viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về con người lao động
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
các bạn cho mik nhiều nhiều k tí nhé, viết cực lắm đó
Bây giờ em mới hiểu nghĩa của câu '' Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra '' là như thế nào rồi. Mẹ là một người mẹ tốt nhất nên em rất yêu quý mẹ. Em hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng nuôi dưỡng của mẹ.
Bài làm
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi. Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.
Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
# Chúc bạn học tốt #
Câu ca dao đã bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
#NPT
Bài văn mẫu giải thích câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”:
Tinh thần đoàn kết, gắn bó luôn là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Điều này cũng được ông cha ta thể hiện rất rõ qua kho tàng ca dao tục ngữ phong phú, và câu Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chính là một trong số những câu ca dao ấy.
Câu ca dao này đã có từ bao đời nay, vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thì ông cha ta muốn nhắn nhủ với con cháu muôn đời điều gì? Xuất phát từ hình tượng cái cây, “một cây làm chẳng nên non” tức là ý nói con người trong cuộc sống nếu chỉ biết hoạt động riêng lẻ, độc lập, xa rời với tập thể thì sẽ chẳng thể nào thành công và đạt được điều mà mình mong muốn. Trong khi đó, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” , con người nếu biết gắn mình với tập thể chung, mọi người cùng nhau đoàn kết, gắn bó, tương trợ , giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ cùng đạt được mục đích chung, đạt được thành quả. Như vậy, qua câu ca dao trên, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của nguồn sức mạnh tập thể, nó sẽ giúp con người ta vượt qua được bất kỳ khó khăn, thử thách nào.
Cuộc sống này không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công không không bao giờ là trải đầy hoa hồng, có những khó khăn, thử thách mà một mình con người ta không thể nào vượt qua được và cần đến sự tương trợ của những người khác. Khi ấy, bản thân ta không chỉ được giúp đỡ mà còn học hỏi được thêm biết bao nhiêu kinh nghiệm phong phú, bổ ích từ những người xung quanh, giúp trau dồi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Tập thể là một nơi mà ở đó, mỗi người có thể nói lên được ý kiến của mình, có sự thống nhất, tập trung giữa mọi ý kiến khác nhau để đi đến một phương pháp hữu hiệu nhất. Cộng thêm đó là nhiệt huyết, quyết tâm của mỗi cá nhân thì việc đạt được thành công, mục đích đã đề ra không phải là điều quá khó khăn.
Khi con người biết sẻ chia, yêu thương, gắn bó, hợp tác với nhau, nó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn có thể vượt qua được bất kỳ mọi khó khăn, gian khổ nào mà chưa chắc một cá nhân riêng biệt đã có thể vượt qua. Nó đôi khi lại có thể làm nên được những điều phi thường, giống như kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, đội tuyển của chúng ta đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam bằng ý chí, tinh thần thi đấu vì màu cờ sắc áo kiên cường, nhưng hơn tất cả, nếu như không có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau , liệu đội tuyển U23 có thể làm nên một chiến thắng lẫy lừng dù không phải trên sân cỏ nhưng là trong trái tim người hâm mộ như vậy hay không? Câu trả lời có lẽ sẽ là không, vì chỉ khi có tập thể, con người ta mới có chỗ dựa vững chắc, mới có tinh thần để phát huy hết mọi khả năng của mình. Trong thời chiến, chính khối đoàn kết toàn dân tộc là thứ vũ khí sắc bén nhất để chống đuổi, tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Trong thời bình hôm nay, khối đại đoàn kết ấy được thể hiện trong việc toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng một đất nước vững bền, phát triển về mọi mặt.
Trong khi đó, một cá nhân nếu như xa lánh tập thể, họ sẽ không thể có được cho mình những điều kiện tốt nhất, không thể học hỏi, tiếp thu, không có sự quyết tâm mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng bỏ cuộc bất cứ lúc nào. Vậy nên, tinh thần đoàn kết là một điều mà mỗi người chúng ta cần phải trau dồi và phát huy cho chính bản thân mình. Xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất như trong gia đình, trong một lớp học, trong một cơ quan,.., ai cũng cần biết gắn mình với tập thể, giúp đỡ người khác, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mình.
Một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng lòng, quyết tâm, hơn hết là đoàn kết, gắn bó của những tập thể trong đất nước ấy, tạo thành một khối đoàn kết vững mạnh. Câu ca dao của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao , dù là thời điểm nào, giá trị của nó vẫn luôn còn vững bền.
t bt m chưa thi mak, chưa thi thì m Tl làm dell j nữa
Hok tốt!!!
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”.
(“Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I)
Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn?
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn?
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên?
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh con người lao động trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".
* Gợi ý:
( Độc quyền Học văn lớp 9 - FACEBOOK)
-Bài thơ “Đoàn thuyền đánh ca” của Huy Cận là bài ca tuyệt đẹp của con người lao động mới hăng say, khỏe khoắn giữa thiên nhiên kì ảo.
-Lúc thiên nhiên đang trong trạng thái nghỉ ngơi khi một ngày khép lại “mặt trời xuống biển”, “sóng cài then, đêm sập cửa” thì con người bắt đầu công việc của mình – ra khơi. Đó là một công việc thường nhật, đã trở thành quen thuộc. Họ mang theo âm hưởng tiếng hát hào hùng và sôi nổi, nói lên niềm vui và sự hăng say đối với công việc lao động, dù rằng là vô cùng vất vả. ( Hình ảnh con người lao động ở khổ 1)
-Con người hiện lên với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn trong tư thế làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương đất nước: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng”. Lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, và giữa khoảng không bao la của vũ trụ vô tận ấy, trên thì có “mây cao”, dưới thì có “biển bằng”, cả đoàn thuyền “lướt” ra tận khơi xa để mà dò bụng biển tìm luồng cá, để mà bủa lưới vây giăng. Vẫn là vũ trụ vô cùng vô tận, nhưng con người không còn cảm giác bé nhỏ mà ngược lại, họ đã tự nâng mình lên ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ trong tư thế của người chiến thắng. ( hình ảnh con người lao động ở khổ 3)
-Người đọc hình dung được toàn bộ không khí lao động của con người với niềm say mê, hào hứng qua âm thanh tiếng hát gọi cá, qua động tác lao động khỏe khoắn “kéo xoăn tay” những chùm cá nặng “vẩy bạc, đuôi vàng”. ( hình ảnh con người lao động ở khổ 5 và 6).
- Câu hát vang lên lúc ra khơi trong lao động và cả khi thắng lợi trở về. Câu hát ngân nga, khỏe khoắn trở thành hình ảnh ản dụ cho khí thế hứng khởi và niềm lạc quan, yêu đời của người lao động. Tiếng hát ấy làm cho công việc lao động nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng và đầy chất thơ. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn giữ được khí thế náo nức, hăng say: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Một hình ảnh thơ đẹp và đày sức gợi” chạy đua cùng mặt trời” cũng có nghĩa là họ đang tiếp tục đua cùng với thiên nhiên, cùng thời gian. ( Khổ cuối).