K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL:

Về nước, Nguyễn Trường Tộ trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều Trần với mong muốn làm đất nước giàu mạnh. Ông dâng lên vua nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác.

HT

@Kawasumi Rin

Nguyễn Trường Tộ là người canh tân đất nước nha bn

HT

Phong trào Đông du đã có giai đoạn rất phát triển đã khiến cho thực dân Pháp rất lo ngại. Năm 1908, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào đông du. Bắt tay với Pháp, ít lâu sau chính phủ Nhật đã trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Đến năm 1909, phong trào đông du tan rã.

HT và $$$

7 tháng 11 2021

Nếu tính cả những quốc gia này thì trên thế giới hiện nay sẽ có tất cả 206 quốc gia nhé!

Chúc bạn học tốt :)

7 tháng 11 2021

Có tận 204 quốc gia nha bạn.

15 tháng 11 2021

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 18 có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.

Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.

Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).

Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mỵ Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về.

11 tháng 11 2021

Có 18 vị vưa hùng

Bạn tham khảo bài, chọn lọc các ý chính:

Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 18 có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.

Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.

Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).

Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mỵ Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về.

6 tháng 11 2021

A. Đinh Bộ Lĩnh

A.Đinh Bộ Lĩnh

6 tháng 11 2021

Nhà Trần trị vì đất nước ta được 175 năm (1225 - 1400), qua 12 đời vua, bao gồm:

 - Trần Thái Tông (1225-1258)

 - Trần Thánh Tông (1258-1278)

 - Trần Nhân Tông (1279-1293)

 - Trần Anh Tông (1293-1314)

 - Trần Minh Tông (1314-1329)

 - Trần Hiển Tông (1329-1341)

 - Trần Dụ Tông (1341-1369)

 - Trần Nghệ Tông (1370-1372)

 - Trần Duệ Tông (1372-1377)

 - Trần Phế Ðế (1377-1388)

 - Trần Thuận Tông (1388-1398)

 - Trần Thiếu Ðế (1398-1400) 

7 tháng 11 2021

Nhà Trần trị vì nước ta được 175 năm , qua  12 đời vua , bao gồm:

-  TrầnThái Tông

-  Trần Thánh Tông 

-  Trần Nhân Tông 

-  Trần Anh Tông

-  Trần Minh Tông

-  Trần Hiển Tông

-  Trần Dụ Tông

-  Trần Nghệ Tông

-  Trần Duệ Tông

-  Trần Phế Đế

-  Trần Thuận Tông

-  Trần Thiếu Đế

6 tháng 11 2021

Mặc quần áo

6 tháng 11 2021

+ Trang phục: Dân tộc ít người thường tự may quần áo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục dân tộc được may, thêu trang phục rất công phu và có màu sắc sặc sỡ.

6 tháng 11 2021

Khúc Hạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm

Khúc Trung Chủ
曲中主
Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ
Trị vì907 – 917
Tiền nhiệmKhúc Tiên Chủ
Kế nhiệmKhúc Hậu Chủ
Thông tin chung
Hậu duệKhúc Thừa Mỹ
Tên thật
Khúc Hạo (曲顥) hoặc
Khúc Thừa Hạo (曲承顥)
Miếu hiệu
Trung Chủ
Thân phụKhúc Tiên Chủ
Sinh860
Hồng Châu, An Nam (nay là Hải Dương,Việt Nam)
Mất917 (56 – 57 tuổi)
Thành Đại La, Hà Nội

Khúc Hạo (chữ Hán: 曲顥; 860 - 917) hoặc Khúc Thừa Hạo, được suy tôn là Khúc Trung Chủ, là con của Khúc Thừa Dụ. Quê hương của cha con Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo nay được cho là làng Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.[1][2][3]

Cha của ông là Khúc Thừa Dụ vốn xuất thân từ gia đình hào tộc, nhân nhà Đường loạn, quân đội nhà Đường không thể kiểm soát nước Việt, Khúc Thừa Dụ được dân chúng suy tôn làm chúa và tự xưng là Tiết độ sứ, trực tiếp cai trị nước Việt. Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay làm Tiết độ sứ. Ông đã có vai trò quan trọng trong việc kiến thiết nền móng một nước Việt tự chủ; thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, trung lập khi ở Trung Quốc thời ấy có hai nước là Nam Hán và Hậu Lương

Bối cảnh và nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Nước Việt thời bấy giờ bị chính quyền nhà Đường Trung Quốc đô hộ, năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ. Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.[4]

Trước khi nhà Đường sắp mất ngôi độ mấy năm, thì bên Trung Quốc loạn, giặc cướp nổi lên khắp cả mọi nơi. Uy quyền nhà vua không ra đến bên ngoài, thế lực ai mạnh thì người ấy xưng đế, xưng vương. Ở nước Việt, lúc bấy giờ có một người họ Khúc tên là Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu (thuộc địa hạt Bàng Giang và Ninh Giang ở Hải Dương). Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông làm Tiết độ sứ để cai trị Giao Châu. Nhà Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, cũng thuận cho ông làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ và gia phong Đồng bình Chương sự. Năm sau nhà Đường mất ngôi (907), nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được non một năm thì mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.[4]

Theo Việt giám thông khảo tổng luận, Lê Tung gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên Chúa, mấy đời là hào tộc mạnh, nhân nhà Đường mất, lòng người yêu mến, suy tôn làm chúa, dựng đô ở La Thành. Khúc Trung Chúa (tức Khúc Hạo) nối cơ nghiệp trước, có phong thái của ông nội. Không rõ Lê Tung viết Khúc Hạo là con hay cháu của Khúc Thừa Dụ.[5]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Cải cách thời Khúc Hạo

Kế tập chức Tiết độ sứ[sửa | sửa mã nguồn]

Các sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược, Lịch triều hiến chương loại chí... đều chép rất vắn tắt về Khúc Hạo cũng như những việc ông làm. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 907, sau khi nhà Đường mất, nhà Lương lên thay, cho Quảng Châu Tiết độ sứ là Lưu Ẩn kiêm chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, tước Nam Bình vương. Khi ấy Ẩn chiếm giữ Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm giữ châu trị, tự xưng là Tiết độ sứ, có ý mưu đồ lẫn nhau.[6]

Khúc Hạo kế nghiệp Khúc Thừa Dụ, đóng đô ở La Thành, vốn là trị sở cũ do nhà Đường xây dựng nên. Sử gia Lê Tung nhận xét rằng Khúc Hạo có phong thái của ông nội, trù hoạch quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, là bậc chúa hiền của nước Việt, đã định ra hộ tịch và các chức quản giáp, chế độ mới lập ít nhiều, nửa chừng thì mất (tức năm 917).[7]

Theo Việt Nam sử lược, Khúc Hạo lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại, sửa sang việc thuế má, việc sưu dịch và lại cho con là Khúc Thừa Mỹ sang sứ bên Quảng Châu, tiếng là kết hiếu với nhau, nhưng cốt để dò thăm mọi việc hư thực. Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền nghiệp lại cho con là Khúc Thừa Mỹ.[8]

Theo sách An Nam chí lược, Khúc Hạo người Giao Chỉ. Cuối đời Đường, Khúc Hạo làm tiết độ sứ thay cho Độc Cô Tổn: đổi các hương ở các huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế. Khúc Hạo giữ chức tiết độ sứ được bốn năm thì mất.

Cải cách[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghiên cứu của một số nhà làm sử hiện đại ở Việt Nam thì Khúc Hạo đã có những cải cách quan trọng. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiền hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, "an cư lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi. Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế má lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi."

Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách An Nam chí nguyên, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

Ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau, vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ". Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam. Sự cai trị vững vàng của Khúc Hạo khiến họ Lưu ở Quảng Châu không dám nhòm ngó tới phương nam.

Khi được tăng cường lực lượng từ các sĩ dân Trung nguyên di cư xuống phía Nam[9], Quảng Châu mạnh lên. Tháng 9 năm 917, em Lưu Ẩn là Lưu Nghiễm (lên thay từ năm 911) bèn xưng đế, lập ra nước Nam Hán, một trong mười nước thời Ngũ đại Thập quốc[10].

Nhận thấy nguy cơ từ phía họ Lưu, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm "khuyến hiếu sứ" sang Quảng Châu, bề ngoài là để ‘‘kết mối hòa hiếu’’, song bề trong cốt là xem xét tình hình hư thực của địch. Cuối năm 917 khi Khúc Thừa Mỹ trở về thì Khúc Hạo mất. Dù ông chưa từng xưng đế hay xưng vương nhưng đời sau nhớ công lao của ông và gọi ông là ‘‘Khúc Trung chủ’’.

Do hành động ngoại giao mềm dẻo của Khúc Hạo, Nam Hán không gây hấn với Tĩnh Hải quân. Sau này, do Khúc Thừa Mỹ từ bỏ chính sách của cha, nhận chức Tiết độ sứ từ nhà Lương chứ không thừa nhận nhà Nam Hán[11] nên có thể là nguyên nhân quân Nam Hán tiến quân xâm lược nước Việt.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

  • Theo Văn Tạo, Viện Sử học Việt Nam: Khúc Hạo được đánh giá là nhà cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam. So với thời Cao Biền, số đơn vị hành chính thời Khúc Hạo được tăng lên gấp đôi. Như vậy về chiều rộng, chính quyền trung ương đã vươn tới nhiều nơi hơn trên địa bàn cai trị. Việc đưa nhân khẩu vào quản lý chặt chẽ hơn tại các đơn vị hành chính tạo điều kiện tăng cường nhân lực cho các hoạt động kinh tế, quân sự của chính quyền. Vào thế kỷ 10, trong khi các hào trưởng địa phương ít nhiều có xu hướng độc lập, cát cứ với chính quyền trung ương (ngay cả các triều đại Ngô, Đinh sau đó cũng vậy), Khúc Hạo đã khéo léo dựa vào họ để củng cố chính quyền cơ sở. Cuộc cải cách của ông tạo cơ sở kinh tế, xã hội vững chắc cho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau này.[12][13][14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại Việt Sử ký Toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 1998, tập 1.
  • Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.
  • Việt Nam sử lược, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1968.
  • Việt sử lược.
  • Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2006.
  • An Nam chí lược, Viện Đại học Huế, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, 1961, bản điện tử.
  • Viện sử học (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
  • Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm.
12 tháng 11 2021

Khúc Hạo hoặc Khúc Thừa Hạo, được suy tôn là Khúc Trung Chủ, là con của Khúc Thừa Dụ. Quê hương của cha con Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo nay được cho là làng Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.