K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2018

ko sao chép google nhá mọi người<3

6 tháng 10 2018

Vậy là một năm học mới lại bắt đầu. Hình ảnh của mùa khai trường đầu tiên vẫn còn đọng lại cho em một cách sâu sắc với những tình cảm non nớt cũng những hình ảnh về buổi khai trường đầu tiên của cuộc đời mình. Để rồi ngày hôm nay, dù đã lớn nhưng em vẫn luôn thầm biết ơn thây cô đã cho em được cảm nhận ngày khai trường đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời của người học sinh. Buổi khai trường đầu tiên. Khi ấy, em vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. trong trí nhớ non nớt, hình ảnh của nhà trường là một nơi cao lớn với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đi cùng mình t rong suốt những quãng đường của thời học sinh. Sáng sớm, mẹ đã cho em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp và còn mới đã được các cô phát cho từ mấy ngày trước. đó là một chiếc áo trắng đi liền với váy màu tím than. Mái tóc ngang vai được mẹ tết thành hai bím tóc nho nhỏ, đung đưa ở hai bên tai. Mẹ bảo ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất đối với một người học sinh. Do đó, em cũng cần phải cố gắng thật ngoan ngoãn và biết nghe lời của thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông báo của nhà trường vang lên. Phụ huynh không được vào trong trường nữa, mọi người chỉ được đứng ở ngoài cánh cổng để nhìn thôi. Em cảm thấy tò mò về tất cả mọi thứ. Dù đã được đi ngắm trường trước đo nhưng đây vẫn là lần dầu tiên em đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và xen lẫn chút sợ hãi là cảm xúc của em lúc bấy giờ. Cô giáo phụ trách sau khi hỏi tên của các bạn đã phân ra theo từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của em thì hình ảnh của cô hiện lên một cách dịu dàng với tà áo dài trắng thướt tha cùng những bông hoa cúc nhỏ hiện trên tà áo. Mái tóc của cô buông dài với nụ cười như tỏa ra ánh nắng mùa thu. Cô dịu dàng nói chuyện chúng em làm cho tất cả như không còn sợ hãi nữa. Tiếng trống trường đã điểm, từng hàng học sinh nối nhau đi vào phía cổng trường theo từng khối lớp. Trên tay của mỗi người là những đóa hoa tươi lắm, trên môi của chúng em lại nở những nụ cười tươi tắn nhất. Nhìn mọi thứ thật lạ lẫm nhưng em biết rằng, chỉ một thời gian nữa thôi, nơi đây sẽ là nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tới với những kiến thức mới mà các thầy cô truyền đạt. Chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn và những phát biểu về những điều kiện của nhà trường và những lời động viên an ủi của thấy dành cho các em học sinh trong từng khối học. Mỗi khối học lại có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm và những gì cần phát huy khác nhau. Tiếp theo đo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường cùng những bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đó được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Em cùng các bạn bắt đầu làm quan với nhau và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp nhất, gần gũi nhất của ngồi trường tiểu học thân thương. Đọng lại trong em là hình ảnh của những bức tường vàng, thỉnh thoảng hiện lên những khoảng có rêu phong cổ kính. Những dãy hành lang san sát nhau, những phòng học có cánh cửa màu xanh đứng cạnh nhau. Bên ngoài là chiếc trống trường, là nơi mà bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu những giờ ra chơi hay và lớp.
Đối với tôi, ngày khai trường đầu tiên luôn sáng bừng trên con đường học tập của tôi, nó nhắc nhở tôi, động viên tôi khi tôi vấp ngã.
 

6 tháng 10 2018

Theo tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Dậu hai mươi sáu tuổi, là một nông dân hiền lành chất phác, là chồng của chị Dậu. Anh bắt đầu đi làm ruộng từ năm lên tám, và là một tá điền lực lưỡng. Sau khi lo ma cho em trai xong, anh bị mắc bệnh sốt rét, không làm ăn được gì. Tới mùa sưu, anh bị cùm kẹp ra đình làng để vợ ở nhà phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc anh về. Vì vậy, em không đồng ý với ý kiến đó. Lúc tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, phần vì anh đã quá ốm yếu, lại mới ngất xỉu từ tối hôm qua, phần vì hoảng quá, không biết phải làm sao, anh chỉ vội đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra đó. Một người đàn ông, nhưng vào lúc ốm đau như vậy, cũng cần được chăm sóc đầy đủ, chỉ tội nhà nghèo khó, lại đang mắc tội "thiếu sưu của nhà nước", làm sao anh có tiền chạy chữa thuốc thang? Lúc ấy thì anh có lẽ chẳng còn sức để mà đôi co. Anh muốn chúng nó bắt luôn mình đi, làm cho mình chết đi, để không phiền hà đến vợ con, vậy nên anh mới im lặng. Còn chị Dậu vì quá thương chồng nên một mục van xin bọn tay sai tha cho anh. Anh đã quá mệt mỏi, tuyệt vọng trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến đã đày đọa người nông dân như vậy. Nhưng đến cuối, thấy chị Dậu tức quá làm liều, anh vội can ngăn: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội." cho thấy anh vẫn biết nghĩ và thương vợ.

6 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng... 
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.

III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ

6 tháng 10 2018

Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:

 “Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 

Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.

Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. 

Lời răn dạy của cha ông  thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”. 

Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá. 

Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.

Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể.


k đúng mk nhé


 

6 tháng 10 2018

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn . 
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.

5 tháng 10 2018

*Tiêu đề "Sống chết mặc bay" : 
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì. 
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đangchống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng. 
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

5 tháng 10 2018

**Tiêu đề "Sống chết mặc bay" : 
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì. 
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng. 
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

5 tháng 10 2018

-Tập thể dục mỗi ngày.

- Ăn uống đầy đủ

5 tháng 10 2018

Đây nhé : ( mình đọc trong sách nhé ) Bài số 1

Một ông nhà giàu có đứa con trai ham chơi hơn thích học. Ông bắt nó ở trong “Thơ phòng” đọc sách, rồi ông rình nghe.

Một lát nó nói:

Hay thật! Hiểu rồi.

Ông rất mừng, bước vào hỏi:

Con hiểu câu nào trong sách mà nói rằng hay? Đâu chỉ cho tía xem.

Cậu công tử đáp:

Thưa tía, con thiết nghĩ đọc sách thật là bổ ích; nó mở mang trí óc rất nhiều. Từ bấy lâu nay con tưởng sách là chữ viết, nay coi kỹ, quả thật là chữ in.

5 tháng 10 2018

Bài số 2 :

Trong lúc biên giới Mỹ đóng chặc cấm cửa bò nhập từ Canada, một nữ phóng viên phỏng vấn chú Hai Già, chủ một trại bò.

- Thưa chú Hai từ đâu mà có bịnh bò điên?

- Một con bò cái mỗi ngày được người ta vắt sữa

- Thưa chú Hai, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra thôi

- Thì con bò cái mỗi ngày người ta vắt sữa sáu lần

- Thưa chú, con bò được vắt sữa mấy lần kệ nó đi, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra.

- Một con bò cái mỗi ngày được vắt sữa sáu lần nhưng sáu tháng mới được nhảy một cái đấy cô ạ.

- Chú Hai Già à, tôi nghĩ là chú hiểu lầm câu hỏi của tôi. Việc vắt sữa sáu lần một ngày và nhảy sáu tháng một lần đâu có liên quan.

- Sao không liên quan chớ. Tôi hỏi cô, nếu một ngày tôi vắt sữa cô sáu lần nhưng sáu tháng cô mới được nhảy một cái thì thử hỏi cô có điên không!?

5 tháng 10 2018

Mình cần gấp