K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác....
Đọc tiếp

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: Mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.”

(Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)​

1.1 Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Kể tên một văn bản (đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2) cùng thể loại với văn bản được nêu.

1.2. Tìm một số chi tiết nói về:

-    Ngoại hình của bác Lê;

-    Cách mưu sinh của bác Lê để nuôi gia đình;

-    Tình cảm của bác Lê đối với các con.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật bác Lê?

1.3. Tìm một từ mượn có trong câu văn sau: “Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con.”

0
Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành...
Đọc tiếp

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không

tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra

đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấtrên dưới, giàu nghèo. Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại (…). Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa ngườthông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng. Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng. Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là ngườngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đầđộn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

…Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành ngườquan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.

(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi - Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017, tr.24)

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra những khoảng cách được tác giả nói đến trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào đã tạo ra những khoảng cách đó?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người ?Câu 4. Theo anh/chị, học vấn có phải là yếu tố duy nhất quyết định đẳng cấp sang hèn, giàu nghèo trong xã hội hiện nay không?

0