K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2020

ình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.

Trong bài thơ, tác giả đã vẽ nên một hình ảnh rất gần gũi và gắn bó với người lính, đó chinh là những chiếc xe không kính.

Ở đây tác giả đã tả rất thực về những cái thiếu của chiếc xe nên đã tạo nên hình ảnh rất đặc biệt về chiếc xe không kính trần trụi, dị dạng và nó gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Qua những sự thiếu thốn đó, tác giả còn muốn nói lên với chúng ta về sự ác liệt của chiến tranh.

Đối với người chiến sĩ lái xe chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác bất ngờ khi lao đi trên đường. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả:

Không có kính, ừ thì bụi
Bụi phun tóc trắng như người già

Khổ thơ bắt đầu bằng cấu trúc lặp lại “không có kính” như muốn nhấn mạnh phác họa rõ nét vẻ lạ lùng, độc đáo của chiếc xe và là lí do khiến xe “có bụi”.

Mất đi bộ phận che chắn, người lái và chiếc xe như đi giữa bụi đất. Điệp ngữ “bụi” và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê gớm đến đáng sợ của bụi: bụi bay, bụi cuốn mù mịt cả không gian, đất trời mỗi lần xe chạy và kéo dài suốt cả chặng đường dài. Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã cảm nhận về cơn bụi nơi đây:

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Những cơn bụi đó qua khung kính vỡ đã ùa vào buồng lái, phủ đầy tóc, đầy mặt người lính biến anh thành hình tượng đáng yêu qua cách so sánh của nhà thờ “tóc trắng như người già”. Anh chiến sĩ đôi mươi, trẻ trung, sôi nổi giờ đây đã được “hóa trang” thành một con người khác, già đi gấp bội bởi lớp bụi dày bám trên tóc. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ không kêu ca, than vãn mà lại lấy chính cái gian khổ của mình để khôi hài nữa chứ.

Đối lập với thực tế gian khổ vẫn là thái độ của người chiến sĩ lái xe:

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Nếu từ ngữ “ừ thì” thể hiện sự chấp nhận, chịu đựng những cơn bụi thì thái độ “chưa cần rửa” lại là sự thách thức, bất chấp, xem thường mọi gian khổ. Gian khổ này dường như không tác động, làm lay chuyển, ý chí, quyết tâm anh. Người chiến sĩ xem đó là dịp để rèn luyện ý chí, sức mạnh của mình.

Cội nguồn sức mạnh, nghị lực nơi người chiến sĩ là do mục đích, lí tưởng cao cả “vì Miền Nam thân yêu”. Giọng điệu bài thơ vừa ngang tàng lại vừa rất vui tươi, sôi nổi thể hiện thái độ quyết tâm trong nhiệm vụ, thách thức trước gian khổ. Lời thơ có chỗ nhẹ nhàng, cân đối như chiếc xe vẫn đang tiến tới, có chỗ gợi cảm, trong sáng như văng vẳng tiếng cười, tiếng hát. Tất cả đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ dũng cảm, kiên cường, bất khuất mà cũng rất lãng mạn, trẻ trung, bình dị.

Không có kính, ừ thì ướt áo
..............
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp tất cả khó khăn.

Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi!

Với chất liệu hiện thực độc đáo, chỉ qua hai khổ thơ ba và bốn, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

9 tháng 9 2020

Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

#Chúc bạn học tốt~

7 tháng 9 2020

chỗ độc đáo, kì lạ nhất của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một con người HCM. Đó là truyền thống và hiện đại, phương đông và phương tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vị đại và bình dị. Đó là sự kết hợp thống nhất và hài hòa nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. 

10 tháng 9 2020

Trẻ em là mầm măng tương lai của đất nước nên việc bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhà nước. Vì thế hệ trẻ chính là thế hệ làm chủ đất nước nên việc chăm lo đời sống cho các em là việc làm cần thiết và cấp bách. Tại địa phương em, 100% trẻ em được bố mẹ cho đi học và phải hoàn thành ít nhất là chương trình tiểu học. Tuy nhiên, chính quyền luôn tạo điều kiện để em nào cũng có thể hoàn thành ít nhất là bậc học THPT bằng cách chính sách hỗ trợ hoặc quỹ khuyến học hoặc đến từng nhà động viên. Nhờ thế mà tỷ lệ thất học của trẻ em ở địa phương em là gần như bằng 0. Đứa nào cũng được hân hoan trong niềm vui cắp sách đến trường, học lấy con chữ để sau này ít nhất là có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình mình. Không chỉ có học tập mà việc chú trọng phát triển kỹ năng, văn thể mỹ toàn diện cho các em ở địa phương em cũng được chú trọng. Trẻ em được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa do phường tổ chức như trung thu, giáng sinh, tết thiếu nhi,.... Ngoài ra, địa phương em còn mở các lớp học kỹ năng và ngoại khóa nhằm giúp các em trong phường đoàn kết với nhau, xóa bỏ tự ti , mặc cảm, được thể hiện tài năng của mình. Tóm lại, việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi của trẻ em là chính sách mà nhà nước luôn chú trọng và ưu tiên vì sự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

5 tháng 9 2020

Năm 2020 tới,mọi hoạt động của con người đều bị trì hoãn vì Covid-19.Ai ai cũng đều dừng tất cả hoạt động bên ngoài để về nhà tránh dịch.Thời gian đầu,chúng ta đã phòng dịch rất tốt .Ai cũng đồng lòng để đẩy lùi dịch bệnh.Những người thôn quê cũng tự nhắc nhau đeo khẩu trang.Những người thành thị không còn ở ngoài quán xá.Những cửa hàng karaoke dần đóng cửa,những quán cafe không bóng người phản ánh lên sự phòng dịch rất tốt.Những y bác sĩ luôn túc trực để có thể phòng dịch tốt nhất.Họ quên mình để mạng sống người mắc bệnh được an toàn.Những chú bộ đội,dân phòng nhường chỗ ở cho người nhiễm bệnh.Tất cả bước đầu rất tốt và không có ai phải thiệt mạng vì Covid-19.Tuy vậy,khi dịch hết,người ta lại đổ xô ra đường và 'quên' đeo khẩu trang để bảo vệ.Điều đó đã làm dịch thêm bùng phát ở nhiều nơi.Hậu quả là người người thất nghiệp,kinh tế bị sáo trộn.Và dù đã có hơn 30 ca thiệt mạng nhưng các bệnh nhân đều có bệnh nền khá nghiêm trọng dẫn tới thiệt mạng.Chúng ta cần thắt chặt những quy định phòng dịch để không còn gia đình nào chịu hung tin..Chúng ta sẽ vượt qua đại dịch!

5 tháng 9 2020

MiNe viết hay lắm,nhưng cần 1 số hình ảnh chính nữa,bài hay.Vote cho MiNe ik.

6 tháng 9 2020

Ngày nay,chúng ta đang sống trong môi trường tốt nhất mà  cha anh ta đã để lại.Chúng ta biết rằng mảnh đất chúng ta đang sống đều được bảo vệ từng tấc bởi xương máu bao người chiến sĩ xa trường.Điều đó không khỏi làm người ta xót xa khi nghĩ về triến tranh trong quá khứ.Con người bởi lòng tham mà tranh chấp nhau,chiếm lấy mảnh đất khác về làm cho mình làm cho người người đổ máu,gia đình tan nát.Khắp nơi đây đó có chiến tranh,nơi đó luôn có màu bi thương mặc dù cuộc sống vẫn trôi một cách tốt đẹp...Nhưng hãy nhìn kìa,súng,thuốc nổ đạn pháo xe tăng có mang lại cho đứa trẻ chiếc áo lành lặn mặc khi trời trở rét.Bom đạn có mang người cha ,người anh trở lại từ thiên đường hay không...Những gia đình kia chịu bao đau thương nhưng có ai để ý,bởi người ta chỉ để ý xem đã thắng cuộc được hay chưa và trong kho đã hết bom hay chưa.Chiến tranh mang đến bao đau thương,nhưng những người tạo ra chiến tranh chẳng màng đến và họ nhẫn tâm giết nhau để lấy đi những linh hồn không tội.Chiến tranh mang ra bao nhiêu khổ đau ,vậy mà ai cứ nỡ tạo ra chiến tranh mà chẳng để tâm tới đứa bé bơ vơ trong đống khói đạn....

10 tháng 9 2020

Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo.

    Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn. Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có một đàn gà, trong đó có một con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào.

     Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.

5 tháng 9 2020

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn chảy đời suối. Đời người cũng để sống và thả trôi đi những tị hiềm”. Đúng vậy, trong cuộc sống của chúng ta rất cần đến lòng bao dung của mọi người. Lòng bao dung là một phẩm chất, một truyền thống đáng quý của người Việt Nam. Lòng bao dung có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, nhưng ngày nay không ít người thiếu đi tấm lòng bao dung ấy.

Vậy lòng bao dung là gì? Theo từ điển “bao dung là tôn trọng, chấp nhận và thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp”. Bao dung khác với khoan dung. Khoan dung là đức tính rộng lượng, cảm thông cho hoàn cảnh của người khác và tha thứ cho lỗi lầm của họ nhưng khoan dung có thể không bao dung vì những điều họ không tôn trọng, không chấp nhận. Bao dung mang nghĩa rộng hơn khoan dung vì tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt nên họ cũng dễ dàng thứ tha cho sai phạm của người khác.

Người có lòng bao dung là luôn sống bằng tình yêu thương, sự sẻ chia với mọi người, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm, sai phạm của người khác. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong pháp luật của nước Việt Nam có sự khoan hồng với tội phạm. Con người ta ai cũng có thể mắc sai lầm không lúc này thì lúc khác, ta chẳng biết được ngày mai nên hãy mở rộng tấm lòng bao dung khi họ biết sai, biết hối lỗi để họ có được cơ hội thay đổi và làm lại cuộc đời, hướng họ đến sự tốt đẹp.

Bao dung có ở mọi lúc mọi nơi trong mọi hoàn cảnh. Bao dung đối với người thân yêu trong gia đình, khi con cái mắc lỗi người làm cha làm mẹ luôn bao dung thứ tha cho lỗi lầm của con, chỉ lỗi sai và hướng cho con làm đúng. Thầy cô luôn bao dung cho sự nghịch ngợm, quậy phá của lũ nhỏ bởi “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, sự bồng bột, hay vi phạm nội quy thầy cô luôn công minh xử phạt để hình thành và phát triển nhân cách đúng hướng cho học sinh. Bao dung là điều không thể thiếu trong tình yêu bởi đó là “điều tuyệt vời nhất của tình yêu. Nó tạo nên một người mạnh mẽ để có thể nói lời xin lỗi và một người mạnh mẽ hơn cả để có thể tha thứ.” Một người luôn hờn dỗi sẽ phải phải có một người bao dung cho tính cách của người ấy, một người có chút vô tâm thì một người phải hiểu và nói để họ sửa. “Sẽ không có tình yêu khi không có sự bao dung, sẽ không có sự tha thứ khi không có tình yêu đích thực”. Bao dung không phải là chỉ có khi bên nhau mà khi đã không còn là gì của nhau cũng cần bao dung tha thứ cho sai lầm của người đã từng thương, không oán trách, không đớn đau có được như vậy mới có thể bước tiến về phía trước bởi “Sự tha thứ không thể làm thay đổi quá khứ nhưng nó có thể mở rộng tương lai”.

Người có lòng bao dung sẽ ít khi gặp giông bão trong lòng, được sống trong sự thanh thản, nhẹ nhàng bởi chẳng bị cục thù hận đè nén. Người có lòng bao dung sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ngay cả đối với người chẳng ưa gì ta, hay hiềm khích với ta nhưng chính tấm lòng bao dung ấy đã cảm hóa những ác cảm, để lại cho họ cái nhìn tốt đẹp về mình. Vì có bao dung nên ta có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người kính trọng và nể phục. Khi ta gặp khó khăn họ sẵn sàng giúp đỡ như khi mình đã giúp họ. Có bao dung mới hướng ta đến cái đẹp chân, thiện, mĩ trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày lòng bao dung bị giá trị của đồng tiền và lối sống thực dung bào mòn và thế chỗ. Con người ta sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô cảm hơn khi thấy người khác gặp nạn vẫn ngó mắt làm ngơ vì sợ “Mua dây buộc mình”, im lặng chấp nhận giương mắt nhìn kẻ xấu làm việc xấu mà không tố giác, hay đơn giản là kì thị với người khác vùng miền đặc biệt là người Thanh Hóa. Một số người trong xã hội họ không có thiện cảm với người Thanh Hóa chỉ vì một vài thành phần chưa tốt, ở đâu cũng có người xấu người tốt chẳng riêng đất Thanh Hóa nên đừng phân biệt đối xử bởi chúng ta cùng là người Việt Nam, cùng chung sống trên dải đất hình chữ S yêu thương.

Người không có lòng bao dung sẽ khó có thể được hạnh phúc bởi vị kỷ cá nhân luôn trú ngụ không có lối cho bao dung tồn tại. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, nếu trong một xã hội toàn những con người như vậy thì xã hội ấy sớm muộn cũng bị hủy diệt.

Như vậy, lòng bao dung là điều xưa nay con người ta luôn hướng tới, nó thể hiện tinh thần tốt đẹp và lòng nhân ái của người Việt. Trong bất kì một xã hội nào, cộng đồng nào, thời kì nào, môi trường nào cũng cần có những tấm lòng bao dung để cuộc sống này trở nên nhân văn hướng đến giá trị của cái đẹp, cái thiện đẩy lùi cái ác, cái xấu.

Chúc bn hok tốt~~