K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2020

trong thời gian dịch bệnh COVID - 19 diễn biến khá phức tạp tại Việt Nam và có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng vì người dân đi từ nước ngoài về mà ko đi cách ly, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã rất quan tâm và chăm lo cho nhân dân, ông yêu cầu những biện pháp khắt khe như ko cho người dân đi ra ngoài, phải luôn đeo khẩu trang, ko tiếp xúc quá gần với người khác, ko đc tập trung đông người và rất nhiều biện pháp khác nhưng về phía người dân mặc dù khá khó khăn nhưng vẫn làm theo hiệu lệnh của phó thủ tướng để nhanh chóng hết dịch và ko bị lây lan ra cộng đồng 

19 tháng 7 2020

cùng nhau bảo vệ non sông đất nước

cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi.

cùng nhau làm đất nước thêm tươi đẹp.

cùng nhau chia sẻ những gì mình có.

          CHÚC HỌC TỐT!

19 tháng 7 2020

cùng bảo vệ non sông gấm vóc nước nhà

bt chia sẻ với những người khó khăn 

18 tháng 7 2020

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

* Dàn ý:

1. MB:

- Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm

- Đoạn trích đã cho ta thấy diễn biến tâm trạng xót xa đau đớn của Thúy Kiều.

2. TB:

- ThúyThúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. 

+ Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa). Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.

+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. 
Cách nói của Kiều thể hiện sự thông minh khôn khéo, qua đó thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. 

+ Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu – để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.

- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên

+ Dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn,Kiều hướng về người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.

+ Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.

=> Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

3. KB:

- Bi kịch tình yêu bất hạnh của Thúy Kiều

* Bài làm:

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Sinh thời ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng nổi bật nhất vẫn là "Truyện Kiều". Đoạn trích "Trao Duyên" trích trong "Truyện Kiều" đã thể hiện rõ nét diễn biến tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân
Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình, giáng họa lên đầu mọi người, không trừ một ai. Nhưng dường như Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành. Cuối cùng những dằn vặt day dứt đã hết sau khi đã quyết chọn một con đường. Nào ngờ, đó mới chỉ là khởi đầu, dạo đầu. Hôm trước, là chữ Tình và chữ Hiếu, nó có phần chóng vánh. Còn hôm nay, là giằng xé giữa chữ Tình và chữ Duyên, nó mới thực sự bi kịch, vĩnh viễn đau thương. Nỗi đau đớn đứt ruột trong tâm trạng Kiều hôm nay là sự tiếp tục của đêm trước. Bởi, đã xác định vì chữ Hiếu thì phải làm nốt phần việc còn lại là trao duyên cho người khác. 

Hôm qua là sự chọn lựa trong nhận thức, hôm nay mới chính thức mất mát trong tình cảm. Giá Kiều không phải là người tận tình, tận tâm; giá nàng hời hợt đơn giản hơn một chút thôi, chắc nàng không lâm vào bi kịch, không rơi vào đau đớn đến thế. Đằng này duyên thì đã trao mà Tình càng thêm nặng! Thậm chí, chính lúc mất Kim Trọng này lại thấy yêu, thấy gắn bó với chàng Kim hơn bao giờ hết. Vì thế, mỗi lời nàng nói, mỗi việc nàng làm trong cái lúc trao duyên này đều như đứt từng khúc ruột. Chẳng biết Nguyễn Du đã hoá thành người trong cuộc sâu sắc như thế nào mà thấu được mọi lẽ nhường ấy. Thi hào mới thấy tường tận Tình và Hiếu chỉ là đầu mối, là cái phần bên trên, còn ở bề sâu, cái phần nhức buốt chính là Tình và Duyên. Cảnh trao duyên. Là giằng xé của bi kịch ấy.

Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều ít ai không nói đến. Nó giản đơn như những lời nói thông thường mà chân xác như mọi câu thơ hàm xúc nhất.

Đúng là trọng lượng của câu thơ rời vào bốn chữ cậy, chịu, lạy, thưa. Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác. Tôi muốn nói thêm rằng: 4 chữ ấy mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều. Với bốn chữ kia, vị thế của hai chị em Thuý Kiều đã thay đổi, đảo lộn. vẫn xưng hô là chị em, mà thực tình trong đó là quan hệ giữa một ân nhân và một kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói khó với người trên. Chị thành kẻ lép vế phải cậy cục luỵ phiền, em thành người ban ơn. Để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình hạ minh, đến thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, một phẩm cách. Rồi nàng kể, nàng giãi bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vi sao mình phải lựa chọn cách này. Trong lời lẽ có phần khôn ngoan của Thuý Kiều cứ thấy lộ ra cái vẻ lo âu. Dường như Kiều phải cố gắng thuyết phục hết lời, tận tình để cho em vì mình mà không thể thoái thác. Nàng đã viện đến cả cái chết để lời cậy nhờ nặng như lời uỷ thác.

Nhưng ngẫm mà xem, Kiều đâu phải dùng cái chết như một nghệ thuật thuyết phục! Trong suốt đoạn trao duyên này và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kế cục u ám. Trong hoàn cảnh này, đời đã đến thế này, có còn gì để tha thiết nữa đâu, vô nghĩa hết cả rồi, người ra đâu còn muốn sống nữa! Càng yêu đời lại càng không muốn sống.

Đoạn Trao duyên phải là một cuộc chuyện trò, nhưng rồi lại diễn ra như một màn dộc thoại. Thuý Vân hầu như không lên tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỷ vật cho Vân. Hôm qua nghĩ đến việc hi sinh mối tình, Kiều đã nghĩ đến việc mất Kim Trọng. Và vừa rồi trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cảm giác mất mát ấy có đến gần hơn. Nhưng có lẽ phải lúc này đây nó mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người ta vẫn có cái ảo giác người yêu vẫn còn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi, người ta mới thật rơi vào hẫng hụt. Bắt đầu từ giây phút này đây, cùng với kỉ vật này đây, chàng Kim sẽ vĩnh viễn thuộc về người khác! Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào.

Quả là, hai chữ của chung chất chứa bao đau xót. Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi. Còn bây giờ, từ bây giờ, nó đã thành của chung! Nhưng câu thơ còn giấu trong nhịp điệu của nó một nỗi đau sâu kín của nàng Kiều. Hai chữ này như dằn lòng, như dang dở. Lý trí đã quyết định trao duyên, trao kỷ vật. Song tình cảm vẫn cố trì hoãn, níu giữ. Vì thế mà cái động thái trao kia cứ dùng dằng. Kỷ vật lìa khỏi tay người như cũng vật vã không yên. Cố dằn lòng mà không thể cầm lòng!

Người giản đơn có thế nghĩ trung đại không phức tạp đến thê. Nhưng cho dù thời nào thì bản chất tình yêu vẫn không thế chia sẻ! Trái tim yêu thời nào có lẽ cũng đau như vậy thôi. Trao kỉ vật cho Thuý Vân và dặn dò em, nhưng có lẽ qua Thuý Vân, Kiều muốn dặn dò Kim Trọng. Lời nàng lâm li, tức tưởi. Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi. Kiều nhìn khắp lượt những đồ vật thân yêu, những chứng nhân lặng lẽ trong những giây phút nồng nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng: Chiếc thoa với bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền, lò hương ấy, tơ phím này… Và hình dung, chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến những phút giây nồng nàn như thế của Kim Trọng với một người khác, cho dù người ấy có là em gái mình đi chăng nữa… cũng không thể chịu nổi. Nguyễn Du có lẽ đã hiểu thấu những tâm tư khuất lấp mà chân thực vô cùng ấy, cho nên đã viết những câu thật lắng đọng.

Có lẽ nhà thơ Vũ Cao đã có lý khi cho rằng cái câu Mai sau… nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khó viết. Đã đành Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau rồi sẽ đến. Nhưng sao lại có hai cái tiếng dù có như một giả định về một việc khi xảy ra như vậy? Hai chữ dù có như bỗng nhói lên trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ. Nó cho thấy lòng nàng không dễ nuôi yên, nàng không muốn có cái cảnh bao giờ trớ trêu ấy xảy ra. Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa lòng! Kiều hình dung mình sẽ chết rõ quá và tội quá! (chứ không còn chung chung ngậm cười chín suối như ở phần trên!) Mối tình sâu nặng với Kim Trọng nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Vì sự thiết tha ấy oan hồn của nàng còn trở về dương thế! Thậm chí nàng còn hình dung rõ mồn một mình sẽ về trong gió trong cây cỏ thế nào. Hai chữ hiu hiu nghe mà gai người. Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh. Hai tiếng hiu hiu chấp chới giữa hai thế giới thực tại và hư vô, chập chờn giữa hai cõi thế: cõi âm và cõi dương! Kiều hi sinh tất cả, cho tất cả. về dương thế, nàng chỉ xin cho mình có một chén nước thôi. Một chút nhớ thương của người sống? Một chút tình cũ? Hay một chút duyên thừa? Chi một chén nước thôi, một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm.Khi hình dung mình chết. Và Kiều còn thấy rõ là minh thác oan! Hai chữ thác oan có biết bao là tình là hận!

Những việc cần làm thì đã làm rồi. Sợi dây níu buộc đã cắt lìa rồi. Nhìn vào lòng mình, đời mình, bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát để lại trong lòng cả một nỗi trống hoang, hụt hẫng. Nàng quên đi em Vân trước mặt, quay vào với nỗi đau trong lòng. Giờ đây với nàng, chỉ còn nỗi đau kia là hiện hữu, nỗi đau đang choáng ngập cả lòng nàng. Quên mất thực tại để chỉ chìm sâu vào trong lòng, đấy là lúc bi kịch đang dâng lên trầm trọng. Kiều như phân trần, thanh minh, tạ lỗỉ với chàng Kim. Mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu.

Nghĩ về quá khứ muôn vàn ái ân mà đau. Nghĩ đến bây giờ một thực tại quá phũ phàng trâm gãy bình tan mà đau. Nghĩ đến mai sau…dạ đài khuất mặt khuất lời mà càng bội phần đau đớn. Tâm tư Kiều bị vây khốn, bị dim ngập giữa bao đau thương. Muôn vàn ái ân đã hoá thành muôn vàn đớn đau! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên cái tiếng than thân thăm thẳm cửa người đàn bà. Nàng sa vào mặc cảm phũ phàng. Mở đầu thì lạy em gái, bây giờ thì phải lạy cả người yêu. Nàng cứ thấy mình là kẻ bội tình và những mong được lượng thứ. Ta nghe trong đó tiếng vọng của những câu thơ mà Nguyễn Du đã bao lần kêu lên đầy thống khổ cho những thân phận đàn bà tài sắc:

Đau đớn thay phận đàn bà – Chém cha cái số hoa đào.

Và cuối cùng như oà lên, câu thơ không nói gì đến nước mắt, nhưng chúng ta biết lời Kiều đang vỡ ra trong nước mắt, nức nở cay cực. Hình như cái tố chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thông. Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hoá thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cỗi lòng. Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.

13 tháng 7 2020

*Vẻ đẹp của Thúy Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

+Khuôn trăng đầy đặn : khuôn mặt tròn trĩnh , phúc hậu

+Nét ngài nở nang : lông mày đậm

+Hoa cười ngọc thốt : nụ cười tươi tắn như hoa , giọng nói trong trẻo như ngọc

+Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da : Nước  tóc đẹp hơn mây , da trắng hơn tuyết

=> Bằng bút pháp ước lệ ,liệt kê , ẩn dụ cùng với các từ ngữ miêu tả vô cùng đặc sắc , tác giả Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp nhẹ nhàng,thùy mị , đoan trang , phúc hậu , quý phái của Thúy Vân :'' khuôn mặt của Thúy Vân tròn trĩnh , phúc hậu , nụ cười của nàng thì tươi như hoa , giọng nói của nàng trong trẻo như ngọc ,lông mày hình cánh cung nở nang , viên mãn ,nước tóc đẹp hơn mây làn da trắng như tuyết.''Đồng thời , tính từ ''thua , nhường'' dự báo một tương  lai êm đềm , suôn sẻ .

*Vẻ đẹp của Thúy Kiều :

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.”

+ Tác giả miêu tả khái quát Kiều : ''sắc sảo về trí tuệ , mặn mà về tài năng , tâm hồn'' ( sắc sảo mặn mà)

+Đôi mắt : trong như nước mùa thu.

+Lông mày : thanh tú , đẹp như nét núi mùa xuân.

+Dùng điền cố ''Nghiêng nước nghiêng thành'' nhằm diễn tả vẻ đẹp hoàn hảo , đầy sức lôi cuốn mạnh mẽ của Kiều.

+Đặc biệt , tác giả Nguyễn Du còn gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tuyệt đối đến mức thiên nhiên còn phải ''hờn,ghen'' Vẻ đẹp đó lại đối lập với Thúy Vân.Nếu Thúy Vân ''khiêm nhường'' thì ngược lại , Thúy Kiều lại khiến thiên nhiên phải ''hờn , ghen''.

+Chính tính từ ''hờn ,ghen'' đã dự báo  số phận long đong , lận đận , bị vùi dập của Thúy Kiều

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi...
Đọc tiếp

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu... cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh...

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c) "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu". Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả "cái nhìn ấy".

1
12 tháng 7 2020

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

b) PTBĐ : tự sự

c) Trong từng giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà mà ông chưa trao được cho con.Tuy rằng sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.Đó là ánh nhìn của một người sắp ra đi nhưng chứa đựng trong nó là một tình cảm thiêng liêng cháy bỏng của ông.Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn tình yêu thương chân thành , chứa đựng cả nỗi đau xót đến tột cùng khi không ông không còn có cơ hội để gặp lại đứa con gái .Đó còn là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con bất diệt , mãi tồn tại trong cả ông Sáu và bé Thu. Chiến tranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể , không bao giờ hủy diệt được tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng, cao quý.

11 tháng 7 2020

em mới lớp 7 nên không rành lắm về bất đẳng thức ạ :((

Ta có :\(a.b=1< =>a=\frac{1}{b}\)

Áp dụng bất đẳng thức : 

Ta được \(A=\left(a+b+1\right)\left(a^2+b^2\right)+\frac{4}{a+b}\)

\(\ge\left(a+b+1\right)\left(2ab\right)+\frac{4}{a+b}\)

\(=\left(a+b+1\right).2+\frac{4}{a+b}\)

Áp dụng Bất đẳng thức Cauchy cho 2 số không âm 

\(2\left(a+b+1\right)+\frac{4}{a+b}\ge2\sqrt[2]{\left[2\left(a+b\right)+2\right].\frac{4}{a+b}}\)

\(=2\sqrt[2]{\frac{8\left(a+b\right)+8}{a+b}}=2\sqrt[2]{\frac{8\left(\frac{1}{b}+b\right)+8}{\frac{1}{b}+b}}\left(+\right)\)

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 2 số không âm :

\(\frac{1}{b}+b\ge2\sqrt[2]{\frac{1}{b}.b}=2\)

Khi đó \(\left(+\right)< =>2\sqrt[2]{\frac{8.2+8}{2}}=2\sqrt[2]{12}=\sqrt[2]{48}\)

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=1\)

Vậy \(Min_A=\sqrt{48}\)khi \(a=b=1\)

7 tháng 7 2020

Thành phần biệt lập : Chao ôi ( thành phần cảm thán)

7 tháng 7 2020

mình lớp 7 nên mình ko biết nhé :)

7 tháng 7 2020

a) BPTT so sánh :

+) So sánh  : nó vừa kêu vừa chạy xô tới , nhanh như một con sóc

                     Tiếng ''ba'' như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.

+) Điệp ngữ : từ Tiếng ''ba''.

b) Phép lặp từ ''Nó''

7 tháng 7 2020

a,Phép tu từ so sánh "nhanh như 1 con sóc". Tác dụng: miêu tả chân thực hành động của bé Thu. Hình ảnh này cho thấy hành động chạy tới và ôm ba rất nhanh của Thu, cho thấy một tình yêu dành cho ba mãnh liệt và nay nó được bột phát trước lúc ba rời đi. Tình yêu ấp ủ dành cho ba bao lâu nay của một đứa con thiếu thốn tình yêu thương của ba.

b,ngu dốt nên chịu 

7 tháng 7 2020

Giải

Lỗi : thừa quan hệ từ ''nhưng''

Sửa : bỏ  quan hệ từ ''nhưng''