K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.  Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.  Và chúng tôi, một thứ quả trên...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

 

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.

Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

0

Đề thi đánh giá năng lực

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn trích sau: Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ ngàn cây Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước...
Đọc tiếp

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn trích sau:

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn

(Nhớ, Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, Tập 3, NXB Văn học, 1997, tr.67)

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở, tác giả Ba Gàn viết: “Đừng tìm bình an, mà hãy chủ động an bình trước mọi hoàn cảnh.”.

Từ câu nói trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách sống chủ động của tuổi trẻ trong xã hội hiện đại.

0
Câu 1. (2,0 điểm) Từ kết quả đọc hiểu văn bản trên kết hợp với trải nghiệm cá nhân, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thích ứng với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.Câu 2. (4,0 điểm) Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai văn bản sau:* Văn bản 1: Cánh chim...
Đọc tiếp

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ kết quả đọc hiểu văn bản trên kết hợp với trải nghiệm cá nhân, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thích ứng với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.

Câu 2. (4,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai văn bản sau:

* Văn bản 1:

Cánh chim báo sang mùa
Nắng hoai hoai cuối hạ
Màu mây non lá mạ
Gió trên cành hiu hiu

Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương cốm đâu đây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy

Phút giây chuyển sang mùa
Nghe vô cùng huyền diệu
Không thừa và không thiếu
Tay thiên nhiên đặt bày

(Trích Sang mùa, Tạ Hữu Yên1, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2005, tr.915)

* Văn bản 2:

Một ban mai bỗng thơm gió hanh về
Tiếng lá rụng ngoài vườn cây xào xạc
Em mở cửa, hương lùa vào man mác
Anh bàng hoàng tỉnh dậy: đã vào thu

Thời gian đi êm nhẹ tựa lời ru
Em lặng lẽ tháng ngày như thế đó
Anh thương lắm đôi bàn tay nho nhỏ
Đã làm nên bao chuyện lạ trên đời.

Mảnh đất em chăm nên nụ nên chồi
Ong hút mật rù rì chiều nắng biếc
Hoa thức suốt đêm dài không mỏi mệt
Chợt thu về chín ngọt một mùa hương.

(Trích Vườn thu, Võ Văn Trực2, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2005, tr.835)

* Chú thích:

1Tạ Hữu Yên (1927 – 2013), quê ở Ninh Bình. Ông là tác giả của nhiều bài thơ đã được phổ nhạc, tiêu biểu như Đất nước, Đôi dép Bác Hồ, Cảm xúc tháng Mười,… Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017.

2Võ Văn Trực (1936 – 2019), quê ở Nghệ An. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và thi ca là lĩnh vực tiêu biểu nhất; một số tập thơ đặc sắc như Hành khúc mùa xuân (1980), Trăng phù sa (1983), Tiếng ru đồng nội (1990),…

0
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ(Trích) Trong số rất nhiều thách thức đa dạng và thú vị mà ngày nay chúng ta phải đối diện, điều cấp bách và quan trọng nhất là làm sao phải hiểu và định hình cuộc cách mạng công nghệ mới, điều chắc chắn sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của nhân loại. Chúng ta đang ở...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

(Trích)

Trong số rất nhiều thách thức đa dạng và thú vị mà ngày nay chúng ta phải đối diện, điều cấp bách và quan trọng nhất là làm sao phải hiểu và định hình cuộc cách mạng công nghệ mới, điều chắc chắn sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của nhân loại. Chúng ta đang ở thời điểm khởi đầu của một cuộc cách mạng sẽ thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Xét về quy mô, tầm vóc và độ phức tạp, hiện tượng mà tôi coi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này không giống bất kỳ điều gì mà nhân loại từng trải qua.

Đến nay chúng ta vẫn chưa hình dung được đầy đủ tốc độ và phạm vi của cuộc cách mạng mới này. Hãy nghĩ đến vô số khả năng cho phép hàng tỷ con người kết nối với nhau bằng thiết bị di động, tạo nên sức mạnh xử lý, năng lực lưu trữ và cơ hội tiếp cận tri thức chưa từng có. Hoặc đến sự hợp lưu đáng kinh ngạc như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot, internet kết nối vạn vật, xe tự hành, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử, và còn nhiều nữa,… Nhiều sáng kiến vẫn còn sơ khai, nhưng chúng đã đến bước ngoặt trong quá trình phát triển nhờ dựa vào nhau và khuếch đại lẫn nhau trong một sự giao thoa công nghệ trên cả thế giới vật chất, thế giới số, lẫn thế giới sinh học.

(Theo Klaus Schwab, dịch giả Đồng Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ Anh, NXB Thế giới, 2018, tr.11)

Câu 1. Xác định thông tin chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản trên sử dụng dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn in đậm.

Câu 4. Nhận xét về thái độ, quan điểm của người viết văn bản.

Câu 5. Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ? (Trình bày nhiều nhất từ 5 đến 7 dòng).

0
Đọc đoạn trích sau:CON THÚ LỚN NHẤTNguyễn Huy Thiệp Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi. Họ đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

CON THÚ LỚN NHẤT

Nguyễn Huy Thiệp

Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng đều luống tuổi. Họ đi đâu cũng có nhau. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo.

Người chồng là tay thợ săn cự phách. Khẩu súng kíp trong tay lão như có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen xỉn như màu mực tàu, còn những đống xương thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi hám. Những đống ấy to như những cái mả. Lão thợ săn như là hiện thân thần Chết của rừng. Chim chóc và thú rừng sợ hãi lão. Cánh thợ săn ở Hua Tát vừa ghen tị, vừa bất bình với lão. Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình. Có người kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa nhé: cái đầu cong như lá lúa, cái đuôi xòe nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia nắng mặt trời hắt ánh lửa lấp lánh như vàng, đôi chân kheo khéo lượn vòng. Chỉ có tình yêu thì mới lượn vòng tinh tế như thế. Con công đang múa, thế mà – “đùng” – khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ. Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhòe máu. Vợ lão già đến, khô đét, đen ngòm, âm thầm nhặt con công cho vào cái lếp sau lưng.

Tuy vậy, suốt đời lão già chỉ săn được những con chim, con thú bình thường. Lão già chưa bao giờ săn được con thú lớn ba bốn tạ thịt. Khẩu súng lão chỉ bắn được những con vật nhỏ ngu ngốc. Đấy chính là điều lão già khổ tâm, dằn vặt... Cả bản Hua Tát xa lánh vợ chồng lão, không ai nói chuyện, chơi bời với gia đình lão. Nhìn thấy vợ chồng lão, người ta tránh ngoắt đi. Cứ thế, lão thợ săn sống cô đơn bên người vợ âm thầm.

Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào trong rừng. Chưa bao giờ người Hua Tát sống vất vả thế. Người ta đồn là Then bắt đầu trừng phạt. Lão thợ săn ngụ cư kiếm ăn cũng rất khó khăn. Vợ chồng lão lang thang khắp rừng. Lần đầu tiên trong đời lão già gặp phải cảnh này. Ba tuần trăng, khẩu súng của lão không hề được nổ. Lão già dậy từ gà gáy canh ba vác súng đi đến tối mịt. Người vợ già của lão không còn đủ sức đi theo chồng nữa. Mụ ở nhà nhóm lửa chờ đợi. Ngọn lửa mụ nhóm như có ma ám, không đỏ mà lại xanh lét như mắt chó sói.

Lần ấy lão già đi vắng cả tuần liền. Người lão mệt lả. Đầu gối lão chùn xuống, các bắp thịt nhão ra tưởng chừng có thể dùng tay bấu được như bấu những con vắt nhẽo bết máu. Lão đã lết khắp nơi mà không gặp gì. Đến một con chim sâu, thậm chí một con bướm lão cũng không thấy. Lão hoang mang sợ hãi. Then đã trừng phạt thế gian như lời người ta đồn đại hay chăng?

Cuối cùng, mệt lả, lão già kiệt sức phải lết về nhà. Đến con suối đầu bản, lão dừng lại nhìn về nhà mình. Nhà lão có ánh lửa, cái ánh lửa xanh lét, chắc là vợ lão vẫn thức đợi chồng. Lão nhắm nghiền đôi mắt đục và sâu hoắm lại. Ngẫm nghĩ một lát, lão lộn lại rừng. Mũi lão đã đánh hơi thấy mùi thú… Lão gặp may thật. Lão đã nhìn thấy nó. Cái con công ấy đang múa. Kìa, đôi chân con công di chuyển nhẹ nhàng về phía bên phải, cái đuôi xòe thành đường tròn lại dịch về phía bên trái. Cái ánh xanh gay gắt trên túm lông đầu của nó rực rỡ làm sao! Lão già giương súng lên: “đùng”! Phát súng nổ. Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công.

Lão thợ săn nằm sấp xuống, úp mặt vào vũng máu trên lớp lá mục nồng nồng, ngái và hôi như mùi chuột. Miệng lão hộc lên như tiếng lợn lòi. Lão nằm thế rất lâu. Mây đen sà xuống thấp, khu rừng tối sẫm, nóng hâm hấp như da người sốt. Gần sáng, lão già bỗng đứng phắt dậy nhanh như con vượn. Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão nằm trong bụi cây, gần cái xác thối rữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi. Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão.

Ba ngày sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuyên qua trán lão.

Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình.

(Trích Những ngọn gió Hua Tát, NXB Hội Nhà văn, 2024, tr. 258 – 262)

* Chú thích:

Cái lếp: giỏ đeo.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra dấu hiệu để xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh miêu tả nhân vật lão thợ săn trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Con công đang múa, thế mà – “đùng” – khẩu súng trong tay lão già giật lên, phụt ra một lưỡi lửa đỏ. Con công ngã gục, cái cánh có ánh cầu vồng ngũ sắc nhoè máu.

Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về ước mơ lớn nhất đời mình của nhân vật lão thợ săn.

Câu 5 (1,0 điểm): Từ chủ đề của câu chuyện, anh/ chị hãy chia sẻ góc nhìn của mình về lối sống bản năng của con người (trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

0
Đọc văn bản:Tôi yêu những con đường Hà NộiCuối năm cây cơm nguội lá vàngNhững ngọn đèn thắp sáng lúc hoàng hônMái phố cũ nhấp nhô trong khói nhặt Ngã năm rộng, cỏ ven hồ xanh mướtNăm nay đào nở sớm, tháng giêng sangTháng giêng bỡ ngỡ búp bàng nonNhiều trẻ con và nhiều chim sẻ Những con đường đông vui như tuổi trẻNhư cuộc đời, bao kỷ niệm đi quaAnh trở về sau những tháng năm...
Đọc tiếp

Đọc văn bản:

Tôi yêu những con đường Hà Nội

Cuối năm cây cơm nguội lá vàng

Những ngọn đèn thắp sáng lúc hoàng hôn

Mái phố cũ nhấp nhô trong khói nhặt

 

Ngã năm rộng, cỏ ven hồ xanh mướt

Năm nay đào nở sớm, tháng giêng sang

Tháng giêng bỡ ngỡ búp bàng non

Nhiều trẻ con và nhiều chim sẻ

 

Những con đường đông vui như tuổi trẻ

Như cuộc đời, bao kỷ niệm đi qua

Anh trở về sau những tháng năm xa

Cây đã lớn, lòng ta nhiều đổi khác

 

Như đất nước vừa qua thời lửa đạn

Lại ngỡ ngàng: chim nhỏ, tháng giêng xuân

Lòng chưa quên ngọn lửa sáng đêm rừng

Câu thơ viết dưới bầu trời báo động


Tôi yêu những con đường gió lộng

Buổi mai chiều tíu tít bánh xe lăn

Mỗi ngôi nhà như dáng một người thân

Ô cửa nhỏ mở về bát ngát

 

Tôi yêu những phố dài tít tắp

Con đường nào cũng dẫn về anh

Bước chân đi xáo động cả tâm tình

Cây trổ lá như thời gian vẫy gọi

 

Những con đường ra đi, nay trở lại

Chồng gạch cao vừa dỡ ở gian hầm

Tùng chở che người đêm tối bom rung

Sẽ lớn dậy với ngôi nhà đang dựng

Thành tường vách chở che cho hạnh phúc

Thành bậc thềm mở cửa đón ban mai

 

Tôi yêu những con đường lấp lánh mưa bay

Chim sẻ sẻ và mùa xuân đến sớm...

(Những con đường tháng giêng, Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai 1997, tr. 29)

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ Những con đường tháng giêng được sáng tác năm 1976, là những xúc cảm tha thiết, sâu lắng về Hà Nội, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Xuân Quỳnh.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng xuất hiện xuyên suốt trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm). Trình bày tác dụng của điệp ngữ “Tôi yêu” được sử dụng trong văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm). Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng quá khứ (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng).

0
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh những con đường qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm). Những hoạt động chào mừng kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025) đã tạo nên một không khí rực rỡ và đầy cảm xúc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là cơ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm).

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh những con đường qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm).

Những hoạt động chào mừng kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 – 2025) đã tạo nên một không khí rực rỡ và đầy cảm xúc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là cơ hội để thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị của hoà bình, đồng thời khơi dậy lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với đất nước.

(Theo https://tuoitre.vn/khi-ban-tre-hien-long-yeu-nuoc-20250427082031587.htm)

Từ góc nhìn của người trẻ, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của vấn đề tuổi trẻ và lòng yêu nước.

0
Đọc đoạn trích sau:MỞ RỪNG(Trích) (Tóm tắt: Tiểu thuyết Mở rừng được nhà văn Lê Lựu sáng tác trong khoảng thời gian 1973 – 1975. Tác phẩm tái hiện cuộc sống chiến đấu gian khổ, kiên cường của những người lính Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Đoạn trích dưới đây thuộc chương VIII, kể về Vũ – anh lính lái xe – tranh thủ nghỉ phép về thăm nhà. Thị xã quê anh vừa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau:

MỞ RỪNG

(Trích)

(Tóm tắt: Tiểu thuyết Mở rừng được nhà văn Lê Lựu sáng tác trong khoảng thời gian 1973 – 1975. Tác phẩm tái hiện cuộc sống chiến đấu gian khổ, kiên cường của những người lính Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Đoạn trích dưới đây thuộc chương VIII, kể về Vũ – anh lính lái xe – tranh thủ nghỉ phép về thăm nhà. Thị xã quê anh vừa bị bom Mỹ tàn phá, nhà cửa đổ nát, bố và em trai Phúc đã mất, mẹ và em gái Hạnh phải sơ tán, ở nhờ nhà bác Xuân. Trên đường về, Vũ được bác Xuân kể lại tình cảnh đau thương và dặn anh giấu gia đình việc mình đã biết. Khi gặp Vũ, mẹ và em gái cũng nén đau thương, giấu kín mất mát để anh yên tâm trở lại chiến trường. Em gái Vũ, khi trò chuyện với anh, lo anh biết chuyện nên liên tục dò hỏi.)

Anh đã gặp ai ở thị xã chưa? Mà có quen nhà ta ý.

Chưa gặp ai, kể cả lạ lẫn quen. Anh có đi đường ấy đâu mà gặp.

Thế ạ. Giá anh đi đằng ấy thì gặp cậu mới lị em Phúc vẫn coi nhà ở trên phố ấy.

Vũ cố nuốt một làn hơi trồi nóng ở cổ.

Ừ. Không thấy cậu với em Phúc ở đây, anh cũng đoán thế.

Thằng Phúc nó học giỏi lắm, viết chính tả được những chín điểm đấy anh ạ.

Vũ vội vàng ngẩng mặt nhìn lên mái nhà. Lúc sau anh từ từ đứng dậy, vẫn ngửa mặt nhìn vào chỗ khuất ánh đèn, giả vờ đang tìm kiếm một cái gì đó để nén tiếng khóc khỏi bật lên. "Em ơi, Hạnh ơi, em cũng biết nói dối anh như một người lớn rồi ư! Trời ơi, ai đã dạy cho em sự chịu đựng kì lạ ấy.". Bà giáo không ngờ con bé Hạnh giữ được với anh nó như thế, khiến bà phải ba lần quay mặt vào tường nuốt nước mắt giàn sặc xuống mũi. Còn bác Xuân gái bấu hai tay vào nhau suốt, dại nhìn, chốc chốc bác lại chạy xuống bếp dụi lửa và lau nước mắt. Thế ra, ba mẹ con vẫn giấu nhau, bác lại nói hết mọi nhẽ với cháu Vũ rồi có tội không? Biết nói lại với cháu nó thế nào bây giờ! Bác vẫn đứng ngoài sân dõi theo từng cử động của hai anh em Vũ và khóc thầm. Ở trong nhà, con Hạnh nhổm dậy gọi: "Anh Vũ ơi, khi nào hoà bình anh lái ô tô đưa em với em Phúc đi Hà Nội xem duyệt binh nhá!". Bác gái Xuân vội vàng chạy đi. Nhưng không thể nào nén lại được nữa, đến giữa sân bác bật lên thành tiếng khóc. Tiếng khóc đầy lên, lạnh và nhọn xuyên vào nhà khiến con bé Hạnh lao bắn ra sân kêu:

Anh Vũ ơi! Em Phúc ơi, cậu ơi! Con lạy mợ con không giữ được đâu, giời ơi!

Bà giáo đứng dậy hai mắt mở trừng trừng nhìn Vũ. Bác gái Xuân đứng ngoài cửa cũng nhìn vào Vũ. Con Hạnh nén tiếng khóc nhìn qua khe tiếp xem anh có sao không. Dường như mọi nỗi lo lắng đều sáp lại khuôn mặt xám xanh đã từng chịu đựng bao nhiêu thử thách ở mặt trận, lúc này có chịu đựng được thêm nữa không, có đủ sức trở về với đồng đội nữa không? Không nhìn ai, Vũ vẫn nhận ra nỗi lòng mẹ, sự sợ hãi của cái Hạnh, cả tấm lòng thương cảm của bác chủ nhà. Mọi người đang nhìn anh, nhìn vào chân dung người lính ở chiến trường đây. Vũ nghĩ thầm. Anh đi lại bên mẹ:

Mợ ơi, con biết hết mọi chuyện từ trước khi về nhà rồi mợ ạ.

Tiếng mẹ bị dìm nấc trong nước mắt:

Mợ chỉ sợ... con... on. Vũ ơi!

Dạ! Con rất hiểu mợ ạ. Mợ đừng khóc làm em Hạnh nó sợ. Mợ gọi nó vào nói chuyện với con. Bác chủ nhà đang chuẩn bị mọi thứ cho con đi hở mợ?

Ừ, bác quý hoá lắm. Mợ không khóc nữa đâu. Con xuống bếp nói chuyện với bác. “Đêm nằm năm ở” con ạ. Những ngày qua không có bác thì Tiếng nấc chẹn trong cổ bà giáo song, bà lại luống cuống: Thôi mợ không khóc nữa đâu, mợ lau nước mắt đây rồi, con có cố ở nhà được vài ngày nữa không?

Không thể được đâu mợ ạ. Đêm mai anh em tập trung nhận xe cả rồi. Chỉ có người không thì con có thể xin phép về ở nhà thêm với mợ, nhưng mỗi người một xe không có ai lái thay.

Ừ thôi, việc đi cứ phải đi, mợ hỏi con thế thôi. Cứ mạnh bước mà đi. Mọi sự ở nhà đã có mợ chịu tất, con đừng buồn phiền, lo nghĩ gì con nhỏ.

Lời mẹ khẩn cầu, những mong con để lại cho mẹ tất cả mọi yếu đuối, lo toan, chỉ mang đi mọi sự vững vàng khoẻ mạnh của con, của mẹ, của em con, của cậu con và em Phúc đã nằm xuống. Tự vì mẹ không chỉ là người mẹ thông thường, mẹ còn là mẹ bộ đội đang còn đi đánh giặc, mẹ là mẹ người chiến sĩ phải lên đường ngay đêm nay cho kịp với bao nhiêu đồng đội đang chờ đợi con ở chỗ tập trung. Có hiểu lòng mẹ không con! Mẹ thèm cái mùi mồ hôi mặn chua ở bộ quần áo ướt xịu của con, mẹ muốn ghì chặt con trong hai cánh tay mẹ. Nhưng việc đánh giặc, cứu nước của con mẹ không cản đâu. Con phải mạnh bước mà đi. Có khóc thì khóc hết với mẹ đi, trút hết cho mẹ đi, đến chỗ chúng bạn không được khóc nữa, không được buồn phiền nữa. Có hiểu lòng mẹ không con. Mẹ không nói ra được điều gì lúc này đâu!

(Trích Tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước, Lê Lựu, NXB Hội nhà văn, 2015, tr.389-391)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra một dấu hiệu hình thức thể hiện ngôn ngữ thân mật ở phần in đậm của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, Vũ có những hành động nào để nén tiếng khóc khỏi bật lên?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu hiệu quả của điểm nhìn được sử dụng trong những câu văn sau:

Không nhìn ai, Vũ vẫn nhận ra nỗi lòng mẹ, sự sợ hãi của cái Hạnh, cả tấm lòng thương cảm của bác chủ nhà. Mọi người đang nhìn anh, nhìn vào chân dung người lính ở chiến trường đây. Vũ nghĩ thầm.

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/ Chị hiểu như thế nào về nhân vật Vũ qua câu trả lời mẹ: Không thể được đâu mợ ạ. Đêm mai anh em tập trung nhận xe cả rồi. Chỉ có người không thì con có thể xin phép về ở nhà thêm với mợ, nhưng mỗi người một xe không có ai lái thay.

Câu 5 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên, hãy nêu một thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị. Lí giải tại sao.

0