lớn làm việc to
Ai ai cũng chăm chỉ
Làm việc tốt cho đời
Bạn ơi chớ chơi bời
Là phụ lòng Bác đấy
Bác làm tấm gương soi
Chúng mình học theo nhé!
Bây giờ học thật tốt
Sau này làm thật chăm
Bác Hồ chỉ mong sao
Chúng ta luôn cố gắng
Ai cũng thật cần cù
Ai cũng thật thông minh
Mong sao ai cũng xứng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Lưu Nguyễn Hà An
( mik rất thick làm thơ nên chọn thơ 5 chữ nhé, 1000000000% ko copy mạng vì mik rất yêu Bác Hồ)
Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".
Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.
Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành con ngoan trò giỏi
Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay viết về đề tài quê hương, đất nước. Cây bút tài hoa Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ lục bát để khắc họa nên phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Mỗi câu thơ khiến không chỉ bản thân em mà người đọc như được chìm đắm trong kí ức về tuổi thơ, về hình ảnh thân thương quen thuộc của quê hương xứ sở. Những điều tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt” hiện lên thật sinh động, rõ nét. Đi kèm với những điều thân thuộc là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù không quản ngại gian khó, nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Với tình yêu quê hương nồng nàn, tác giả còn kể cho người đọc câu chuyện về truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam nhỏ bé luôn phải kiên cường chống âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm. Và dù trải qua bao năm tháng thăng trầm, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Lớp lớp anh hùng đã xuất hiện, đứng lên lãnh đạo nhân dân, bảo vệ đất nước. Cách truyền tải thông điệp về niềm tự hào dân tộc ấy thật đặc biệt nhưng cũng rất giản gị, chân chất. Nhà thơ tiếp tục viết về những phẩm chất tốt đẹp, về tinh thần kiên cường, bất khuất và những đau thương của con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam luôn tình nghĩa, thủy chung, sắt son. Chi tiết "tay người như có phép tiên” nói về bàn tay lao động chăm chỉ của nhân dân tự tạo nên những vật chất, của cải... Niềm tự tôn dân tộc lúc này được nhà thơ bộc lộ qua sự cảm phục, yêu mến và tự hào đối với đôi bàn tay khéo léo, đầy tài hoa của những con người lao động chân chất, thật thà. Chỉ ai có niềm tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam mới có thể viết nên áng thơ hay như Việt Nam quê hương ta.
Em và Ngọc là đôi bạn thân. Chúng em cùng gần nhà nhau và cùng học chung một lớp năm. Thế nhưng chỉ vì một sự hiểu lầm mà suýt mất đi tình bạn ấy.
Tối hôm ấy, cuộc sinh nhật của bạn diễn ra rất vui. Lúc em ngẩn đầu lên thì đêm đã về khuya. Đôi mắt em díp lại thì cho nhận ra ngày mai ngày mai có tiết kiểm tra mà em chưa kịp ôn. Em nghĩ mai ôn cũng được rồi đánh một giấc ngon lành.
Sáng hôm sau, em thức dậy muộn, cuống cuồng tới lớp. Trong lòng em thấy lo lắng vô cùng. Vừa tới nơi, tiếng trống trường vang lên, em vội vã bước vào lớp, trong lòng không yên. Thế rồi giờ kiểm tra cũng đã đến, cô giáo ghi đề bài lên bảng. Nhìn câu hỏi, mắt em hoa lên , trống ngực đập thình thịch vì em chưa kịp ôn. Nhưng em đã có cách. Em lấy một mảnh giấy, viết lên dòng chữ: “ Giúp mình bài này với . “, Rồi đẩy nhẹ tờ giấy sang phía Ngọc trong sự mong chờ. Ít phút sau, Ngọc đấy nhẹ tờ giấy sang em. Em vui vẻ đó lấy tờ giấy, nhưng bên trong chỉ vẻn vẹn bốn chữ : “ Bạn tự làm đi. “ Mắt em hoa lên. Em liếc mắt sang Ngọc với sự giận dữ. Em thầm nghĩ bạn thật ích kỷ và mình không chơi với bạn nữa.
Sáng hôm sau, em thức dậy muộn, cuống cuồng tới lớp. Trong lòng em thấy lo lắng vô cùng. Vừa tới nơi, tiếng trống trường vang lên, em vội vã bước vào lớp, trong lòng không yên. Thế rồi giờ kiểm tra cũng đã đến, cô giáo ghi đề bài lên bảng. Nhìn câu hỏi, mắt em hoa lên , trống ngực đập thình thịch vì em chưa kịp ôn. Nhưng em đã có cách. Em lấy một mảnh giấy, viết lên dòng chữ: “ Giúp mình bài này với . “, Rồi đẩy nhẹ tờ giấy sang phía Ngọc trong sự mong chờ. Ít phút sau, Ngọc đấy nhẹ tờ giấy sang em. Em vui vẻ đó lấy tờ giấy, nhưng bên trong chỉ vẻn vẹn bốn chữ : “ Bạn tự làm đi. “ Mắt em hoa lên. Em liếc mắt sang Ngọc với sự giận dữ. Em thầm nghĩ bạn thật ích kỷ và mình không chơi với bạn nữa.
Đi bên Ngọc , nghĩ lại câu chuyện xảy ra, em thấy mình thật đáng trách. Từ đấy chúng em hiểu và gắn bó với nhau hơn . Đó là một kỷ niệm đáng nhớ với em và Ngọc. Giờ đây, tuy mỗi đứa một lớp nhưng chúng em vẫn mãi là bạn tốt của nhau.
Từ "cờ" trong hai câu sau thuộc trường hợp từ đồng âm.
+ "Cờ" trong câu thứ nhất là chỉ một mảnh vải với thiết kế đặc biệt và được sử dụng như một nghi trượng, thiết bị truyền tín hiệu hoặc để trang trí.
+ "Cờ" trong câu thứ hai chỉ số lần chơi một loại cờ của hai người.
câu 1 là LÁ CỜ THUỘC TRƯỜNG HỢP LÀ NIỀM VINH DANH CUẢ TỔ QUỐC ,TƯỢNG TRƯNG CHO GÌ ĐÓ
câu 2 VÁN CỜ LÀ CÁC LOẠI CỜ NHƯ cờ vua , cờ cá ngựa ... .CÒN ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ MÓN ĐỒ CHƠI VỚI TIỀN , HOẶC LÀ CHƠI cho vui
nhớ kết bạn nha
❤