K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trần Tế Xương cay nhất là chuyện thi cử. Tài giỏi như ông mà phải đến lần thi thứ tám mới đậu vét được cái tú tài. Mà Tú tài thời đó thì được tiếng là “ông Tú” nhưng chỉ được “làm quan tại gia”, “ăn lương vợ”. Nhưng không được thênh thênh trên đường hoạn lộ chưa hẳn đã là rủi, thì ông Tú Xương làm thơ, làm thi sĩ, thành thi hào! Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú...
Đọc tiếp

Trần Tế Xương cay nhất là chuyện thi cử. Tài giỏi như ông mà phải đến lần thi thứ tám mới đậu vét được cái tú tài. Mà Tú tài thời đó thì được tiếng là “ông Tú” nhưng chỉ được “làm quan tại gia”, “ăn lương vợ”. Nhưng không được thênh thênh trên đường hoạn lộ chưa hẳn đã là rủi, thì ông Tú Xương làm thơ, làm thi sĩ, thành thi hào! Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta.

Là sĩ tử, cũng là nạn nhân trong kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tại Nam Định, Trần Tế Xương tận mắt chứng kiến sự suy đồi của Nho học, đau lòng trước nỗi ô nhục của tài tử văn nhân đất Bắc. Cho nên mở đầu bài thơ, tác giả đã phê phán sâu sắc nhà nước thực dân phong kiến thời bấy giờ:

“Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

Tác giả nói “nhà nước” một cách trang trọng như vậy nếu những việc làm của “nhà nước” mà tô't đẹp thì là ngợi ca, còn nếu nói đến những việc làm của “nhà nước” không ra gì thì là “hạ bệ”. Rõ ràng là Tú Xương đã “hạ bệ” cái “nhà nước” thực dân phong kiến đó bằng sự kiện “ba năm mở một khoa”. Dưới sự cai trị của “nhà nước” thực dân, đạo học (chữ Nho) đã mạt vận. “nhà nước” chỉ mở kì thi cầm chừng, hổ lốn, mất hết vẻ trang nghiêm của kỳ thi quốc gia: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Sợ mất an ninh ở Hà Nội, “nhà nước” thực dân đã lừa sĩ tử Hà Nội xuống Nam Định “thi lẫn” với sĩ tử trường Nam. Chỉ một từ “lẫn”, Tú Xương phơi bày cả sự đổ nát của kỳ thi quốc gia và phê phán “nhà nước” vô trách nhiệm.

Sang hai câu thực, sĩ tử và quan trường được nhà thơ Tú Xương biếm họa rất tài tình:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Tú Xương có biệt tài mà Nguyễn Công Hoan tôn như “thần thơ thánh chữ” là chỉ trong một chữ đã lột tả được thần thái của sự vật. Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Tú Xương còn ghi lại một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử thi cử của nước nhà là “khoa thi Đinh Dậu”, có cả Tây đầm nhốn nháo ở trường thi:

“Cờ cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê phết đất mụ đầm ra”

“Cờ cắm” hay “Lọng cắm”? Sách giáo khoa hiện hành chép là “Cờ cắm”, có chú thích là: có bản chép: “Lọng cắm”. Thơ Tú Xương gần với thơ ca dân gian, nhà thơ sáng tác không in ấn, không xuất bản, người đời nghe rồi ghi lại nên dễ “tam sao thất bản”. Trong những trường hợp có dị bản như thế này thì buộc người đọc, người nghiên cứu phải lựa chọn. Người soạn sách giáo khoa chọn “cờ cắm” để đối với “váy lê” ở câu dưới cho thật độc. “Cờ” mà đối với “váy” độc quá! Theo tôi, “lọng cắm” hay hơn:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”

Quan sứ (công sứ Nam Định Lơ Nooc Măng, đèn dự lễ xướng danh khoa thi Hương hẳn là phải có “lọng cắm rợp trời” mà “lọng cắm” thì mới “rợp trời”. Còn vế đối “Lọng cắm rợp trời” với “váy lê phết đất” cũng chỉnh quá, mà độc địa không kém. Lọng là cái che trên đầu “quan sứ” mà lại đôi với “váy” là cái che dưới mông “mụ đầm”! “Quan sứ” đến”, “mụ đầm ra”, chúng nó “đến”, nó “ra” như thế thì nhục quá, không chịu được, Tú Xương đã chơi một đòn trí mạng vào bọn Tây đầm thực dân nhốn nháo vào cái thời buổi nhố nhăng! Tú Xương ác khẩu trong cách đối chữ đôi câu, cái tôn nghiêm đem đọ với những cái không tiện hô đúng tên thật, ông lợm sự sông, ông cho lộn tùng phèo cả đi. Nghĩ về người quan văn người quan võ thời nhí nhố ấy, ông đem cái võng (võng điểu võng thắm) ra mà đối với cái khố dây (khố đỏ khố xanh). Tường thuật việc trường thi chữ nho có Tây đến ra bài, ông đem cái lọng quan sứ mà đối với cái váy mụ đầm, đem cái đít vịt bà đầm ra đối với cái đầu rồng một ông cử dốt đang lạy tạ mũ áo vua ban... (Nguyễn Tuân).

Kết thúc bài thơ, tác giả chuyển từ giọng điệu trào lộng sang giọng điệu trữ tình thâm trầm. Tú Xương đau lòng nhắn nhủ với “nhân tài đất Bắc”:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”

Giọng trữ tình thấm thìa ấy như có sự cộng hưởng của giọng điệu trữ tình đầy nhiệt huyết của các nhà ái quốc đầu thế kỷ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Tất nhiên trong giọng điệu chung của những tấm lòng ái quốc ấy, ta vẫn nhận ra sắc thái riêng của Tú Xương. Khi thì xót xa thổn thức “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”, khi thì kiêu bạc trịch thượng “Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”. Không dễ gì mà hạ một chữ “ngoảnh cổ” như vậy đối với giới trí thức Bắc Hà. Phải có chân tài và quan trọng hơn nữa là phải có tấm lòng đối với đất nước, với dân tộc thì nhân tài đất Bắc mới tâm phục. Đúng là tâm sự yêu nước thổn thức của Tú Xương là vật bảo chứng cho những gì là lộng ngôn của nhà thơ:

“Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn

Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”

(Đêm hè)

Dưới mắt Tú Xương, sự suy đồi của đạo học (chữ nho) là một hiện tượng của sự mất nước, của sự nô lệ. Với Tú Xương, nỗi nhục trong “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là nỗi nhục mất nước! “Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đông tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” (Nguyễn Tuân).

“Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Trần Tế Xương là “sử thi” về đời sống nhà nho lúc Tây sang. Đạo học suy đồi, thi cử bát nháo hố’ lốn, sĩ tử mất hết nhuệ khí, quan trường mất hết nhân cách. Bọn thực dân nghênh ngang đến trường thi là một nỗi ô nhục của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau của nhà thơ đã làm thức tỉnh tầng lớp trí thức đương thời.

0

 

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
60 phút trước

Khá quá a bạn, a bạn đã cho tôi 1 buổi chiều tuyệt vời đấy =))

Các bạn tìm trên mạng xem có bài này không:đề viết dàn bài phân tích một tác phẩm văn học chỉ tiết chỉ csanf thấy chữ vào để làm I. Mở bài   Câu mở đoạn: "Trong vườn thơ ca Việt Nam, [tên bài thơ] của [tên tác giả] như một làn gió mát, thổi bay những ngột ngạt của cuộc sống..." "Với những vần thơ hóm hỉnh, dí dỏm, [tên tác giả] đã vẽ nên một bức tranh sinh động về [đề tài chính của bài thơ] qua...
Đọc tiếp

Các bạn tìm trên mạng xem có bài này không:đề viết dàn bài phân tích một tác phẩm văn học chỉ tiết chỉ csanf thấy chữ vào để làm

I. Mở bài

 

Câu mở đoạn:

"Trong vườn thơ ca Việt Nam, [tên bài thơ] của [tên tác giả] như một làn gió mát, thổi bay những ngột ngạt của cuộc sống..."

"Với những vần thơ hóm hỉnh, dí dỏm, [tên tác giả] đã vẽ nên một bức tranh sinh động về [đề tài chính của bài thơ] qua bài thơ [tên bài thơ]."

Giới thiệu tác giả và bài thơ:

[Tên tác giả] là một nhà thơ nổi tiếng với phong cách [mô tả phong cách thơ]. Bài thơ [tên bài thơ] được sáng tác vào khoảng thời gian [thời gian sáng tác], phản ánh sinh động bức tranh xã hội [mô tả xã hội thời đó].

Luận điểm chính:

Bài thơ [tên bài thơ] không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tiếng cười sảng khoái, một mũi nhọn châm biếm sắc sảo vào [đối tượng trào phúng].

II. Thân bài

 

Phân tích nội dung:

Đối tượng trào phúng:

Tác giả đã chọn [đối tượng trào phúng] làm mục tiêu để chế giễu. Qua đó, nhà thơ muốn bộc lộ sự [cảm xúc của tác giả] đối với [tính cách, hành động của đối tượng].

Nguyên nhân của sự trào phúng:

Sự trào phúng trong bài thơ bắt nguồn từ [nguyên nhân]. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, chi tiết [mô tả chi tiết] để làm nổi bật sự [tính chất] của đối tượng.

Mục đích của sự trào phúng:

Qua tiếng cười trào phúng, tác giả muốn [mục đích của tác giả]. Đồng thời, nhà thơ cũng gửi gắm những thông điệp sâu sắc về [vấn đề xã hội].

Phân tích nghệ thuật:

Các biện pháp nghệ thuật:

Tác giả đã sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như [kể tên các biện pháp nghệ thuật] để tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.

Ví dụ: [đưa ra ví dụ cụ thể về câu thơ, đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật].

Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật:

Nhờ những biện pháp nghệ thuật này, bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và gây cười. Đồng thời, chúng cũng giúp tác giả làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm.

So sánh, liên hệ:

So sánh với các bài thơ trào phúng khác của cùng thời kỳ hoặc của các tác giả khác.

Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay.

III. Kết bài

 

Khẳng định lại giá trị của bài thơ:

Bài thơ [tên bài thơ] là một tác phẩm văn học có giá trị, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn về mặt nội dung.

Suy nghĩ của bản thân:

Qua bài thơ, em cảm nhận được [cảm xúc của bản thân]. Em học được rằng [bài học rút ra].

Lưu ý:

 

Thay thế các từ in hoa bằng thông tin cụ thể về bài thơ bạn đang phân tích.

Bạn có thể bổ sung hoặc thay đổi một số ý nhỏ để phù hợp với bài thơ của mình.

Hãy đảm bảo bài văn của bạn có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần.

Sử dụng ngôn ngữ văn học, mạch lạc và giàu hình ảnh.

Ví dụ:

 

Bài thơ: "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

Mở bài: Trong vườn thơ ca Việt Nam, "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan như một làn gió mát, thổi bay những ngột ngạt của cuộc sống nơi đất khách quê người. Với những vần thơ hóm hỉnh, dí dỏm, bà Huyện Thanh Quan đã vẽ nên một bức tranh sinh động về nỗi nhớ quê hương qua bài thơ "Qua Đèo Ngang". Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tiếng cười sảng khoái, một mũi nhọn châm biếm sắc sảo vào xã hội phong kiến.

Chúc bạn hoàn thành tốt bài văn của mình nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
23 tháng 12

- Nghệ thuật:

+ Lời bàn luận chân thật, thẳng thắn, lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

+ Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục

 

23 tháng 12

Nah I'd Win

23 tháng 12

Cuộc sống không ngừng thử thách bản thân mỗi người và vượt qua những khó khăn, thử thách ấy mang đến ý nghĩa rất lớn. Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn. Đi vào khó khăn người ta mới cảm nhận được sâu sắc hơn bản thân, đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu. Nếu xem khó khăn như một chướng ngại việc vượt qua chướng ngại ấy có nghĩa là ta có cơ hội chứng tỏ được năng lực của mình. Đồng thời, khó khăn sẽ là cơ hội để con người rèn luyện nghị lực, ý chí và lòng can đảm khi đương đầu với những thách thức của cuộc sống. Cuối cùng, khó khăn càng lớn sẽ là một dấu hiệu về sự thành công càng ngọt ngào. Và sau cùng mỗi khó khăn, " sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm". Vì vậy, con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.

chỉ ra biện pháp nhân hóa trong khổ thơvà nêu hiệu quả nghệ thuật đó     (bài thơ : bác ơi )                                                                                                                                                                                                                                  bác để tình thương cho chúng con                                                                 một đời thanh bạch , chẳng vàng son                 ...
Đọc tiếp

chỉ ra biện pháp nhân hóa trong khổ thơvà nêu hiệu quả nghệ thuật đó     (bài thơ : bác ơi )                                                                                                                                                                                                                                  bác để tình thương cho chúng con                                                                 một đời thanh bạch , chẳng vàng son                                                             mong manh áo vải hồn muôn trượng                                                               hơn tượng đồng phơi những  lối mòn    

0
24 tháng 12

Messi hay ronaldo