Sườn đón gió là gì? Sườn khuất gió là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở của nhà nước, các cơ sở ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó các cơ sơ nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ cấu ngành rất đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm (ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, lao động đáp ứng thị trường trong nước và tạo được nguồn hàng xuất khẩu chủ lực) có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
Ví dụ về Brasil:
- Vị trí địa lý: Brasil là một quốc gia lớn ở Nam Mỹ, có địa hình đa dạng từ rừng nhiệt đới Amazon đến các dãy núi ở phía nam. Điều này tạo ra thách thức cho việc phát triển hệ thống giao thông, với các khu vực nông thôn ở Amazon có ít đường và kết nối giao thông hơn so với các thành phố lớn ở miền nam như Sao Paulo và Rio de Janeiro.
- Lãnh thổ: Brasil có một lãnh thổ rộng lớn, điều này đòi hỏi sự đầu tư vào hạ tầng giao thông để kết nối các vùng miền và các thành phố lớn. Cả đường bộ và đường sắt đều phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và người dân trong cả nước.
- Tự nhiên: Sông Amazon và mạng lưới sông phong phú ở Brasil thúc đẩy sự phát triển của vận tải thủy và giao thông đường sông. Đồng thời, các dãy núi ở phía nam làm cho việc xây dựng và duy trì đường bộ và đường sắt trở nên khó khăn hơn.
- Kinh tế xã hội: Brasil là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với một trong những hệ thống giao thông phát triển nhất ở Nam Mỹ. Các thành phố lớn như Sao Paulo và Rio de Janeiro có mạng lưới đường bộ và đường sắt phức tạp để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc và các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa và người dân. Tuy nhiên, các khu vực nông thôn ở Amazon vẫn phải đối mặt với sự kém phát triển trong hạ tầng giao thông, gây ra sự cô lập và khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản.
TK ạ:
Ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng phát triển vì đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
* Có thế mạnh lâu dài:
- Nguồn lao động dồi dào:
+ Dân số đông, nguồn lao động phong phú.
+ Nguồn lao động có tay nghề cao, khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ tiến tiến, nhất là đối với ngành tiêu dùng.
+ Giá nhân công rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực, là điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm và tham gia lao động gia công hàng xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Thị trường trong nước (dân số đông, mức sống đang tăng, nhu cầu rất lớn)
+ Thị trường xuất khẩu (thị trường truyền thống, thị trường khó tính Châu Ấu, Bắc Mĩ)
- Nguồn nguyên liệu trong nước phong phú
Diện tích trồng bông năm 2005 khoảng 22,6 nghìn ha, sản lượng bông đạt 28,9 nghìn tấn. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển khá mạnh
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp truyền thống, được phát triển lâu đời.
+ Tập trung chủ yếu các thành phố đông dân như Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Nam Định, Đà nẵng,…
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Là ngành có vốn đầu tư không lớn, thời gian xây dựng nhanh, thu hồi vốn nhanh, thời gian đào tạo công nhân ngắn.
- Đem lại hiệu quả kinh tế:
+ Năm 2005, sản xuất được 503 triệu m3 vải lụa, 1011 triệu quần áo may sẵn, 15,8 triệu đôi giày,….
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Đối với công nghiệp nặng (hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc,…)
- Đối với nông nghiệp (hình thành các vùng nguyên liệu)
- Đối với xã hội (giải quyết việc làm, phục vụ đời sống)
- Đối với ngoại thương (tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước).
Vì có sẵn nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào ,giá rẻ ,thị trường tiêu thụ lớn, cần ít vốn và xây dựng nhanh phù hợp cho các nước đang phát triển nên ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu á
Ngành nông, lâm, thuỷ sản sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu thô) cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
VD: cá, tôm là sản phẩm của ngành thuỷ sản là nguyên liệu để phát triển ngành cá đóng hộp.
Em tham khảo nhé
https://dangcongsan.vn/y-te/he-luy-o-nhiem-moi-truong-tu-hoat-dong-khai-thac-khoang-san-328266.html#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20khai,v%E1%BB%81%20d%C3%B2ng%20th%E1%BA%A3i%20axit%20m%E1%BB%8F%E2%80%A6
https://daidoanket.vn/nhung-tac-dong-moi-truong-tu-cac-nha-may-nhiet-dien-10210711.html
Công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác quặng kim loại đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
1. Công nghiệp điện lực: - Ô nhiễm không khí: Việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để sản xuất điện có thể tạo ra khí thải gây ô nhiễm không khí, gây hại cho sức khỏe con người và động vật. - Ô nhiễm nước: Các nhà máy điện có thể gây ra ô nhiễm nước thông qua việc xả thải chứa hóa chất độc hại hoặc nhiệt độ cao vào môi trường nước.
2. Công nghiệp khai thác quặng kim loại: - Phá hủy môi trường: Việc khai thác quặng kim loại có thể gây ra phá hủy môi trường tự nhiên, làm thay đổi cấu trúc đất đai, gây ra sạt lở đất và mất rừng. - Ô nhiễm nước: Quá trình khai thác và xử lý quặng kim loại có thể tạo ra chất thải độc hại và gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến nguồn nước sạch và đời sống của cộng đồng địa phương.