K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

viết dấu đi chị 

Đọc đoạn trích này, người ta đọc bị hấp dẫn bởi cách miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài. Trước hết, ta bắt gặp 1 chàng dế thanh niên đẹp trai''cả thân mình là 1 màu nâu bóng mỡ''rồi cánh,râu,vuốt...của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khỏe khoắn ấy. Đúng là 1 thanh niên như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt''điều độ, chừng mực'', cái sự biết lo xa của 1 chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mên ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu.Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái vượt lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoa sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi đê khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhày cho ra vẻ....Ở đây, ta bắt gặp nét đặc trưng của 1 chàng dế ''thanh niên''ở tuổi mới lớn.Qua đó, ta thấy nhà văn quan sát tỉ mỉ, chi tiết, tinh tế; miêu tả: lựa chọn chi tiết nổi bật, kết hợp miêu tả ngoại hình và hành động;nghệ thuật nhân hóa, so sánh.Và đồng thời cũng cho thấy Dế Mèn hội tụ tất cả vẻ đẹp về hình dáng và sức mạnh nhưng tính cách còn kiêu căng, hống hách, hung hăng, ngạo mạn, tự phụ.

7 tháng 3 2019

ko cho chép mạng thì bạn tự chép trên mạng đó

khỏi nhờ ai

9 tháng 3 2019

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ TÁC GIẢ CÒN LẠI KO BIÉT

\

7 tháng 3 2019

Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nay Áo). Leopold Mozart, một nhạc sĩ vĩ cầm và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.

tớ chỉ biết vậy thôi mong cậu thông cảm

7 tháng 3 2019

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wolfgang_Amadeus_Mozart

bạn vào link này r  lọc ra nhé

hihi###

7 tháng 3 2019

chăm chỉ

7 tháng 3 2019

Phải:

  • - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn…
  • - Phải tu dưỡng đạo đức, hoc tập tốt
  • - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học
  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

Kính thưa quý vị đại biểu,quý thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Như mọi người đã biết,Bác Hồ -vị cha già kính yêu của dân tộc,Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Trong tâm trí Bác luôn thường trực những nỗi lo,những suy nghĩ về dân,về nước :“Hôm nay ,đồng bào miền Nam ngoài ấy như thế nào?” “Các chiến sĩ dân công đang ở trên rừng có rét lắm không?”… “Bác Hồ”,một cái tên mà hễ nhắc đến là mỗi người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn ,dù đồng bằng ha y miền núi ,dù trong nước hay đang ở nước ngoài đều biết đến và dành riêng cho người một tình cảm sâu đậm nhất. Giống như một nhà thơ đã từng viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn !
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.Trong số đó ,có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ.Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt .Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha,Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc,Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận,cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động “Đêm nay Bác không ngủ”đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá.Bác lo cho việc nước, việc quân, Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc .Bác trầm ngâm,đăm chiêu lặng lẽ…trong khi mọi người đang ngủ ngon.Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.Trong bài,nhà thơ đã viết:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu.Điệp ngữ “từng người”đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ.Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả.Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt.trong bài,Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Chỉ qua hai câu thơ,tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc.Giữa làn mưa phùn dai dẳng,mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm.Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các chiến sĩ lại được.Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn,Bác yêu thương ,chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình.người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của bác đối với dân tộc,với đất nước.Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm,với bao tình thương.Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách.Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm,đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng “không!”Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người.Sự “trầm ngâm trên nét mặt”, “lặng yên bên bếp lửa”đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu.Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ,Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông,với mọi người:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Càng nhìn Bác,anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc.Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác.Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt.Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng,tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá.Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công.Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng,anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên to lớn,vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”,ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác,đối với người cha của dân tộc.Cho dù nghe lời khuyên của Bác,anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc.anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó.Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
-Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp cụm từ: “Mời Bác ngủ,Bác ơi”diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị , mộc mạc,Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,Bác thức để lo cho non sông, đất nước,Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu.Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác.Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ,bác đã giải thích:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ.hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng.Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác.Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại,một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh “Anh đội viên nhìn Bác,Bác nhìn ngọn lửa hồng”thật đẹp mà cao quý.Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành,cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam.Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản,dễ hiểu mà sâu sắc.Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ “Lẽ thường tình” hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu.Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

7 tháng 3 2019

Đoạn văn nghen các bạn

7 tháng 3 2019

MẪU DÀN Ý BÀI VĂN TẢ LẠI HÌNH ẢNH CỤ GIÀ NGỒI CÂU CÁ BÊN HỒ

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...

7 tháng 3 2019

1. Phần mở bài:

- Mở đầu bài văn, bạn cần giới thiệu vắn tắt về thời gian, không gian cụ già ngồi câu cá.

2. Phần thân bài:

- Cần làm nổi bật chân dung cụ già với phong thái, dáng ngồi và cách cầm chiếc cần

Ví dụ:

+ Miêu tả khuôn mặt nổi bật của người già (chú ý đôi mắt, chòm râu, mái tóc…).

+ Tư thế ngồi của người già thường là ngồi thấp có thiên hướng người hơi khom xuống vì tuổi tác.
- Miêu tả cử chỉ, hành động  của cụ từ xa đến gần. 
+ Miêu tả thêm đôi bàn tay của người già và cách cầm chiếc cần câu

+ Làm nổi lên hình ảnh đặc trưng của việc đi câu như: tìm mồi, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối... 

- Kế đến là phong thái đặc trưng của người già  ngồi câu gợi ra điều gì? (sự ung dung tự tại, nhàn nhã, trầm lặng,...).

- Để không gian câu cá thêm sinh động, bạn có thể tả thêm hình ảnh bầu trời, cảnh vật xung quang, cây cối, người qua lại...

- Kết thúc buổi đi câu ra sao, dáng đi và thành quả câu cá có được...
- Những ấn tượng tốt đẹp từ hình ảnh ông cụ đi câu.

3. Phần kết luận:

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá gợi gợi cho em liên tưởng về hình dáng của ông nội, ông ngoại hay một người già nào đó mà em biết.

- Qua đó hình ảnh cụ già, em thấy điều gì tốt đẹp trong cuộc sống...

7 tháng 3 2019

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em.

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...