K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

caanf câu 2 đến hết tự luận à bn

11 tháng 5

từ phần tự luận thôi ạ

 

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
20 tháng 5

- Nền giáo dục, khoa cử bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. 

+ 1070: dựng Văn Miếu.
+ 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ 1076: dựng Quốc Tử Giám. 

- Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. 

- Nhiều người đỗ đạt, làm quan và trở thành các nhà văn hoá lớn của dân tộc như: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn,... 

- Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. Ví dụ:

+ 1247: nhà Trần đặt lệ Tam Khôi.

+ Thời Tây Sơn ban Chiếu khuyến học.

+ Từ năm 1442, nhà Lê sơ tổ chức lễ xướng danh và vinh quy bái tổ.
+ 1484: đặt lệ xướng danh và khắc tên tiến sĩ lên bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
20 tháng 5

- Nền giáo dục, khoa cử bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. 

+ 1070: dựng Văn Miếu.
+ 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ 1076: dựng Quốc Tử Giám. 

- Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. 

- Nhiều người đỗ đạt, làm quan và trở thành các nhà văn hoá lớn của dân tộc như: Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn,... 

- Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. Ví dụ:

+ 1247: nhà Trần đặt lệ Tam Khôi.

+ Thời Tây Sơn ban Chiếu khuyến học.

+ Từ năm 1442, nhà Lê sơ tổ chức lễ xướng danh và vinh quy bái tổ.
+ 1484: đặt lệ xướng danh và khắc tên tiến sĩ lên bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

10 tháng 5

Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở mỗi thời đại, khi có kẻ thù xâm lược đều có những vị anh hùng bảo vệ đất nước. Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng. Hay Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn dẹp tan giặc Minh trong Sự tích Hồ Gươm. Những vị anh hùng đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng, trăm trận trăm thắng. Hôm nay, dù đất nước đã hoàn bình, mỗi công dân cần có trách nhiệm để bảo vệ nền độc lập đã đánh đổi bằng xương máu của cha ông. Chúng ta cần phải sống xứng đáng với thế hệ đã đi trước.

11 tháng 5

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đất nước khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực. Thế nhưng, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Điều đó được thể hiện rõ qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cùng với đó sự ý thức của nhân dân ta về việc đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Những trang sử hào hùng, vẻ vang đó đã để lại bài học quý giá cho thế hệ sau. Chúng ta - những người con của đất Việt trong thời bình hãy tích cực học tập để dựng xây và bảo vệ đất nước.

Thành ngữ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
8 tháng 5

- Chủ động: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-hoach-danh-giac-cua-ngo-quyen-chu-dong-va-doc-dao-o-diem-nao-c81a14263.html

8 tháng 5

Một số phong tục, tập quán từ thời Bắc Thuộc vẫn được người Việt giữ gìn và lưu truyền đến ngày nay bao gồm:
- Tục ăn trầu: Việc sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, và ngày trọng đại như hiếu, hỉ.
- Tục làm bánh chưng, bánh giày: Những loại bánh này thường được làm trong các dịp lễ tết, đặc biệt là Tết Nguyên Đán.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và anh hùng dân tộc: Việc thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

8 tháng 5

Ngô Quyền, với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng, đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của mình trong cuộc kháng chiến chống lại quân nam Hán. Ông không chỉ thể hiện tài năng chỉ huy quân đội mà còn sự thông minh, chiến lược và tinh thần quyết tâm của mình. Chiến thắng này đã mở ra cánh cửa cho việc khôi phục và bảo vệ độc lập của nước Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc củng cố chủ quyền và văn hóa dân tộc. Ngô Quyền và chiến thắng trên sông Bạch Đằng trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và sức mạnh dũng cảm của người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và tự do.

8 tháng 5

Cuộc khởi nghĩa do nhân vật Bà Triệu dẫn đầu là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam cổ đại. Bà Triệu, một nữ anh hùng dũng cảm, đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Ngô vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Dù không đạt được mục tiêu cuối cùng là giành lại độc lập cho nước nhưng cuộc khởi nghĩa đã tạo ra những tín hiệu tích cực. Bằng sự dũng cảm và quyết tâm của Bà Triệu cùng với những người anh hùng khác, cuộc khởi nghĩa đã góp phần vào việc khơi dậy tinh thần dân tộc và làm sáng tỏ lòng yêu nước của người Việt. Mặc dù không thành công lớn, nhưng cuộc khởi nghĩa này vẫn được ghi nhận với vai trò quan trọng trong việc đánh thức ý chí chiến đấu cho sự tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam.

7 tháng 5

a nhé

 

7 tháng 5

tk

Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm pa. Theo những thông tin của sử sách, khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 4, với hơn 70 đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ VII-XIII. Khi xưa, đây chính là vùng đất để tôn thờ thần thánh, là nơi trú ẩn nếu kinh đô Trà Kiệu bị xâm lấn. Tiền thân của khu thánh địa là từ một ngôi đền làm bằng gỗ, mục đích chính là để thờ thần Diva Bhadresvera. Đến cuối thế kỷ VI, ngôi đền đã bị thiêu cháy. Cho đến thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã dùng chính những viên gạch vũ để bắt đầu xây dựng lại, và đó cũng là di tích còn lưu giữ lại cho đến tận ngày nay. Các triều vua sau đó tiếp tục cho tu sửa các đền tháp cũ, cùng lúc xây thêm các đền tháp mới. Tháp Mỹ Sơn trải qua nhiều triều vua Chăm Pa  Tìm hiểu đi du lịch Đà Nẵng có gì đẹp Vào năm 1898, một người học giả Pháp đã đến du khảo Việt Nam và phát hiện ra khu di tích thánh địa Mỹ Sơn. Nhờ vào các tấm bia ký, cùng với sự phát triển qua các triều đại đã được nghiên cứu cho thấy, Mỹ Sơn là thánh địa cực kỳ quan trọng của dân tộc Chăm từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ thứ XV. Đến năm 1999, khu di tích thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Kể từ đó đến đây, Mỹ Sơn đã được đưa vào danh sách những địa điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của miền

Nguồn bài viết: https://tourdanangcity.vn/gioi-thieu-ve-thanh-dia-my-son/

8 tháng 5

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Được xây dựng bởi dân tộc Chăm từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn là một trung tâm tôn giáo và văn hóa của vương quốc Chăm Pa xưa. Với kiến trúc độc đáo và các tượng thần Hindu, Thánh địa Mỹ Sơn thu hút du khách bởi sự huyền bí và nghệ thuật tinh tế của nó.