K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

Ko gửi đc nhưng có nguồn nhé:

Tóp tóp: Tìm kiếm, ghi ciin là ra

Youtube: Lựa video của Ngô Đình Nam Official là đc.

*Ko có bất kì nguồn quảng cáo hay ám chỉ*

21 tháng 2 2022

CIIN VÀ NGO ĐÌNH NAM

KHẢI CÀ KHỊA VÀ CHANG MIE

K CHO TUI

20 tháng 2 2022

chịu nha bẹn hum ko biết coái nhớ tui nói từ kia ko ta từ gì mà cái gì mà mà mà đồ ngugi mà ăn hại đó sao kick tui goài

20 tháng 2 2022

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, kết cấu của thành Thăng Long theo kiểu “tam trùng thành quách”. Khu vực lõi của thành là vòng một, còn gọi là Nội điện (sau gọi là Cấm thành). Đây là chỗ ở và làm việc của vua. Trong Nội điện có điện Càn Nguyên - nơi hằng ngày các quan trong triều chầu vua báo cáo công việc và nghe khẩu dụ. Sau điện Càn Nguyên có điện Long An, Long Thụy để vua nghỉ. Phía sau hai điện này là cung Thúy Hoa - chỗ ở cho cung nữ. Ngoài ra, còn có rất nhiều điện khác phục vụ cho nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. Một đặc điểm của Nội điện là có thềm rồng - biểu trưng cho quyền lực.

Để đáp ứng nhu cầu của triều đình, khu vực Nội điện triều Lý được sửa chữa nhiều lần và xây dựng mới. Trong lần tu bổ năm 1029, điện Càn Nguyên được đổi thành Thiên An, người ta xây thêm thềm rồng (Long trì) trước hai điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Triều đình cho đặt lầu chuông đối nhau để ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông. Nội điện được bảo vệ bằng vòng thành gọi là Long thành, có lính canh nghiêm ngặt. Bên ngoài Long thành là vòng hai, đây là nơi ở của quan và thái tử. Các vua Lý quan niệm không bao bọc thái tử bên trong tường thành, cho phép thái tử kết giao với cuộc sống bên ngoài.

Bảo vệ khu vòng hai có tường gọi là Hoàng thành. Nội điện và vòng hai gọi là Hoàng thành Thăng Long. Bên ngoài Hoàng thành là nơi sinh sống của dân chúng, có chợ, các cơ sở sản xuất thủ công, sản xuất nông nghiệp gọi là “thị”. Bao bọc thành và thị có lũy đất bảo vệ và cũng là đê ngăn lũ. Dưới chân lũy có hào nước, mục đích là ngăn kẻ thù tấn công thành. Vòng lũy này gọi là thành Đại La hay La thành (vòng thành bên ngoài). Vì lũy, đê thấp nên thời Lý, nhiều lần nước lũ lớn trên sông Hồng và Tô Lịch tràn qua cửa Đại Hưng (khu vực Cửa Nam hiện nay) vào Hoàng thành.

Dù có nhiều biến cố nhưng Thăng Long thời Lý có địa giới cơ bản ổn định cho đến khi nhà Nguyễn phá đi xây thành mới vào đầu thế kỷ XIX. Thời Lý, mặt Đông thành chạy dọc theo sông Hồng, từ đầu Hàng Than qua Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống kéo ra ô Đống Mác. Dấu tích của lũy, đê chính là dốc Báo Khánh (từ Hàng Trống ra hồ Hoàn Kiếm). Mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch ở phía nam hồ Tây kéo dài đến Yên Thái (nay thuộc phường Bưởi). Mặt Tây của thành từ Yên Thái ra ô Cầu Giấy và mặt Nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, ô Chợ Dừa đến ô Cầu Dền ăn ra đê sông Hồng.

Tuy không biến đổi về địa giới nhưng căn cứ vào chính sử, bản đồ qua các thời kỳ, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: Cấm thành, Hoàng thành thời Lý được xây dựng về phía Đông thành Đại La. Gần 20 năm kể từ lần khai quật đầu tiên (12-2002) tại vị trí 18 Hoàng Diệu đã cho thấy, nhận định vị trí của các nhà sử học khá chính xác. Tuy nhiên, vì chưa thể khai quật rộng hơn các vị trí xung quanh nên chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Về hành chính, nhà Lý chia Thăng Long làm 61 phường. Cũng từ thời Lý, nhà nước phong kiến có bộ luật đầu tiên gọi là Hình thư để quản lý xã hội. Về kinh tế, đã có các hoạt động sản xuất thủ công và thương mại, nhiều chợ được hình thành như chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà ngày nay), chợ Đông (khu vực Hàng Đường, Hàng Buồm hiện nay). Hai chợ này là nơi trao đổi giữa thành và thị. Qua các hiện vật được khai quật như đồ gốm sứ, đồng, sắt, có thể khẳng định nghề dệt, nhuộm, vàng bạc, đúc đồng, rèn sắt... đã phát triển.

Về văn hóa, Thăng Long thấm đẫm tinh thần dung hợp tôn giáo mà các nhà nghiên cứu gọi là “tam giáo đồng nguyên” (Phật - Nho - Đạo). Phật giáo rất hưng thịnh bởi nhà Lý lấy đạo Phật làm quốc đạo, với hai công trình tiêu biểu về kiến trúc là chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên. Một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất thời Lý là lễ hội Quảng Chiếu do vua tổ chức với các hoạt động: Hát chèo, đốt pháo bông, múa rối nước... bên bờ sông Hồng và Tô Lịch. Ngoài ra, thời Lý còn có hội thề Trung hiếu trên tinh thần Nho giáo “làm bề tôi phải trung với vua” diễn ra tại đền Đồng Cổ bên hồ Tây.

Nhờ những giá trị nổi bật từ thời Lý đến đời Nguyễn nên năm 2010, UNESCO đã trao tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới cho khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ngoài trách nhiệm gìn giữ, phát huy, cần tiếp tục khai quật để tìm thêm giá trị di sản từ thời Lý hiện vẫn bị thời gian phủ lấp.

20 tháng 2 2022

Nguyên nhân thắng lợi: - Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng  Thường Kiệt. ... - Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

k nha 

20 tháng 2 2022

1. Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.

- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

2. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La. Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. ... La Thành là vòng thành rộng hơn, bao quanh Hoàng thành.

3. Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Từ việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thủy. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà Lý dời đô bằng đường thủy. Và chỉ có dời đô bằng đường thủy thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.

( Em học trường mang tên Sử gia Ngô Sĩ Liên mà hỏi câu ổng viết trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư thì kì quá ;) )

21 tháng 2 2022

cảm ơn anh Ving Khang ạ 

18 tháng 2 2022

Điểm khác nhau :

Thành phần quan lại

Nhà nước thời Lý - Trần

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Nhà nước thời Lê sơ

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

Tổ chức bộ máy chính quyền

Nhà nước thời Lý - Trần

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước thời Lê sơ

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

- Các tác phẩm văn học , sử học 

Các tác phẩm văn học

Thời Lý (1009 - 1225)

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Thời Trần (1226 - 1400)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Thời Lý (1009 - 1225)

Đại Việt sử kí toàn thư.

Thời Trần (1226 - 1400)

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

19 tháng 2 2022

-Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội

 

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

-Tình hình kinh tế:
 

* Giống nhau:

- Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

- Thương nghiệp:

+ Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

* Khác nhau:

 kẻ bảng bạn nhé:chia đôi

Thời Lý - Trần

Nông nghiệp

- Tổ chức lễ “cày tịch điền”

- Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.


Thời Lê sơ
Nông nghiệp
- Không tổ chức lễ “cày tịch điền”
- Chính sách ruộng đất: quân điền
----------------------------------------------------------------------------------------

 

Thời Lý - Trần

Thủ công nghiệp

- Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

- Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…


Thời Lê sơ
Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

- Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thời Lý - Trần

Thương nghiệp

- Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

Thời Lê sơ
Thương nghiệp

- Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý - Trần.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà nước thời Lý - Trần

Thành phần quan lại

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Nhà nước thời Lê sơ
Thành phần quan lại

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà nước thời Lý - Trần

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước thời Lê sơ

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

điểm giống nhau:

- Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

- Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

* Điểm khác nhau:

- Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô - nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

- Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:lê sơ

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mớ

----------------------------------------------------------------------------------------------
Thời Lý (1009 - 1225)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

-----
Thời Trần (1226 - 1400)

Các tác phẩm văn học

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

Các tác phẩm sử học:

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

-----

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

18 tháng 2 2022

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Chúc bạn học tốt

18 tháng 2 2022

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Nhỏ khôg uống rượu lớn lên hư Tổ tông công đức tìm ra rượu Con cháu hiếu thảo mặc sức say

lòng mún khóc mắt cũng không rơi lệ rượu cạn rồi lại ngợp nỗi nhớ thương cái khó nhất trên đời là một trang nam tử ý chí vững vàng mà tình cảm lại gian nan…;))

18 tháng 2 2022

ko tưởng tượng đc luôn bn ạ

❤ khó lắm

HT

27 tháng 2 2022

cho  tui kết quả

 

Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

18 tháng 2 2022

loading...  

17 tháng 2 2022

sợt gu gồ

17 tháng 2 2022

ko có tui sơ rùi