K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2024

a) Nhận xét về T và bố mẹ của T:
- T là học sinh lớp 6A, chăm ngoan và học giỏi. Bạn hoàn thành tất cả các bài tập của thầy cô và còn tự tìm tòi học thêm.
- T rất chú trọng vào việc học tập, đến mức rất ít tham gia hoạt động tập thể và hạn chế giao tiếp với bạn bè.
- Bố mẹ T rất tự hào về con và ủng hộ mọi việc làm của T.

b) Bài học rút ra từ tình huống trên:
- Cần cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa/giao tiếp. Việc chỉ tập trung vào học tập quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Bố mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu với bạn bè. Điều này giúp con phát triển kỹ năng xã hội, cảm xúc và tính cách.
- Sự ủng hộ, khích lệ của bố mẹ rất quan trọng, nhưng cũng cần cân bằng với việc cho trẻ tự do phát triển theo sở thích và năng lực của mình.

30 tháng 4 2024

triều ơi!

bạn làm thiếu vì nếu T không tham gia các hoạt động tập thể thì sẽ không tốt.Vì đây là một yếu tố rất quan trọng giúp hình thành nhân cách  và tinh thần vì cộng đồng của học sinh.

Còn về bố mẹ T thì không những không khuyến khích T tham gia hoạt động tập thể mà còn ủng hộ việc làm của T.Thì theo mình là chưa đúng.

30 tháng 4 2024

cíu tui ik mọi người :((((((((((    :))))))))))

TT
tran trong
Giáo viên
2 tháng 5 2024

a. Việc làm của T và bố mẹ T là khôgn đúng vì bạn T ít khi tham gia hoạt động tập thể và hạn chế giao tiếp với bạn bè. Hành động của bạn T không tích cực trong hoạt động tập thể và không thân thiện với bạn bè. Việc học là rất quan trọng nhưng các hoạt động tập thể sẽ giúp bạn trau dồi nhiều kỹ năng quan trọng. Bạn bè là mối quan hệ xã hội cần thiết để bạn có thể làm việc nhóm hoặc mở rộng giao tiếp bản thân,

b. Bài học em rút ra đó là cần phải chăm chỉ học tập bên cạnh đó dành thời gian tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp và xã hội. Bên cạnh đó cần cởi mở, thân thiện với bạn bè, giúp đỡ bạn bè học tập....

Câu 4: a. Trình bày trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em? b. Viết đoạn văn khoảng (8 - 9 dòng) nói về cách thực hiện tiết kiệm nước. Câu 5: Tình huống: Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi...
Đọc tiếp

Câu 4: a. Trình bày trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em?

b. Viết đoạn văn khoảng (8 - 9 dòng) nói về cách thực hiện tiết kiệm nước.

Câu 5: Tình huống: Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.

a. Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Câu 6: Tình huống: Bố mẹ mua cho Quân rất nhiều sách tham khảo, Quân không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng Quân. Quân cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.

a. Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu là Quân em sẽ ứng xử như thế nào?

3
TT
tran trong
Giáo viên
2 tháng 5 2024

Câu 4:

a.  

Trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em rất quan trọng. Nhà trường có trách nhiệm cung cấp môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và kích thích cho trẻ em phát triển toàn diện. Đồng thời, nhà trường cần đảm bảo rằng các chính sách và quy định được thiết lập để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, bao gồm quyền được học tập và phát triển.

Xã hội phải đảm bảo rằng môi trường sống của trẻ em là an toàn và bảo vệ, cung cấp cho họ các cơ hội phát triển và tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, xã hội cần tạo ra các chương trình hỗ trợ và dịch vụ cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, để đảm bảo họ có quyền được bảo vệ và phát triển.

b. 

 

Để thực hiện tiết kiệm nước, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc kiểm soát lượng nước sử dụng hàng ngày bằng cách tắt vòi nước khi không sử dụng và sửa chữa các vòi nước rò rỉ. Sử dụng máy rửa chén và máy giặt khi chúng đạt đầy đủ công suất để tận dụng nước tối ưu. Trong vườn, việc trồng cây cỏ và cây cảnh chịu hạn giúp giảm nhu cầu tưới nước. Thu thập và sử dụng nước mưa cũng là một biện pháp tiết kiệm hiệu quả. Cuối cùng, tạo ra ý thức trong cộng đồng về giá trị của nước và khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động tiết kiệm nước.

TT
tran trong
Giáo viên
2 tháng 5 2024

Câu 5.

a, Suy nghĩ của Mạnh là sai vì bên cạnh quyền thì trẻ em cũng cần phải có nghĩa vụ. Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí nhưng cần thực hiện vui chơi giải trí lành mạnh, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập. Việc bạn Mạnh chơi điện tử quá nhiều sẽ ảnh hưởng học tập, sức khoẻ. Bố bạn cấm là đúng vì điều đó tốt cho Mạnh.

b. Nếu em là bạn của Mạnh, em sẽ:

- Giải thích cho bạn hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

- Khuyên Mạnh nên xin lỗi bố và chăm chỉ học tâpj.

- Mạnh nên hoàn thành bài tập rồi xin bố chơi các trò chơi lành mạnh lúc giải lao.

TT
tran trong
Giáo viên
30 tháng 4 2024

Quyền trẻ em là một trong các quyền quan trọng của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống an toàn, có đầy đủ cơ hội để phát triển toàn diện. Là một học sinh, em thấy mình cần có trách nhiệm, bổn phận khi được nhà trường, xã hội đảm bảo cho mình có quyền trẻ em. Bổn phẩn đó là em cần chăm chỉ học tập. Bên cạnh đó, em cần thường xuyên giúp đỡ gia đình, kính trọng người lớn, thực hiện đúng nội quy trường lớp và pháp luật nhà nước.

9 tháng 9 2024

hello

TT
tran trong
Giáo viên
30 tháng 4 2024

a. Mẹ bạn M chưa thực hiện đúng quyền trẻ em, vì trẻ em được quyền tham gia các hoạt động cộng đồng của nhà trường và xã hội. 

Nếu em là M, em sẽ xin mẹ được tham gia cùng trường tại các địa điểm trường tổ chức, em sẽ nêu ý nghĩa của các hoạt động đó để mẹ biết và cho tham gia.

b. Việc nhà trường tổ chức cho học sinh trải nghiệm thể hiện trách nhiệm củ nhà trường đối với trẻ em trong việc trực tiếp tạo điều kiện để trẻ em được thực hiện quyền phát triển toàn diện và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

30 tháng 4 2024

giúp mik ik mn

30 tháng 4 2024

cíu cíu tui

TT
tran trong
Giáo viên
30 tháng 4 2024

a. Việc làm của các bạn nam lớp 9 trường THCS X là sai, vì việc đánh bài bằng tiền mừng tuổi là việc làm bị pháp luật cấm, là một tệ nạn xã hội.

b. Để không sa vào tệ nạn xã hội học sinh cần:

- Nhận biết được các tệ nạn xã hội.

- Có thái độ kiên quyết không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

- Chăm chỉ học tập.

- Tu dưỡng tốt đạo đức.

- Phê phán các hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội.

30 tháng 4 2024

a, Hành động của Tuấn là hoàn toàn sai trái:

1.Số tiền mà Tuấn xin mẹ là mồ hôi nước mắt của mẹ nhưng Tuần lại lấy số tiền đó làm việc tiêu cực.

2.Tuấn không biết cách chọn bạn để chơi mà chỉ chơi với những bạn ham chơi,nghiện ngập và rủ rê trốn học.

3.Tuấn sẽ bị đưa vào  trại giáo dưỡng và  nếu Tuấn 18 tuổi thì Tuấn sẽ phải vào tù.

b, Nếu em là Tuấn trong trường hợp trên thì em sẽ không xin tiền mẹ đi ăn chơi mà chỉ xin tiền để làm việc chính đáng,tích cực và phải nói rõ mục đích việc làm của mình.

Không nên tụ họp, chơi với những bạn xấu.Phải biết chọn bạn để chơi như những bạn học giỏi,ham thể thao để chúng ta học tập tính cách của những bạn tốt đó để cải thiện mình và vươn lên mỗi ngày.

TT
tran trong
Giáo viên
29 tháng 4 2024

1. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai là câu nói thể hiện vai trò của trẻ em, Khẳng định trẻ em là thế hệ tương lai giúp kiến thiết, dựng xây đất nước, xã hội giàu đẹp, văn minh. Bởi vậy cần thiết phải quan tâm, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển tốt nhất.

TT
tran trong
Giáo viên
29 tháng 4 2024

 Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải sinh ra ở Việt nam  là đúng bởi vì theo luật quốc tịch Việt Nam:

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện

29 tháng 4 2024

Trong tình huống bạn mô tả, có nhiều vấn đề về đạo đức và cách giải quyết xung đột cần được xem xét:

1. Hành vi bạo lực ban đầu: Người đánh bạn đã sai khi sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Bạo lực không bao giờ là cách thích hợp để xử lý mâu thuẫn.

2. Bạn bảo vệ: Người bạn của bạn đã cố gắng bảo vệ bạn bằng cách "trả thù" người đã đánh bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng bạo lực để trả đũa cũng không phải là hành vi đúng đắn. Dù mục đích có thể là bảo vệ bạn, nhưng phương pháp này vẫn là sai lầm và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.

3. Hành động của hiệu trưởng: Khi người bạn kia báo cáo sự việc cho hiệu trưởng, hiệu trưởng đã xử phạt người bạn bảo vệ bạn bằng cách yêu cầu viết bản kiểm điểm. Điều này cho thấy trường học đang áp dụng quy định ngăn chặn bạo lực và khuyến khích học sinh giải quyết xung đột một cách ôn hòa.

Kết luận:

- Ai đúng, ai sai?: Trong trường hợp này, cả người đánh bạn lẫn người bạn đánh trả đều đã sử dụng bạo lực, điều này là không đúng. Người bạn kia đã đúng khi báo cáo sự việc cho hiệu trưởng, nhưng hành vi trả thù bằng bạo lực của bạn bảo vệ bạn không được khuyến khích.

- Bài học rút ra: Giải quyết xung đột bằng bạo lực chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Cách tốt nhất để xử lý những mâu thuẫn là thông qua đối thoại, sự can thiệp của người lớn hoặc quản lý, và các phương pháp ôn hòa khác.

Trong tình huống như thế này, bạn và bạn bè cần học cách giải quyết mâu thuẫn một cách chín chắn và hiệu quả hơn, tránh sử dụng bạo lực dưới mọi hình thức.

30 tháng 4 2024

cảm ơn cô Ngọc nhiều !❤