K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Vị thành niên (VTN): “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”
– Độ tuổi vị thành niên: từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
– Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi VTN, chứ không chỉ là không có bệnh  hay khuyết tật của bộ máy đó”.

  1. Thứ hai: NHỮNG THAY ĐỔI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
  2. Thay đổi về thể chất:

*NỮ
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Tuyến vú phát triển → Ngực to ra.

– Khung chậu phát triển → mông to ra (to hơn nam giới).

– Phát triển lông mu.

– Đùi thon.

– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.

– Có kinh nguyệt.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
*NAM
– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Phát triển lông mu.

– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.

– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.

– Ngực và hai vai phát triển.

– Các cơ của cơ thể rắn chắc.

– Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.

– Dương vật và tinh hoàn phát triển.

– Bắt đầu xuất tinh.

– Trái cổ do sụn giáp phát triển.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.

Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng: bộ máy sinh dục đã trưởng thành, các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.

  1. Thay đổi về tâm sinh lý:
  2. Nhân cách:

– Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.

– Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?

  1. Tâm lý: Cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.

– Muốn được đối xử như người lớn.

– Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những

xung đột giữa trẻ VTN và cha mẹ.

  1. Tình cảm:

Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.

III. Thứ ba : TÌNH YÊU LÀ GÌ?

Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình người, tuy nhiên tình yêu nam nữ không đồng nghĩa với việc quan hệ tình dục và hấp dẫn giới tính.

Tình yêu tuổi vị thành niên có nghĩa là

– Các em yêu nhau, cuốn hút nhau một cách mãnh liệt từ những cái cảm tính bề ngoài,…

– Đó là mối tình thuần khiết và lí tưởng,…; Thường chứa nhiều niềm vui và nỗi lo âu.

– Sự lý tưởng hóa tình yêu giúp cho tình yêu ở lứa tuổi này trở nên bay bổng.

– Các em nữ bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em nam nên các em thường tự tin, mạnh dạn hơn.

Như thế:.Tác động tích cực của tình yêu tuổi vị thành niên là:

– Kỉ niệm, kí ức đẹp.; Thúc đẩy học tập, Vui vẻ, hoạt bát hơn

– Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống có trách nhiệm hơn.; Sống có mục đích, lí tưởng, định hướng tương lai.

Tác động tiêu cực của tình yêu tuổi vị thành niên

– Chểnh mảng học tập ( khi cãi nhau), tốn thời gian nghĩ ngợi vẩn vơ. Tốn tiền nhắn tin, đi chơi, ăn quà,…

– Học đòi, chứng tỏ cái tôi bản thân, Bị ảnh hưởng bởi cái xấu của bạn bè.

– Luôn lo lắng những chuyện không đâu, hay buồn hơn.

  1. Thứ tư: CÁC NGUY CƠ HAY GẶP Ở TUỔI VTN

Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lường gạt, xâm hại và dễ bắt chước.

  1. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , hậu quả:

1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:

– Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.
– Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

– Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.

– Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.

– Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.

– Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.

– Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn không muốn có cam kết cuộc sống với người đó.

– Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.

– Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.

– Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.

– Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh …

1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQĐTD) và HIV/AIDS.
2. Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy.

  1. Thứ năm: VTN CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI?
  2. Rèn luyện về kỹ năng sống:

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

– Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm.

– Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.

– Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

  1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục:
    a. Nữ:

* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh).

* Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.

* Uống viên sắt: kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt.
b. Nam:

* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như: hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

* Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp

  1. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy.
  2. Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành
  3. Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục

– Không đi một mình ở nơi tối tăm.

– Không ở trong phòng kín một mình với người lạ

– Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.

– Không đi nhờ xe người lạ.

– Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình.

– Biết cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại như:

 + Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,..

 + Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều người biết và giúp đỡ;

 + Kêu cứu, hô hoán để nhận sự giúp đỡ;

 + Phải nói ngay với người lớn, người thân trong gia đình để có biện pháp giải quyết kịp th

28 tháng 9 2021

1. Kiến thức

 - Biết số dân số ở nước ta là 90,7 triệu người (năm 2014)

 - Biết số dân số , mật độ dân số, thành phần dân tộc. ở địa phương.

 - Xây dựng được bài tuyên truyền về vấn đề dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên theo các chủ đề:

+ các biện pháp phòng tránh thai.

+ Phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS.

+ Tình trạng mang thai, phá thai ở độ tuổi vị thành niên.

+ Tình trạng buôn bán trẻ em giá ở Việt Nam.

+ Có kiến thức, kĩ năng để xử lí các tình huống thực tế về dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

- Tuổi vị thành niên; Tình bạn khác giới và tình yêu; Sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn; Mang thai ở tuổi vị thành niên và biện pháp phòng chống; Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.

2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số.

- Tìm hiểu thực tế để nhận biết và trình bày trước lớp.

+ Có kĩ năng để xử lí các tình huống thực tế về dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

 3. Thái độ

- Tham gia tuyên truyền và vận động người thân, bạn bè, cộng đồng thực hiện tốt Luật dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

4. Định hướng hình thành các năng lực

Năng lực tư duy tổng hợp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng bản đồ và sử dụng số liệu thống kê; tìm kiếm và xử lí thông tin.

24 tháng 9 2021

em hok bt tại em học lớp 6

24 tháng 9 2021

cảm ơn e nha

23 tháng 9 2021

Cho mình xin lỗi là hình 6.1 nhé mình ghi nhầm 

23 tháng 9 2021

Em lớp 6 em ko giải xin lỗi chị nhé

11 tháng 9 2021

Cộng đồng 54 Dân tộc Việt Nam.

11 tháng 9 2021

việt nam có 54 dân tộc

10 tháng 9 2021

nhớ mật khẩu ko

9 tháng 9 2021

a) Cho biết số dân và sự gia tăng dân số ở nước ta 

- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:

+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động

+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người

+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường

Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo

- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.

b). Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số

* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

- Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).

- Nhóm tuổi 14 – 59:  có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).

- Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).

⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

* Nguyên nhân:

- Nhóm tuổi từ 0 - 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).

- Nhóm tuổi 14 - 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

9 tháng 9 2021

a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta

– Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.

– Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn:

+ Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.

+ Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do:

– Quy mô dân số nước ta lớn.

– Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao.

8 tháng 9 2021

dân tộc Thái:

Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. ... Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam

dân tộc  Êđê :

Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Malay-Polynesia, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. ... Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên.

dân tộc  Chăm :

Người Chăm hay người Champa, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia có nguồn gốc Đông Nam Á.

8 tháng 9 2021

Người Êđê (tiếng Êđê: Anak Radaya hay được dùng phổ biến theo cộng đồng là Anak Đê hay Đê-Ga ) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt Nam và đông bắc Campuchia.

Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người [1], năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam[5][6][7].Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây (Western Cham) tổng dân số 321 ngàn [2] cư trú ở Việt Nam và các nước, và Chăm Đông (Eastern Cham) tổng dân số 132 ngàn [3] cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.Tiếng Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian).

Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp.Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa mầu và nhiều thứ cây khác. Các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm"Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp.

xin tiick

iới thiệu Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam. Dự án nghiên cứu do ESRC-DFID tài trợ này muốn tìm hiểu tại sao nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số chưa tận dụng được đầy đủ những lợi ích do sự tăng trưởng kinh tế cao gần đây của Việt Nam tạo ra, cho dù đã có hàng loạt chương trình của chính phủ được thiết kế và thực hiện để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số. i Cụ thể, trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, chúng tôi tập trung phân tích các nhóm dân tộc nào hưởng lợi nhiều nhất từ mức tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam và tại sao chênh lệch trong mức sống giữa các nhóm dân tộc càng ngày càng lớn. Do phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn, phân tích của chúng tôi chỉ giới hạn ở địa bàn vùng nông thôn. Mặc dù dự án nghiên cứu này không đặt ra mục tiêu đánh giá các chính sách song chúng tôi cũng thực hiện việc tổng quan lại hệ thống các chính sách và chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, và nghiên cứu xem những chính sách này vận hành như thế 

8 tháng 9 2021

cac ngahn