K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau:[…]Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miênCháu sơ tán tận trên Hà Bắc,Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chèBếp nhỏ lui cui che chắn bốn bềIn hệt túp lều năm xưa kháng chiến(Có con chim xa kêu mùa vải chínĐom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơnBà sơ tán tận trên Triều KhúcLàng xa tắp, nằm kề bên Bến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

[…]

Nhớ năm Giôn-xơn đánh phá liên miên
Cháu sơ tán tận trên Hà Bắc,
Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập,
Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chè
Bếp nhỏ lui cui che chắn bốn bề
In hệt túp lều năm xưa kháng chiến
(Có con chim xa kêu mùa vải chín
Đom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!)

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều
Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu...
Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo,
Tháng Mười hai, dồn dập B.52!

Mười năm rồi, bà ạ!
Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà!

Giờ bà đã nằm trên đất đồng làng
Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ.
Cuộc đời bà đã qua tất cả
Lẳng lặng, khiêm nhường, không dấu tích gì!

Mười năm
Cháu dần lớn, nên người.
Rất nhiều điều phải đi đến tận cùng,
Chỉ có lòng bà thương
Đi bao giờ hết được?

              (Bằng Việt, Tuyển tập thơ Bằng Việt)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau

a. Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

b. Trong bức tranh, nét vẽ của con bé còn non.

Câu 4. Hình ảnh người bà được thể hiện thế nào thông qua các từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ sau?

Cái năm cuối cùng bom đạn Ních-xơn
Bà sơ tán tận trên Triều Khúc
Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục,
Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình!
Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành,
Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị,
Bà an ủi: “Dào ôi! Mày cứ vẽ,
Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!”

Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu,
Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống.
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng,
Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều...

Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi người?

0
(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

     Tóm lược: Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian dựng nên vở kịch nói nổi tiếng cùng tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Vở kịch kể về bi kịch của Trương Ba – một người làm vườn hiền lành, đức độ nhưng vì một sự cố, linh hồn ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt phàm tục. Sự khác biệt giữa linh hồn thanh cao và thân xác đầy bản năng tạo ra mâu thuẫn lớn, khiến Trương Ba ngày càng đau khổ. Ông phải đối mặt với sự thay đổi từ chính mình khi bắt đầu bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi bản năng của thân xác. Đồng thời, gia đình và những người thân yêu cũng dần xa lánh ông vì không còn nhận ra người Trương Ba trước kia. Trong tâm trạng giằng xé, ông có một cuộc đối thoại đầy căng thẳng với chính thân xác hàng thịt – nơi cả hai bên vạch trần những xung đột sâu sắc giữa linh hồn và thể xác. Đoạn trích sau là phần đầu chương 7 của vở kịch, tái hiện “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”.

     (Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác...

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...

Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi... Ha ha!

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng... Nhưng...

Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ (thì thầm). Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn...

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (an ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

      (Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng... Vợ Trương Ba vào.)

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta, NXB Kim Đồng, 2021)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định mâu thuẫn chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt “thuận” trong những câu sau:

a. Phải sống hoà thuận với nhau thôi!

b. Thuyền thuận gió lao đi vun vút.

Câu 4. Phân tích một số lời thoại mà anh/chị cho rằng có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Trương Ba.

Câu 5. Anh/ chị đồng tình hay phản đối với những lập luận của phần xác anh hàng thịt trong đoạn trích trên. Hãy lí giải quan điểm của bản thân bằng đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng.

0
Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn lối sống xanh nhằm bảo vệ tương lai của bản thân và hành tinh mà chúng ta đang sống.

Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:

BÀ LÁI ĐÒ

    Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn.

    Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan.

    Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ.

    Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    - Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

    - Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

    Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết.

    Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hắt thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái.

    Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

    - Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

    Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức.

    Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu.

    Anh Bảo - tên Việt Nam của đồng chí Đức - đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ.

    Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn.

    Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

    Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

    - Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

    - Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

    - Các đồng chí này không phải là người Pháp mà người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

    Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

    - Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

    - Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

    - Nhà bà ở đâu?

    - Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

    - Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

    - Tôi goá, chỉ có một thằng bé.

    Bà thở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, Sách điện tử ebook.com)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)

     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian nhà nát mà thôi. Nghèo đói quá, Ất phải đi làm mướn, kiếm củi để sống qua ngày. Năm ngoài hai mươi tuổi, Ất nghèo không lấy nổi vợ, anh không đoái hoài đến mà em cũng chẳng muốn hỏi xin.

     Làng bên có một ông nhà giàu. Ất thường làm mướn ruộng cho nhà ấy, lâu dần thành quen. Phú ông có một khoảnh đất bỏ hoang, Ất xin đến ở, bèn gánh cả cơ nghiệp dọn đến. Từ đấy, càng xa cách Giáp, năm hết tết đến cũng chẳng hỏi han gì đến nhau.

     Ất tuy nghèo nhưng hay làm điều thiện, gặp ai bần cùng đều chia sẻ cho họ. Một hôm anh đi làm thuê, chiều tối về thấy một người nằm giữa cửa, lay thì người ấy rên không dậy được. Thắp đèn lên soi thì thấy một ông già gầy guộc, ốm yếu, mắt nhèm, mũi dãi tanh hôi dị thường, nôn mửa, phân vung vãi khắp ngoài cửa. Ất vực dậy hỏi han, ông già nói là người thôn bên, nghèo ốm phải đi ăn xin, tối đến đây mệt quá, xin nhờ một xó nằm nghỉ cho hết đêm. Ất mở cửa đỡ vào, rót nước nóng cho uống, ông già hơi tỉnh, bèn chải chăn chiếu cho nằm; thổi nấu xong gọi ông già cùng ăn. Ông già ốm yếu mà ăn thật khoẻ, ăn hết hơn một đấu gạo còn kêu đói. Ất sẻ thức ăn sang cho ông cụ. Lúc lâu sau, ông cụ mới xoa bụng nói:

     Lão no rồi. Thằng con lão hư đốn không biết hiếu thuận, nếu lão có được người con như cháu thì thật là mãn nguyện.

     Rồi ông lão nằm duỗi dài ra, ngủ thì ngáy như sấm, tỉnh thì ho hắng khạc nhổ, ầm ĩ cả đêm, song Ất không hề tỏ ra khó chịu. Sáng hôm sau, ông già trở dậy, Ất lại sửa soạn mâm bát. Ông già ngăn lại nói:

     Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

     Rồi lấy chậu hứng dưới mũi, ngoảnh lại bảo Ất:

     Lấy cán muôi đập vào mũi lão đi!

     Ất không chịu, ông già nài ép, Ất đành đập mấy cái, máu chảy ra, Ất sợ quả dừng tay lại nhưng ông già bảo cứ đập tiếp. Khi máu thôi chảy thì thấy vàng ùn lên từ đáy chậu, lát sau đã đầy. Ông già quay lại bảo Ất:

     Giữ lấy chỗ vàng này có thể làm giàu được rồi đấy! Cháu hãy gắng làm điều thiện, đừng giảm sút nhé!

     Ất kinh ngạc lạy tạ, lúc ngẩng đầu lên thì cụ già đã đi rồi. Ất được vàng, nhưng giấu kín, vẫn đến ông nhà giàu vay tiền, nói là để đi buôn. Anh bỏ vàng vào đãy, mang lên kinh mua hàng đem về bán. Một năm đi ba bốn chuyến, mới dùng hết nửa số vàng mà tiền đã được hàng vạn vạn, anh bèn từ biệt ông nhà giàu về quê, chuộc lại căn nhà cũ, dần dà mua thêm ruộng, mượn người phá nhà cũ làm nhà mới, trở nên giàu có nhất làng. Sau đó Ất đến nhà người anh, nhờ anh hỏi con gái nhà thế tộc làm vợ.

     Lúc đầu Ất về quê đến chào anh chị, vợ chồng Giáp đối xử nhạt nhẽo. Lâu cũng không thèm sang thăm, bỗng nghe nói người em giàu sụ, lấy làm lạ bèn đến xem. Khi tới nơi thấy gian nhà nát trên mảnh đất xưa kia đã được xây thành căn nhà lớn, sắp sửa làm xong. Em lại còn mua mấy mẫu ruộng xấu của một nhà hàng xóm liền kề, phát quang gai góc làm vườn, thợ thuyền, đầy tớ vận chuyển gỗ đá nối nhau không dứt. Anh chị kinh ngạc quá, hỏi em nguyên do, Ất kể kĩ lại những điều đã gặp, anh chị hâm mộ mãi, hỏi kĩ tuổi tác, hình dạng ông già để còn đi tìm.

     Hơn một năm sau, người anh từ ngoài về vừa lúc có một ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách co ro đi qua cửa. Hai vợ chồng Giáp tranh nhau kéo vào nhà, ép ngồi ghế trên, chẳng kịp hỏi rõ ông ta từ đâu đến. Rồi mổ gà, thổi xôi, chặt cá làm gỏi, cung phụng rất hậu. Ông già khép nép không dám nhận, vợ chồng Giáp đối xử theo lễ càng cung kính, lại nói:

     - Tiên ông cứ lấy hết trong lỗ mũi ra thì cả đời đệ tử này ăn tiêu cũng không hết.

     Sáng hôm sau, ông cụ vái chào xin đi, không tặng lại gì cả. Giáp giữ lại, không cho về, lấy cái nón lớn đặt trước mặt ông cụ, cắm cái dùi to vào Ông già hoảng hốt che đỡ. Giáp nói:

     - Tiên ông không hiểu biết gì cả. Đệ tử không xin nhiều. Vàng cứ đầy này là được.

     Tức thì sai vợ giữ quật tay ông lão, còn mình ra sức gõ vào sống mũi ông vừa chọc máu đã chảy ra. Giáp mừng rỡ nói:

     - Quả như lời chú hai nói, vàng sắp thành rồi.

     Liên tiếp đánh đến nỗi mũi ông cụ vỡ ra, rụng cả răng, khiến ông cụ phải hô cứu mạng. Hàng xóm tứ bề kéo đến, không hiểu duyên cớ là gì. Hỏi thì chồng Giáp giận dữ không chịu nói, hỏi ông cụ mới biết tường tận nhưng ông cụ cũng không hiểu vì sao trước thì cung kính sau lại hung tợn như thế. Ông lão vốn là người bán tương ở thôn bên. Giáp ngày thường bủn xỉn, cả làng đều ghét nên có người chạy đi báo với con trai ông cụ. Anh con trai trước đó thấy cha mãi không về, đang lo đi tìm hỏi, nay hay tin giận lắm, tức khắc cùng người làng đưa cả ông cụ và vợ chồng Giáp lên quan. Quan cho rằng đánh tàn nhẫn một người lớn tuổi như thế thì phải đền tiền tạ tội theo luật, lại nọc vợ chồng Giáp ra đánh mấy chục hèo(2), mông nát cả thịt ra.

(Trích Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh(3), in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Quyển hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Chú thích:

(1) Ông tiên ăn mày được rút trong Lan Trì kiến văn lục - một tập truyện truyền kì bằng chữ Hán do Vũ Trinh biên soạn, bao gồm nhiều câu truyện ngắn, kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật, phong tục, và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong xã hội thời đó.

(2) Hèo: cây họ cau, thường dùng làm gậy.

(3) Vũ Trinh (1759 - 1828), nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, nổi tiếng với tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. Ông cũng sáng tác nhiều văn thơ thể hiện tư tưởng đạo Nho, đồng thời còn là một học giả tinh thông nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, và triết học.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra cách tác giả đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật trong các câu in đậm sau:

Ông già ngăn lại nói:

- Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao vợ chồng nhân vật Giáp không được ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách ban tặng vàng?

Câu 4. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn chủ đề của của văn bản.

Câu 5. (1,0 điểm) Hình ảnh hai anh em Giáp, Ất trong văn bản trên khiến em liên tưởng tới truyện cổ tích Việt Nam nào mà em đã học, đã đọc? Vì sao có sự liên tưởng đó? (Trả lời trong 3-5 câu)

0