Các bn giúp mk vs , câu này mk cũng biết một ít nhưng mk vẫn muốn tham khảo thêm.
Hãy lí giải về cái lẽ thường tình trong khổ thơ :
Đêm nay bác ngồi đó
Đêm nay bác ko ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Hiện nay có rất nhiều thầy cô thường than phiền rằng học sinh bây giờ lười đọc sách. Dường như văn hóa đọc không còn hấp dẫn các em. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi vì các trò chơi trên mạng có sức lôi cuốn các em hơn nhiều so với ngồi ôm một cuốn sách để đọc.
Thực ra học sinh bây giờ rất thông minh. Các em có thể nói tiếng Anh và sử dụng máy tính rất giỏi. Thế nhưng đôi khi kiến thức về các sự kiện tiêu biểu thì các em lại mơ hồ. Thói quen đọc sách đang dần dần mất đi. Dường như các em ít khi nghiền ngẫm các chi tiết, hay đọc đi đọc lại những đoạn tâm đắc. Trong khi chính những thói quen ấy hình thành tâm hồn nhân cách con người.
Nhớ ngày xưa thời đi học chúng tôi truyền tay nhau từng cuốn sách để đọc. Nhiều đoạn văn câu thơ hay thường chép ra những cuốn sổ tay. Rồi phần thưởng của học sinh giỏi ngày ấy thường là những cuốn sách hay. Mỗi khi đọc sách tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi có thể khóc trước một nhân vật bất hạnh hay cũng có thể mạnh mẽ lên rất nhiều khi đọc các cuốn truyện. Cũng nhờ đọc sách mà tôi biết sống yêu thương và vị tha hơn.
Người ta bây giờ thường đổ không có thời gian để đọc sách. Điều này không phải không có lí. Các em bây giờ phải học với lượng kiến thức khổng lồ. Nào là học trên lớp, học thêm ở trường, học ở nhà thầy cô... Dường nhứ các em chẳng còn thời gian. Do vậy khi rảnh rỗi các em chỉ muốn tìm đến các kênh truyền hình giải trí hay chơi game là điều dễ hiểu.
Vậy làm thế nào để các em ham đọc sách? Làm thế nào để các em tìm đến văn hóa đọc? Theo tôi cần thực hiện một số quá trình sau:
Thứ nhất, cha mẹ phải khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ. Cần chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ cũng có thể đọc sách cùng con. Cha mẹ ham đọc sách thì con sẽ bắt chước theo. Các gia đình có điều kiện có thể lập những tủ sách để các em đọc và tham khảo thêm. Đọc sách ngay từ nhỏ sẽ làm tâm hồn các em càng thêm trong sáng.
Thứ hai, thầy cô cần là người truyền cảm hứng đọc đến cho các em. Làm sao phải thổi được vào tâm hồn học sinh lòng say mê đọc sách. Làm sao để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, từ đó mới nảy sinh nhu cầu đọc. Thầy cô khuyến khích các em tìm đến với sách là giải pháp giúp các em ngoan hơn.
Thứ ba, ở các thư viện trường học phải luôn trưng bày, giới thiệu những cuốn sách mới, hay nhằm thu hút độc giả. Có thể tổ chức các cuộc thi kiểu như Rung chuông vàng, Kể chuyện Bác Hồ, Hái hoa kiến thức hay kể về cuốn sách mà em yêu mến nhất... để các em tham gia. Các thủ thư phải luôn tìm ra những giải pháp để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc.
Thứ tư, các tác phẩm hay phải được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc tự các em sẽ yêu thích việc đọc sách. Một tác phẩm hay khi đọc học sinh sẽ biết rung cảm trước cái hay cái đẹp. Từ đó các em sẽ biết chắt lọc ra cái hay, cái thiện, chối bỏ cái xấu xa để hoàn thiện mình.
Như vậy để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực của nhiều người mới thành công. Hãy bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho các em bắt đầu từ những trang sách
Thực ra học sinh bây giờ rất thông minh. Các em có thể nói tiếng Anh và sử dụng máy tính rất giỏi. Thế nhưng đôi khi kiến thức về các sự kiện tiêu biểu thì các em lại mơ hồ. Thói quen đọc sách đang dần dần mất đi. Dường như các em ít khi nghiền ngẫm các chi tiết, hay đọc đi đọc lại những đoạn tâm đắc. Trong khi chính những thói quen ấy hình thành tâm hồn nhân cách con người.
Nhớ ngày xưa thời đi học chúng tôi truyền tay nhau từng cuốn sách để đọc. Nhiều đoạn văn câu thơ hay thường chép ra những cuốn sổ tay. Rồi phần thưởng của học sinh giỏi ngày ấy thường là những cuốn sách hay. Mỗi khi đọc sách tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi có thể khóc trước một nhân vật bất hạnh hay cũng có thể mạnh mẽ lên rất nhiều khi đọc các cuốn truyện. Cũng nhờ đọc sách mà tôi biết sống yêu thương và vị tha hơn.
Người ta bây giờ thường đổ không có thời gian để đọc sách. Điều này không phải không có lí. Các em bây giờ phải học với lượng kiến thức khổng lồ. Nào là học trên lớp, học thêm ở trường, học ở nhà thầy cô... Dường nhứ các em chẳng còn thời gian. Do vậy khi rảnh rỗi các em chỉ muốn tìm đến các kênh truyền hình giải trí hay chơi game là điều dễ hiểu.
Vậy làm thế nào để các em ham đọc sách? Làm thế nào để các em tìm đến văn hóa đọc? Theo tôi cần thực hiện một số quá trình sau:
Thứ nhất, cha mẹ phải khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ. Cần chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ cũng có thể đọc sách cùng con. Cha mẹ ham đọc sách thì con sẽ bắt chước theo. Các gia đình có điều kiện có thể lập những tủ sách để các em đọc và tham khảo thêm. Đọc sách ngay từ nhỏ sẽ làm tâm hồn các em càng thêm trong sáng.
Thứ hai, thầy cô cần là người truyền cảm hứng đọc đến cho các em. Làm sao phải thổi được vào tâm hồn học sinh lòng say mê đọc sách. Làm sao để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, từ đó mới nảy sinh nhu cầu đọc. Thầy cô khuyến khích các em tìm đến với sách là giải pháp giúp các em ngoan hơn.
Thứ ba, ở các thư viện trường học phải luôn trưng bày, giới thiệu những cuốn sách mới, hay nhằm thu hút độc giả. Có thể tổ chức các cuộc thi kiểu như Rung chuông vàng, Kể chuyện Bác Hồ, Hái hoa kiến thức hay kể về cuốn sách mà em yêu mến nhất... để các em tham gia. Các thủ thư phải luôn tìm ra những giải pháp để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc.
Thứ tư, các tác phẩm hay phải được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc tự các em sẽ yêu thích việc đọc sách. Một tác phẩm hay khi đọc học sinh sẽ biết rung cảm trước cái hay cái đẹp. Từ đó các em sẽ biết chắt lọc ra cái hay, cái thiện, chối bỏ cái xấu xa để hoàn thiện mình.
Như vậy để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực của nhiều người mới thành công. Hãy bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho các em bắt đầu từ những trang sách.
k cj nha em
Câu 1: sáng tác tác phẩm, bài thơ nhằm khích lệ mọi người đọc sách.
Dưới đây là một số bài thơ hay về đọc sách VnDoc đã sưu tầm, các bạn có thể tham khảo để lấy cảm hứng viết bài.
Đọc Sách
Miệt mài từng chữ tới từng chương
Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý
Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương
Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ
Đọc trên xuống dưới chớ ương ương
Đọc xong ôm sách vào lòng xiết
Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường
Bài 2
Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo
Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn
Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai
Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng
Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách
Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua
Sưu tầm
Câu 2: Nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc em sẽ:
Vận động người thân trong gia đình làm thẻ thư viện mượn sách đọc trong thời gian nhàn rỗi.
Tìm đọc những cuốn sách hay có tại thư viện trường sau đó giới thiệu cho bạn bè cùng đọc.
Rủ các bạn thường xuyên đến thư viện tìm sách đọc.
Tích cực tham gia các hoạt động đọc sách báo do nhà trường tổ chức như ngày hội đọc sách, cuộc thi kể chuyện theo sách.
Cùng các bạn thường xuyên đến nơi nhiều sách để mua hay mượn về đọc như đến thư viện trường, các nhà sách trên địa bàn.
Giúp cô thư viện trường hướng dẫn các bạn tìm sách đọc, giữ gìn bảo quản sách và sắp xếp lại sách ở thư viện trường.
Tìm đọc những cuốn sách mới, những câu chuyện hay trong sách để kể lại cho các bạn.
Giúp cô thư viện trường trưng bày sách, giới thiệu những cuốn sách mới, trang trí làm mới, làm đẹp thư viện để thu hút các bạn đến đọc sách nhiều hơn.
Đọc sách là một công việc ý nghĩa, các bạn nên rèn luyện thói quen đọc sách. Việc rèn luyện thói quen đọc sách sẽ giúp bạn rất nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống đấy. Ngoài cuộc thi Viết về cuốn sách mà em yêu thích, hiện nay cuộc thi viết về Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu cũng đang dược các em học sinh hưởng ứng nhiệt liệt, các bạn có thể xem thêm bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu để cùng xem thể lệ dự thi và cách làm bài dự thi sao cho tốt nhé.
Mấy năm nay, đời sống văn hóa ở TP HCM chứng kiến một tình hình dường như mâu thuẫn này: Trong khi dư luận xã hội chưa hết than phiền về sự sa sút của văn hóa đọc thì ngày càng có nhiều cơ sở làm sách được thành lập và từng bước khẳng định thương hiệu qua những sản phẩm có chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức.
Đóng góp vào sự khởi sắc đó có tiếng nói của những cây bút tích cực quảng bá cho văn hóa đọc mà tôi thường không bỏ lỡ những bài viết của họ: Phan Trọng Hiền (Biên Hà), Dương Thành Truyền (Duyên Trường), Trần Vương Thuấn (Thục Linh), Nguyễn Minh Hải (Trúc Giang)… Tuy không phải là những nhà phê bình chuyên nghiệp, bên cạnh công việc chính ở các cơ quan văn hóa, họ vẫn dành thời gian dõi theo sự ra đời và đường đi của những cuốn sách để cổ vũ cho một đời sống văn hóa có chiều sâu.
Cuốn "Sách trong cuộc đời" (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP HCM, quý II/2017), tập hợp những bài viết của Nguyễn Minh Hải về cùng chủ đề trên các báo ở TP HCM 15 năm qua, là kết quả của hoạt động âm thầm mà bền bỉ đó.
Có thể nói, đây là những câu chuyện của một người yêu sách cất lên tiếng nói chân thành và thẳng thắn của mình về một số hiện tượng trong sáng tác, xuất bản và tiếp nhận văn học. Trước hết là những câu chuyện có ý nghĩa mà tác giả rút ra từ việc cảm thụ một số tác phẩm của Nam Cao, Mạnh Phú Tư, Sơn Nam, Nguyễn Huy Thiệp, An Chi…; hay quan sát những sinh hoạt thường ngày như tặng sách, mua bán sách cũ, quảng cáo sách mới, đưa sách về nông thôn…
Tôi thật sự thú vị khi đọc những trang tác giả kể những kỷ niệm về "gène đọc sách" được truyền lại từ người cha, về tập sách "gia bảo" của một người bạn, về lá thư tình cờ tìm thấy trong một cuốn sách cũ. Là nhà báo, Nguyễn Minh Hải cũng đồng thời mang tố chất của nhà giáo dục khi anh nhiều lần quan tâm đến việc chọn sách, hướng dẫn cách đọc và xây dựng thói quen đọc sách cho thiếu nhi. Tinh thần công dân của tác giả còn thể hiện rõ qua mối ưu tư đối với việc sách giáo khoa lịch sử chưa đề cập một số sự kiện quan trọng (nạn đói năm Ất Dậu 1945, việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và tấn công Trường Sa năm 1988, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 ở biên giới phía Bắc…). Điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm của một ngòi bút trước hiện tình đất nước và các thế hệ tương lai.
Đọc bài "Một cuốn sách còn nợ", tôi hết sức xúc động và cảm ơn tác giả đã nhắc đến món nợ đối với nhà văn Nguyễn Nguyên mà nhà báo Nguyễn Trọng Chức và tôi luôn canh cánh bên lòng. Mong sao Nguyễn Minh Hải - vốn đã bỏ nhiều công sức sưu tầm, tìm hiểu về hoạt động báo chí và văn học của Nguyễn Nguyên - sẽ cùng gia đình nhà văn, với sự góp sức của các đồng nghiệp, trả được món nợ tinh thần đó.
"Sách trong cuộc đời" là một đề tài quen thuộc nhưng không dễ gì khai thác hết những khía cạnh phong phú, đa chiều của nó. Đây là những suy nghĩ trung thực và tâm tình giản dị của một người chịu ơn từ sách. Tất nhiên, tác giả còn thời gian dài rộng để suy ngẫm về việc đọc sách từ điểm nhìn của ngày hôm nay, chẳng hạn có nên "tận tín ư thư" hay không, làm sao tiếp thu có chọn lọc những bài học đạo đức của "nhị thập tứ hiếu" cho phù hợp với thời đại, lý giải thế nào cho thỏa đáng những hiện tượng "đốt sách", "ăn cắp sách" mà không gây ngộ nhận…
Có thể nói, "Sách trong cuộc đời" góp phần hâm nóng niềm khát khao nơi bạn đọc luôn mong muốn vươn tới những giá trị văn hóa.
diễn viên hài lúc nào cũng hài hước
có nhiều phóng viên vây quanh cô ca sĩ mới nổi để phỏng vấn
phở là món ăn sáng phổ biến ở hà nội
cô học sinh mới xinh xắn luôn thu hút mọi ánh nhìn của bạn bè
Chú Xuân Bắc là diễn viên hài kịch mà em thích nhất.
Bóng đá là một môn thể thao phổ biến nhất trên thứ giới.
Cuốn ngữ văn này thật thu hút người đọc và người xem.
Hôm nay, trên ti vi có chiếu sự kiện thể thao.
Bố em là vận động viên thể hình.
Em đã bỏ lỡ chuyến dã ngoại hôm qua.
Không những bạn Lan học giỏi mà còn chăm ngoan nữa.
Ngày mai bạn Sơn có tham gia cuộc thi chạy của huyện.
Lớp em có tham gia vào câu lạc bộ Tiếng Anh.
Chiếc cặp này được sản xuất tại Cam-pu-chia.
Các bn nhớ k mk nha!!! Mk cảm ơn nhiều iu các bn :)
--------Chúc bn hok tốt-------
Bạn Linh rất vụng về .
Lịch trình ngày mai sẽ là đi tới Hà Nội .
Bộ phim này mang tên của một đạo diễn .
Trường quay VTV 3 thật rộng lớn .
Máy tính giáo dục là một phần mềm học rất bổ ích ngày nay .
Phim tài liệu số 04 rất hay .
Nhà sản xuất phim tên là Hải .
1. Cậu ấy thật là vụng về!
2. Chà! Lịch trình hôm nay dày đặc đấy!
3. Đạo diễn là người quan trọng nhất của đoàn phim.
4. Trường quay này trông thật lộng lẫy!
5. Con bạn sẽ học tốt hơn nếu bạn mua cho chúng một chiếc máy tính giáo dục.
6. Bố mình rất thích xem phim tài liệu.
7. Họ đã đâm đơn kiện đến nhà sản xuất phim vì đạo ý tưởng.
Học tốt nhoa bạn My ~!!!!!!!!!!! ❤‿❤
Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm.Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị.
Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng nõn căng mọng. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn tổng thể Tấm chẳng khác gì một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thành thiện.
Sống với mẹ con Cám Tấm phải làm việc quần quật cả ngày. Từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi tối muộn. Có những hôm cô phải đi chăn trâu ở tận bên làng xa. Rồi phải đi mò cua bắt ốc. Tấm còn phải làm cả những phần việc của Cám do Cám lười mà đùn đẩy cho cô. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.
Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Và đến cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc của chính mình khi được về sống với nhà vua. Và mẹ con Cám phải trả giá cho những hành động độc ác của chính mình.
Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó.Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”.
Bài số 1: Tả nhân vật Thạch Sanh trong chuyện cổ tích cùng tên.
Thuở nhỏ, ai cũng từng bước vào thế giới cổ tích diệu kì qua lời kể của bà, của mẹ, thế giới lung linh có hình ảnh cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, có nàng Bạch Tuyết xinh đẹp sánh bước bên bảy chú lùn và có chàng Thạch Sanh tài giỏi tiêu diệt chằn tinh, đại bàng. Mỗi lần nghe xong câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, trong em lại hiện hữu hình ảnh chàng trai “khỏe như voi” tập luyện võ nghệ dưới gốc đa.
Chàng Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch cùng khuôn ngực nở nang tạo nên vẻ lực lưỡng, cường tráng của một dũng sĩ. Trong chiếc khố ngắn, chàng lại càng khỏe mạnh, rắn chắc. Thạch Sanh chít một chiếc khăn màu nâu quanh trán để cố định búi tóc dài được cột trên đỉnh đầu. Là cậu bé mồ côi, sống trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, chàng trai này lớn lên với nắng, với mưa của đất trời nên có làn da nâu bóng và gương mặt chữ điền vuông vức. Đôi mắt nâu nhạt lúc nào cũng ánh lên vẻ tinh nhanh, thẳng thắn, thật thà.
Có lẽ, vì chàng thật thà nên mới bị Lí Thông năm lần bảy lượt lừa gạt. Khi diệt chằn tinh hay bắn đại bàng, Thạch Sanh luôn toát lên phẩm chất của một người anh hùng. Trong đêm đi canh miếu, khi bóng tối bủa vây, con chằn tinh hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định vồ chàng, chàng gương mặt điềm tĩnh, cầm nhanh lấy búa, lia lưỡi búa chính xác nhằm vào chằn tinh. Tay Thạch Sanh giơ cao rồi hạ thật mạnh vào đầu con quái vật. Đại bàng cũng bị chàng tiêu diệt nhanh chóng khi chàng đứng thẳng người, giương cao cung tên, một tay chàng cầm mũi tên, một tay cầm cung tên. Đôi tay vạm vỡ, chắc khỏe đã bắn mũi tên lao nhanh về phía trên không. Đại bàng ta trúng mũi tên, sức bay lảo đảo.
Khi trở thành phò mã, Thạch Sanh khoác trên mình bộ áo giáp oai vệ. Nhờ vẻ oai vệ ấy cùng tài trí hơn người, Thạch Sạch đã khiến hoàng tử các nước chư hầu tâm phục, khẩu phục và được vua truyền ngôi. Chắc chắn rằng, Thạch Sanh cũng sẽ là một vị vua anh minh, lỗi lạc. Em rất thích câu chuyện Thạch Sanh và hình ảnh vị dũng sĩ tài ba này.
Trong gia đình em, ai em cũng yêu, cũng quý nhưng có lẽ người mà em thân thiết nhất vẫn là My – em gái em.
My năm nay mới có 7 tuổi nhưng cô bé đã rất ra dáng người lớn. Em có khuôn mặt bầu bĩnh cùng nước da trắng như trứng gà bóc. Bé rất hay cười, nụ cười với hai cái má lúm đồng tiền xinh xinh, cái má phúng phính nhìn chỉ muốn cắn. My có mái tóc đen dài đến ngang lưng, lúc đi học hay khi ở nhà em đều buộc hai bên rồi cài nơ trông rất dễ thương.
Đôi mắt My to tròn và long lanh, mẹ em bảo đó là mắt bồ câu. Con gái ai mà có đôi mắt bồ câu lớn lên chắc chắn sẽ rất xinh. Quả không sai một tẹo nào, đôi mắt My như biết nói biết cười, sống động và linh hoạt. My không cao lắm, đứng chỉ đến thắt lưng em là cùng. Chính vì vậy mà trong bộ đồng phục thủy thủ trông cô bé vô cùng đáng yêu.
My rất thích làm nũng bố mẹ và những người lớn tuổi hơn chỉ đơn giản vì em ấy thích cảm giác được cưng chiều. Rồi cả khi bé ấy sụt sịt khóc trông cũng rất dễ thương. My thích nhất là được đi công viên cùng với cả nhà vào những ngày chủ nhật, lúc ấy em mặc những bộ váy hình con thú, miệng lúc nào cũng cười nói liên hồi trông hoạt bát và năng động vô cùng.
Bé cũng rất hứng thú với công việc nấu ăn và trồng cây của mẹ. Chính vì thế mà đôi khi trong bếp sẽ xuất hiện một cái đầu đen nho nhỏ chạy lăng xăng phụ giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hoặc là cái đầu đen ấy sẽ dành hàng giờ ngồi ngoài vườn ngắm nhìn cây hoa hồng, thi thoảng lại “Ồ” lên một tiếng đầy thích thú. My là vậy, là một bé gái đơn thuần và trong sáng. Mỗi khi em ấy cười là mọi vật như bừng lên sức sống, em chưa bao giờ cảm thấy ghen tỵ với My cả vì em yêu quý em ấy nhiều lắm.
Em không bao giờ muốn thấy em ấy buồn dù đôi khi em đến bó tay với cái tính nghịch ngợm của cô bé. Ngoài ra, My còn rất hậu đậu, cứ đụng đâu là hỏng đó. Mấy ngày trước cô bé không cẩn thận đánh mất hộp bút của em, còn hôm trước nữa là làm ngập cây hồng của mẹ.
Em rất yêu quý My. Em mong My có thể luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Mẹ vẫn dặn: “Con là chị gái, hơn em nhiều tuổi, phải biết yêu thương mẹ và thay mẹ lo toan cho em”. Nghe thì nặng nề chứ thực ra cả nhà đều lo toan cho em, tôi chỉ còn mỗi việc yêu em mà thôi. Mà việc đó lại quá đơn giản vì trong lòng tôi lúc nào cũng tràn đầy tình cầm yêu thương và trìu mến đối với Thư Lê – đứa em kém tôi gần chục tuổi.
Mẹ quen gọi em là “Tấm” vì nó bé bỏng và đáng yêu lắm. Lâu dần rồi thành quen, cả xóm cùng gọi em tôi bằng cái tên mộc mạc đó.
Tấm có khuôn mặt tròn, nước da trắng trẻo. Đôi mắt trong veo, cái miệng nhỏ nhưng rất hay cười. Cái cười của em tôi hồn nhiên, vui vẻ và cũng dễ lây. Mẹ thường nói, đi làm cả ngày về mệt mỏi nhưng nhìn thấy Tấm cười là tất cả tan biến hết. Có lẽ cái vô lí nhất trên mặt em tôi là cái mũi tẹt. Mẹ cứ ca cẩm, phàn nàn suốt: “Không biết Tấm lấy ở đâu ra cái mũi tẹt dí tẹt dị ấy”. Tôi chẳng thấy bận tâm tới điều đó tí nào, hình như chính sự vô lí đó lại đem đến cho em gái tôi sự ngộ nghĩnh, dễ thương mà chỉ có nó mới có được. Khi ăn, khi ngủ thì thôi, chứ bất cứ lúc nào chân tay nó cũng khua khoắng không ngừng. Mẹ thì sợ nó giống con trai chứ bố lại khoái chí cho rằng con gái thời đại này phải mạnh mẽ, quả quyết thế mới được. Riêng tôi, chả biết ai đúng chỉ thấy yêu em ghê gớm. Nó mà vắng nhà, cả nhà im ắng như Viện bảo tàng ấy. Nó trở về, cả nhà như tỉnh dậy sau giấc ngủ, mọi người rộn rịp chạy quanh để phục vụ, chơi đùa với em. Cả nhà ồn ã, vui vẻ, nhất là Tấm, mới ba tuổi mà cũng nói, cũng hát sõi ra phết, chả kém ai.
Tôi thích ôm em vào lòng, nghe nó nói líu lo và hít cái mùi thơm từ da thịt em. Mà sao em tôi thơm thế, liệu có phải tất cả trẻ em trên trái đất đều như vậy không? Tấm cũng rất thông minh, tôi thường dạy em hát và tập nói một số từ tiếng Anh. Con bé nói các từ tiếng Anh bằng cái giọng non nớt nhưng cũng rất chuẩn.
Kỉ niệm về em trong gia đình tôi tràn đầy yêu thương. Duy chỉ có lần em bị bỏng là hãi hùng nhất. Một chút sơ ý của mẹ cộng với bản tính hiếu động và bướng bỉnh của em khiến em bị bỏng. Hai tuần nằm viện của Tấm đối với gia đình tôi bằng ngàn năm. Không khí nặng nề, ủ ê bao trùm cả nhà. Tôi gần như không nhớ nổi mình đã ăn, ngủ thế nào trong từng ấy ngày. Mọi sinh hoạt đảo lộn hết, gần như cả nhà tôi sống trong bệnh viện. Tôi đấu tranh bằng được để bố mẹ cho quyền được trông em vào những buổi không đi học. Nhìn em nằm trên chiếc giường trắng toát, nó đã bé lại càng bé thêm, nước da xanh tái và li bì ngủ. Mẹ bảo bác sĩ cho em uống thuốc ngủ để xoa dịu cơn đau. Nhìn cánh tay em băng kín và hàng loạt các dây truyền, dây dẫn cắm vào đó lòng tôi như có ai xát muối, như có ai cứa ngàn vết dao. Tôi thương và lo cho em lắm. Tôi cầu cho cái đau của em sang hết bên tôi. Tôi thầm xin cho em tai qua nạn khỏi. Bố rất buồn và lo âu, còn mẹ luôn khóc thầm và mắt lúc nào cũng rơm rớm. Chực ai hỏi đến là khóc. Khi bác sĩ lấy da mẹ để vá cho Tấm tôi không thấy em kêu đau. Mặc dù trước đó có chú bộ đội to lớn cho người em da cứ kêu ca, rên rỉ vì đau suốt, Tôi hỏi, mẹ nói giọng đầy nước mắt: “Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau hiện tại của em con. Tôi chợt hiểu ra, tình yêu thương em của mẹ khiến mẹ quên đi tất cả. Lòng tôi quặn lên, vừa thương em lại vừa xót mẹ.
Bây giờ Tấm lại xinh xẻo, tươi tắn như xưa. Em thường lon ton chạy ra cửa đón tôi đi học về, líu lo chào tôi rồi nhoẻn cười với nụ cười rạng rỡ. Nó không chỉ là người em gái của tôi mà nó còn là niềm hạnh phúc của một người chị gái như tôi. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu để trở thành tấm gương cho em và cũng là chỗ dựa cho em sau này, như lời bố mẹ căn dặn.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
-"Lẽ thường tình" ở Hồ Chí Minh chính là sự hi sinh, lòng yêu thương vô hạn đối với chiến sĩ, đồng bào
đoạn kết của bài thơ đã nâng ý nghĩa của bài thơ lên một tầng khái quát lớn làm cho người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao. Cái đêm ko ngủ đc viết trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm ko ngủ của Bác . Bác không ngủ vì lo việc nước , vì thương bộ đội , thương đoàn dân công đã trở thành một lẽ thường tình trong cuộc đời của Bác . Vì Bác là Hồ Chí Minh , vị lãnh tụ của dân tộc và là người cha thân yêu của quân đội ta . Cuộc đời của Người đã dành trọn cho nhân dân , cho tổ quốc . Đó chính là lẽ sống " Nâng niu tất cả chỉ quên mình " của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu .