K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Theo Nghị định số 05/2011/NĐ – CP ngày 14 – 1 – 2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so...
Đọc tiếp

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Theo Nghị định số 05/2011/NĐ – CP ngày 14 – 1 – 2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

                                                                           (Nguồn: Cổng thông tin điện tử vanban.chinhphu.vn)

a. Theo Nghị định số 05/2011/NĐ – CP thì thành phần dân tộc của nước ta được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.

b. Việc phân chia dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số ở nước ta căn cứ vào tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với tổng dân số của cả nước và căn cứ vào trình độ phát triển của từng dân tộc.

c. Theo quy định của Chính phủ thì dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm hơn một nửa tổng dân số của cả nước.

d. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Tày có khoảng 1 845 492 triệu người. Như vậy, dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ) là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản.

Mỗi một ngữ hệ bao gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ. Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Thái – Ka-đai và Hán – Tạng. Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt – Mường thuộc ngữ hệ Nam Á – một ngữ hệ lớn ở vùng Đông Nam Á lục địa….

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) ghi rõ: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.

                                                                      (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.95)

a. Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc và giống hệt nhau về vốn từ vị cơ bản.

b. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngữ hệ.

c. Ngôn ngữ quốc gia của nước ta thuộc nhóm ngữ hệ Nam Á.

d. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tôn trọng tiếng nói, chữ viết riêng của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Với 54 dân tộc ở Việt Nam, có 4 dân tộc là Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer có truyền thống sống ở vùng đồng bằng. Trong số này, các dân tộc Kinh (Việt), Chăm, Khmer vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, còn người Hoa thường sống bằng nghề tiểu thủ công và kinh doanh buôn bán ở khu vực đô thị. 50 dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở các vùng miền núi và trung du,… Một trong những đặc điểm cư trú nổi bật của các dân tộc ở Việt Nam là sự xen cư. Việc xen cư đã diễn ra từ lâu đời và đặc biệt phát triển trong những thập kỉ gần đây, dưới tác động của các yếu tố di cư, giao lưu tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ, hôn nhân hỗn hợp dân tộc, kinh tế thị trường.

       (Vương Xuân Tình (Chủ biên), Quan hệ tộc người với cộng đồng quốc gia – dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019, tr.117 – 118).

a. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer thuộc nhóm dân tộc đa số.

b. Địa bàn cư trú của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer có sự khác biệt so với địa bàn cư trú của các dân tộc còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.

c. Trong những thập kỉ gần đây, do sự tác động của nhiều yếu tố, việc cư trú đan xen giữa các dân tộc đã bắt đầu xuất hiện và phát triển.

d. Bản chất của việc cư trú đan xen hiện nay là sự chuyển đổi địa bàn sinh sống giữa các dân tộc sinh sống ở đồng bằng với các dân tộc sinh sống ở khu vực trong du, miền núi.

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Sinh sống ở vùng địa hình cao, dốc, làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía bắc. Trên vùng núi cao ở Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang), các dân tộc Nùng, Dao, Mông, La Chí,…đã tạo nên những cánh đồng ruộng bậc thang rộng hàng nghìn héc – ta, được ví như “bức tranh phong cảnh khổng lồ” hay “những mặt thang nối mặt đất với bầu trời”.

                                                                                (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.82)

a. Ruộng bậc thang xuất hiện phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu trồng các loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn.

b. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác độc đáo của dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số ở khu vực phía Bắc nước ta.

c. Ruộng bậc thang chỉ xuất hiện ở các vùng có địa hình cao, dốc chứ không xuất hiện ở khu vực đồng bằng.

d. Việc phát triển ruộng bậc thang ở các tỉnh miền núi phía bắc vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, vừa phục vụ cho hoạt động du lịch.

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, hợp thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em trên cùng lãnh thổ. Dù có khác nhau về ngôn ngữ, phân vùng địa lý, phong tục tập quán, kinh tế,…nhưng các dân tộc vẫn có sự thống nhất, chung nhau đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, yêu thương, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                                                                        (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr.100)

a. Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa văn hóa của tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

b. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam có sự khác biệt nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, phong tục tập quán, hoạt động kinh tế.

c. Mặc dù có sự khác biệt nhau về hoạt động kinh tế và trình độ phát triển, nhưng đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam lại hoàn toàn tương đồng, thống nhất.

d. Thống nhất trong đa dạng là một đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam hiện nay.

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) chỉ rõ: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kì thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”

                                                                  (Sách giáo viên Lịch sử 10, bộ chân trời sáng tạo, tr. 169)

a. Các nguyên tắc cơ bản của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc đã được khẳng định và phát triển qua nhiều văn kiện khác nhau.

b. Giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là một trong những chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc.

c. “Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, lần đầu tiên được đề cập đến trong Hiến pháp nước ta năm 2013.

d. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) xác định việc phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản. Vua sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi dụ hàng. Bấy giờ Nhật Duật coi đạo Đà Giang, ngầm đem quân thuộc hạ đến. Trịnh Giác Mật sai người đến quân doanh bày tỏ lòng thành: “Mật không dám trái mệnh. Nếu Chiêu Văn Vương một mình một ngựa đến thì Mật xin hàng”. Nhật Duật nhận lời, chỉ đem 5, 6 tiểu đồng cùng đi. Quân sĩ ngăn lại, Nhật Duật nói: “Nếu nó giáo giả với ta thì triều đình còn có vương khác đến”. Khi tới trại, người Man dàn vây mấy chục lớp và đều cầm đao thương chĩa vào phía trong. Nhật Duật đi thẳng vào, trèo lên trại. Mật mời ông ngồi. Nhật Duật thạo biết tiếng nói và am hiểu phong tục của nhiều nước, cũng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật. Người Man thích lắm. Khi Nhật Duật trở về, Mật đem gia thuộc đến doanh trại đầu hàng. Mọi người đều vui lòng kính phục vì không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang. Đến khi về kinh sư, Nhật Duật đem Mật và vợ con hắn vào chầu, vua rất khen ngợi ông. Sau đó, vua cho Mật về nhà, giữ con hắn ở lại kinh đô. Nhật Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông ao cá, sau cũng cho về nhà”

                  (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.46)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quan điểm và các chính sách của Chiêu Văn Vương Nhật Duật và vương triều Trần đối với các dân tộc miền biên giới đất nước ta.

b. Chính sách của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và vương triều nhà Trần đối với các dân tộc ít người thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt nhưng thiếu tính kiên quyết.

c. Một trong những nguyên nhân khiến Trần Nhật Duật có thể thu phục được thủ lĩnh Trịnh Giác Mật là vì ông rất am hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của tộc người ở đây.

c. Ban tước thượng phẩm, cất nhắc con cháu trong dòng tộc của thủ lĩnh các tộc người miền núi làm việc ở kinh đô là một trong những chính sách chủ đạo của nhà Trần để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành sớm, từ thời kì Văn Lang – Âu Lạc….

Thời kì quân chủ độc lập, các vương triều luôn coi trọng sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, các vương triều cũng đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975).

                                                                                       (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr.91)

a. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của quốc gia – Nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

b. Một trong những cơ sở quan trọng dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là nhu cầu trị thủy để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

c. Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi ra đời đã thành lập nhiều hình thức mặt trận dân tộc thống nhất khác nhau để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

d. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam chỉ được phát huy trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

Ai cứu em gấp với ạ huhu em c.mơnn

9
11 tháng 5 2024

Ai cứu em với ạ huhu

11 tháng 5 2024

1. 
a. Đúng
b. Sai
c. Đúng
d. Sai

11 tháng 5 2024

 Nội dung cải cách của Khúc Thừa Hạo:

+ Chia, đặt lại các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

+ Thực hiện: bình quân thuế ruộng cho công bằng, tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ

+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán để quản lí cho thống nhất.

- Ý nghĩa:

+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.

+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.

+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

11 tháng 5 2024

Nét độc đáo trong kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong trận đánh trên Sông Bạch Đằng năm 938:

+) Chủ động chọn địa điểm quyết chiến là Sông Bạch Đằng rồi cho quân xây dựng trận địa cọc ngầm.

+) Chiến thuật lợi dụng sự lên xuống của thủy triều.

11 tháng 5 2024

Nét độc đáo trong kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong trận đánh trên Sông Bạch Đằng năm 938:

 - Lợi dụng thủy triều , Ngô Quyền sai binh lính đóng cọc lớn vạt nhọn đầu bít sắt , xây dựng thành một trận địa cọc ngầm .

 - Giả thua để dụ địch đuổi theo, nước biển rút , cọc nhô lên khiến cho thuyền địch bị hỏng , quân ta xông lên với những chiếc thuyền nhỏ dễ dàng luồn lách khỏi bãi cọc đánh tan nát quân địch 

15 tháng 5 2024
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán vào năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cách tổ chức đánh giặc của ông đã đóng góp quan trọng vào chiến thắng cuối cùng của quân Việt. Dưới đây là những điểm chính của cách tổ chức này:

1. **Sử dụng ưu điểm địa lý**: Ngô Quyền đã tận dụng sông Bạch Đằng để tạo ra một chiến thuật đánh giặc hiệu quả. Ông đã cho xây dựng các cọc tre và chuỗi rừng cây để gây trở ngại cho hải quân Nam Hán khi chúng tiến vào sông. Khi đợt lớn của đối phương đổ bộ, ông đã phát động cuộc tấn công bất ngờ từ hai phía, khiến quân Nam Hán rơi vào bẫy.

2. **Tiến hành phản công táo bạo**: Thay vì chờ đợi quân Nam Hán tiến vào nội địa và ngăn chặn tại đó, Ngô Quyền đã chủ động tiến công và đánh tan hải quân Nam Hán khi chúng đang trên đường tiến vào sông Bạch Đằng. Điều này ngăn chặn kẻ thù từ việc thiết lập lực lượng vững chắc trên lãnh thổ Việt Nam.

3. **Xây dựng lòng yêu nước và sự đoàn kết dân tộc**: Ngô Quyền đã liên minh với các tộc người bản địa và tạo ra lòng yêu nước và đoàn kết mạnh mẽ giữa các tầng lớp dân chúng. Điều này giúp tạo sự đồng lòng trong cuộc kháng chiến và đẩy lùi quân xâm lược.

Những chiến thuật và cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền đã chứng minh được hiệu quả và dẫn đến chiến thắng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, khép lại một thời kỳ chống lại sự xâm lược của Ngô xâm lăng.
 
11 tháng 5 2024

Cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán vào năm 938 được tổ chức một cách thông minh và hiệu quả. Ông đã tận dụng địa lợi của sông Bạch Đằng, một địa điểm chiến lược có địa hình uốn lượn, có những cửa ngõ nước hẹp và nông. Ngô Quyền đã sử dụng thuyền thấp nước để di chuyển linh hoạt qua những khu vực nước cạn và bãi cát thấp, tạo điều kiện cho quân của mình tiến hành đánh phá quân xâm lược từ những hướng không ngờ. 

Ngô Quyền cũng đã khai thác triệt để yếu điểm của quân Nam Hán trong việc chỉ có thể chiếm được vùng đất trên sông mà không thể chiếm được các khu vực ven biển. Nhờ vào sự tổ chức linh hoạt và chiến thuật, Ngô Quyền đã đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập cho dân tộc. Đây thực sự là một chiến thắng đậm đà và quyết định trong lịch sử của Việt Nam.

11 tháng 5 2024
Trong thời kỳ thực dân Pháp tại Việt Nam, chính sách cai trị về kinh tế, văn hóa và giáo dục của họ nhằm mục đích khai thác lợi ích và kiểm soát đất đai, tài nguyên, lao động và dân chủ đối với dân Việt. Dưới đây là trình bày cụ thể:

### Chính sách kinh tế:
- **Thu thuế áp đặc biệt**: Thực dân Pháp thiết lập các loại thuế mới như thuế đất, thuế hàng hóa để tăng thu nhập cho quốc gia Pháp mà không quan tâm đến cải thiện cuộc sống cho dân Việt.
- **Quản lý nông nghiệp và công nghiệp**: Thực dân tập trung vào việc khai thác nông sản, tài nguyên thiên nhiên và phát triển công nghiệp để phục vụ cho lợi ích của họ.

### Chính sách văn hóa:
- **Hệ thống giáo dục**: Thực dân thiết lập hệ thống giáo dục theo mô hình Pháp, với mục tiêu huấn luyện và đào tạo người dân Việt theo đúng quan điểm và lợi ích của Pháp.
- **Sự kiểm soát thông tin và văn hóa**: Thực dân cấm hoặc kiểm duyệt các tác phẩm văn học, ngôn ngữ và thông tin lan truyền để kiểm soát ý thức và nhận thức của dân chúng.

### Chính sách giáo dục:
- **Phổ cập giáo dục tại các trường học Pháp**: Thực dân tập trung đầu tư vào các trường học theo mô hình Pháp, để đào tạo nhân lực cho công việc hành chính và quản lý của họ.
- **Giáo viên và chương trình giảng dạy được chỉ định**: Giáo viên phải tuân thủ chương trình giảng dạy do thực dân ban bố, không được tự do trong việc giảng dạy các nội dung khác ngoài khung khái niệm của Pháp.

Mục đích của các chính sách này có thể kể đến như:
- Kiểm soát, cai trị đồng bằng về mặt chính trị, quân sự, và kinh tế.
- Lợi ích và khai thác tài nguyên nhân lực và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
- Chuyển hóa xã hội và văn hóa theo mô hình Pháp để hỗ trợ cho việc cai trị và quản lý hiệu quả hơn từ phía thực dân.

Đây là những chi phí có thể góp phần làm rõ hơn về quá trình cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam trong lịch sử.
   
11 tháng 5 2024

Thái độ của triều đình nhà Nguyễn đối với việc chống Pháp đã trải qua các giai đoạn phức tạp và biến đổi trong suốt quá trình xâm lược của Pháp.

Ban đầu, khi Pháp xâm lược vào thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn thường có những phản ứng không quyết liệt. Họ thường mong rằng việc đàm phán có thể giải quyết mọi vấn đề một cách hòa bình, và do đó thường nhượng bộ trước sức mạnh quân sự của Pháp.

Trong giai đoạn sau, triều đình nhà Nguyễn đã thử nghiệm nhiều chiến lược khác nhau, từ việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước khác, cho đến việc cố gắng đối phó với Pháp bằng các biện pháp ngoại giao và nội bộ.

Cuối cùng, sau khi sự kiện Sơn Tây nổ ra, triều đình nhà Nguyễn đã chấp nhận thỏa hiệp với Pháp và thực hiện một loạt các biện pháp nhượng bộ, từ việc ký kết các hiệp định đến nhượng đất cho Pháp và thậm chí làm người lãnh đạo thân Pháp ở nhiều vùng lãnh thổ.

Tổng thể, thái độ của triều đình nhà Nguyễn trong việc chống Pháp phản ánh sự thiếu vững tâm lý và quân sự để đối mặt với sức mạnh của đối thủ. Điều này dẫn đến việc họ thường nhượng bộ và chấp nhận thỏa hiệp với Pháp để tránh những hậu quả tồi tệ hơn cho đất nước và dân tộc.

11 tháng 5 2024

1. Vị trí chiến lược:
- Nam Kỳ:
+ Cửa ngõ ra biển thuận lợi cho hoạt động giao thương.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên như lúa gạo, cao su, than đá,...
+ Có nhiều cảng biển lớn như Sài Gòn, Cần Thơ,...
- Bắc Kỳ:
+ Nằm xa biển, giao thông đường thủy khó khăn.
+ Ít tài nguyên thiên nhiên hơn Nam Kỳ.
+ Vùng đất có nhiều đồi núi, địa hình phức tạp.
-> Dễ dàng kiểm soát do vị trí địa lý thuận lợi và tài nguyên phong phú.
-> Tạo bàn đạp cho việc tấn công ra Bắc Kỳ sau này.
2. Khả năng phòng thủ của triều đình nhà Nguyễn:
- Yếu kém:
+ Quân đội trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.
+ Chính sách kinh tế sai lầm, dẫn đến quốc khố rỗng rích.
+ Mâu thuẫn nội bộ triều đình gay gắt.
- Nam Kỳ: Lực lượng quân sự mỏng manh, dễ dàng bị Pháp đánh bại.
- Bắc Kỳ: Có lực lượng quân sự mạnh hơn, có thể chống trả Pháp quyết liệt hơn.

10 tháng 5 2024

Văn hóa” là gì? Ở trang cuối của cuốn sổ ghi chép những bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù” (1942 - 1943), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.

Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Ngay từ đầu, rừng được xác định là một địa bàn sinh sống quan trọng của dân tộc Việt Nam. Người con trai trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã lên ngôi ở Phong Châu (Phú Thọ), là một vùng rừng núi, lấy hiệu là Hùng Vương và lập ra quốc gia Văn Lang.

Các biểu hiện văn hóa của người Việt cổ như trầu cau (thời Hùng Vương thứ tư - Sự tích trầu cau); tay gấu, nem công chả phượng (thời Hùng Vương thứ sáu - Sự tích bánh chưng bánh giầy); voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao (thời Hùng Vương thứ mười tám - Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh) được người dân phát hiện ra ở rừng.

Sách “Hoài Nam tử” của hoàng thân nhà Hán là Hoài Nam vương Lưu An cho hay nguyên nhân nhà Tần xâm lược nước ta là do “ham sừng tê, ngà voi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo…”.

Trên trống đồng Đông Sơn, một linh khí của thời Văn Lang cũng có khắc những con vật ở rừng như chim, thú như hươu nai, cáo, chim lạc... Vào mùa lễ hội, người dân Văn Lang cũng đội những chiếc mũ bằng lông chim rừng.

Văn hóa biển

Qua các bằng chứng khảo cổ học, nhân dân Văn Lang thời các Hùng Vương đã ngang dọc Biển Đông. Đầu tiên, điều này thể hiện bởi các nền văn hóa biển nổi tiếng thời tiền sử - sơ sử tại Việt Nam là Văn hóa Soi Nhụ, Văn hóa Hạ Long… với những di chỉ “đống vỏ sò” hay “cồn sò điệp”.

Theo “Lĩnh nam chích quái”, Lạc Long Quân, Thủy Tổ dân tộc Việt là người có công diệt Ngư tinh vùng Biển Đông để nhân dân Lĩnh Nam được an cư lạc nghiệp. Sau đó, cũng chính Lạc Long Quân đã dẫn các con về miền biển để làm chủ Biển Đông…

PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Thời Đông Sơn thể hiện rất rõ, cư dân Đông Sơn phải chiếm lĩnh được biển họ mới giao thương, trao đổi được các trống đồng”.

Văn hóa Tết

 

Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt cổ đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”). Trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán. Sau này nó được biết đến là Tết Nguyên đán, tức là Tết cổ truyền của người Việt.

Sách “Giao Chỉ Chí” của Trung Quốc cũng có đoạn viết về Tết. Sách viết: “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.

Trong khi đó, ngày đón năm mới của Trung Quốc bắt đầu bằng việc xua đuổi con “Niên” (năm). Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa ở Trung Quốc có con thú dữ gọi là “Niên”, trên đầu mọc sừng, hết sức hung dữ.

Con “Niên” quanh năm suốt tháng sống dưới đáy biển, cứ vào đầu năm mới thì nó mới lên bờ để giết súc vật và hại người. Tuy nhiên, con vật này sợ tiếng ồn nên người Trung Quốc đã dùng pháo nổ đốt để xua đuổi. Bởi vậy, những ngày đầu năm trong tâm thức của người Trung Quốc xưa là một nỗi sợ chứ không phải là mừng vụ mùa như người Việt cổ.

Trong dương lịch, ngày 1/1, Ngày Năm mới (New Year's Day) ở phương Tây chỉ đơn giản là ngày đầu tiên của tháng Tháng Một (January). Đó là vị thần Janus, người được phác họa có hai đầu, một trông về phía trước, một trông về phía sau, biểu tượng cho sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới.

Những nét văn hóa khác

 

Theo sử cũ thì đến khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, 15 vùng Việt Cổ đã chịu thừa nhận quyền lực chung của người thủ lĩnh bộ Văn Lang và tôn xưng là Hùng Vương.

Điều này được phản ánh đầy đủ tại “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” được lưu giữ vào năm Hoằng Định thứ nhất (năm 1600) đời vua Lê Kính Tông nhà Hậu Lê.

Theo các tài liệu thì “Văn” là người, nhóm người, tộc người, cộng đồng người… Còn “Lang” là sông. Ghép lại, Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông.

Người Văn Lang cũng được gọi là người Việt. Chữ Việt có hai nghĩa. Chữ Việt bộ Mễ nghĩa là thời bình người Việt làm nghề nông sinh sống, lúa gạo trữ trong kho. Chữ Việt bộ Tẩu nghĩa là thời chiến người Việt cầm vũ khí đi chống xâm lăng để giữ nước.

Sách “Việt giám thông khảo tổng luận” chép về việc quản lí đất nước thời Văn Lang chủ yếu theo tục lệ cổ truyền: “Dân không có thói gian dối”, “buộc nút dây mà làm chính sự”.

Dân chúng thời Hùng Vương thạo nghề bắt cá, chài lưới (điển hình bằng tục vẽ mình), nghề nông (truyện bánh chưng, bánh giầy – Lang Liêu; chuyện dưa hấu - Mai An Tiêm), nghề luyện kim (truyện Thánh gióng - Phù Đổng Thiên Vương), và nghề buôn bán (truyện Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm).

Chữ Khoa Đẩu là thứ chữ của Bách Việt sử dụng và đang được nghiên cứu. Đó là một thứ có hình dáng như những con nòng nọc nên còn gọi là chữ nòng nọc.

Trống đồng ngoài chức năng là một nhạc khí, còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh người Việt ngày xưa. Bên cạnh đó, nhuộm răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã trở thành tục lệ chung.

Về văn hóa tín ngưỡng, một số ý kiến cho rằng chuyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung thời Hùng Vương thứ mười tám phản ánh Phật giáo tiểu thừa truyền bá vào nước ta.

Việt Nam có các di sản về thời đại Hùng Vương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là hát Xoan, những điệu hát có từ thời Hùng Vương, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn khẩn cấp năm 2011.

Tiếp đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của việc thờ cúng tổ tiên của người Việt, được công nhận là di sản văn hóa tâm linh tiêu biểu của nhân loại vào năm 2012.

Bên cạnh đó, Mẫu Thượng Ngàn theo tương truyền là Quế Hoa Mị Nương, con gái Hùng Vương. Ngày 1/12/2016, di sản "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" cũng đã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

1.cuộc cách mạng công nghiệp nào giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc khu vực trên thế giới diễn ra dễ dàng và thuận lợi Theo em thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội. 2: Đâu không phải là một trung tâm sản xuất gồm nổi tiếng của Đại Việt?   A. Bát Tràng.   B. Chu Đậu.   C. Thổ Hà.   D. Vạn Phúc. 3: Để...
Đọc tiếp

1.cuộc cách mạng công nghiệp nào giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc khu vực trên thế giới diễn ra dễ dàng và thuận lợi Theo em thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội.

2: Đâu không phải là một trung tâm sản xuất gồm nổi tiếng của Đại Việt?

 

A. Bát Tràng.

 

B. Chu Đậu.

 

C. Thổ Hà.

 

D. Vạn Phúc.

3: Để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, Nhà nước Đại Việt đã thực hiện biện pháp gì?

 

A. Lưu giữ và phát triển các giống lúa truyền thống.

 

B. Cấm việc chăn nuôi trâu bò thả rông.

 

C. Triều đình quy định cấm giết trâu bò.

 

D. Thực hiện các chính sách để nhân dân tự do khai khẩn. 

4.Để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, Nhà nước Đại Việt đã thực hiện biện pháp gì?

 

A. Cấm việc chăn nuôi trâu bò thả rông phá hoại mùa màng.

 

B. Thực hiện các chính sách để nhân dân tự do khai khẩn dất hoang.

 

C. Lưu giữ và phát triển các giống lúa truyền thống, năng suất cao.

 

D. Thường xuyên tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. 

1
10 tháng 5 2024

1. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần tăng cường ý thức và kiểm soát sử dụng các trang mạng xã hội để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. Họ cũng cần phát triển kỹ năng phân biệt thông tin, đánh giá tính đúng đắn của thông tin trên mạng và tạo ra môi trường trực tuyến tích cực và lành mạnh.
2. D
3. C
4. D