K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. (6,0 điểm) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1....
Đọc tiếp

Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. (6,0 điểm)

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai? Em hiểu gì về cách gọi “người đồng mình” của tác giả? (1,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ: “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng”. (1,0 điểm)

Câu 3. Hai câu thơ “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng” gợi cho em nhớ tới câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nói về sự bao bọc và nuôi dưỡng của thiên nhiên với con người? Chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ. (0,5 điểm)

Câu 4. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch chân và chú thích rõ). (3,5 điểm)

0
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Bài đọc:

     Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

     

Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

      

Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

     Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

          (Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

0
1. Tác giả: Nguyễn Duy - Là một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. - Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm. 2. Tác phẩm: Ánh trăng - Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa => Dụng ý nghệ...
Đọc tiếp
1. Tác giả: Nguyễn Duy

- Là một trong số các nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Thơ văn Nguyễn Duy thường giàu tính triết lí, mang đậm hơi thở hiện đại nhưng vẫn hòa quyện tự nhiên với chất dân gian trữ tình đằm thắm.


2. Tác phẩm: Ánh trăng

- Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa
=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả: Tạo sự liền mạch trong việc diễn đạt ý tưởng, nội dung bài thơ như một câu chuyện nhỏ trong đó mỗi khổ thơ đều mang một ý nghĩa trọn vẹn.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).

- Nội dung bài thơ:
+ Lời tự nhắc nhở bản thân về những năm tháng gian khổ nơi chiến trường gắn bó với thiên nhiên.
+ Gợi nhắc con người về lối sống nghĩa tình, đạo lí tốt đẹp của dân tộc "Uống nước nhớ nguồn".

0