K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2018

a) không

b) bông hoa này rất đẹp

cây hoa này rất đẹp

k mk nhé

9 tháng 11 2018

hai từ trên là từ đồng nghĩa nhưng nó lại khác nhau

VD :con kiến bò đĩa thịt bò

CHÚC BẠN HỌC GIỎI

9 tháng 11 2018

Khi vừa ra đời , Đảng ta đã lãnh đạo phong trào cách mạng lớn nào ?

- Cách Mạng Tháng Tám .

Điểm cực nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào ? 

- Nằm ở Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hòa .

* Hok tốt !~!

# Miu

9 tháng 11 2018

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới: thời đại Hồ Chí Minh.

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, là cả một pho lịch sử bằng vàng. Kho tàng lịch sử quý giá đó không chỉ gồm những sự kiện lịch sử oanh liệt, hào hùng của Đảng và dân tộc mà điều có ý nghĩa lớn lao là những kinh nghiệm, những bài học lịch sử, những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam được tổng kết từ hiện thực lịch sử với những sự kiện oanh liệt hào hùng đó. Vì vậy, học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi chúng ta.

I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

l. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.

Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.

Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.

Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.

Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết.

9 tháng 11 2018

cuồn cuộn

đỏ ngòm

học tốt nhé

9 tháng 11 2018

Các từ phức trong câu : Nước chảy cuồn cuộn đỏ ngòm cả sông .

- Cuồn cuộn ( từ phức 2 tiếng )

- Đỏ ngòm ( từ phức 2 tiếng )

* Hok tốt !

# Miu

Đôi - Đồi - Đội

Từ để nguyên là từ đôi

Học tốt!!!

Đôi

k nhé

Học tốt

^_^

8 tháng 11 2018

kb mk đi nhắc cho

8 tháng 11 2018

Trong tâm khảm mỗi người thì có lẽ ngoài hình ảnh những người thân yêu trong gia đình thì hình ảnh ngôi nhà là khó phai mờ hơn cả. Bởi lẽ nhà là nơi gắn bó, chứng kiến ta được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với riêng em, ngôi nhà cũng giống như một người thân ruột thịt vậy.

kết bài

Không quá rộng rãi hay bề thế, ngôi nhà của em tuy khá nhỏ bé so với những ngôi nhà khác nhưng trong nhà lúc nào cũng ấm áp và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của em và chắc chắn sau này, dù có đi đâu xa đi chăng nữa, thì em vẫn luôn móng ngóng để được trở về ngôi nhà thân yêu ấy.

7 tháng 11 2018

Con sông quê gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ. Những người đi xa trở về qua sông cũng ngắm nhìn, chạm tay xuống làn nước mát lành mà nhớ lại kỉ niệm đã qua. Con sông quê như là linh hồn của quê hương, cội nguồn. Đã biết bao chuyến đò ngang qua sông ngày ấy, những buổi tắm sông cùng đám bạn ngày hè, hay ngồi triền đê đọc sách, chăn trâu, chờ mẹ về. Tất cả đã làm ra một con sông quê hiền hòa ấm áp. Con sông quê tôi chảy dì từ thượng nguồn sông qua đây. Nó mang theo những hạt phù sa đến cho muôn cây vạn cỏ. Những kỉ niệm chợt ùa về. Không một ai có thể quên con sông đã cùng mình lớn lên và trưởng thành. Hai bên bờ sông là triền đê xanh ngút ngàn có cây. Muôn vàn loài cỏ dại phát triển tươi tốt hai bên bờ. Những loài động vật nhỏ như giun dế cũng làm tổ ở nơi này. Nước sông có hai mùa cạn – nổi. Cứ mỗi khi nước lên cao, dòng sông ăm ắp đủ đầy, cảm như chực chờ ùa đi cuốn trôi tất cả. Nước sông chảy siết phăng phăng như vó ngựa phi không một vật nào cản được. Một vài bông lục bình trôi nhanh theo làn nước. Chúng trôi về những nơi xa lắm mà tôi chưa thể nào biết được. Mùa nước cạn về, con sông phẳng lặng, buồn buồn lững lờ trôi. Khác hẳn với sự cuồn cuộn, dữ tợn lúc trước, giờ đây, dòng sông hiền hòa, nhẹ nhàng trôi theo dòng hải lưu. Những dòng nước cứ cuốn đi cuốn đi những tinh túy của thiên nhiên phân phát cho muôn nẻo đường. Có dòng sông nên việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước quê tôi rất thuận lợi. Có nước về là cây được tưới, được tắm mát. Dòng sông không chỉ đẹp, nó còn là nguồn lực, là tiềm lực phát triển kinh tế của chúng tôi. Yêu con sông quê biết mấy!

 
7 tháng 11 2018

Đếm trong những di tích lịch sử của đất nước Việt Nam ta không thể nào không kể đến di tích lịch sử tại Tiên Du, Bắc Ninh. Đó là chùa Phật Tích, một ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý- Trần. Nơi đây cảnh núi non hữu tình và một ngôi chùa linh thiêng thanh tịnh cùng với tượng phật to lớn và tháp cao trên đỉnh núi.

Bước chân vào cổng chùa Phật Tích là cánh cổng chùa giản dị nhưng mang đậm nét thời xưa. Bước chân vào trong là những cây đa ven đường, cây đa cổ thụ to lớn tỏa bóng mát cả lối đi vào chùa. Ngay cạnh cây đa là một chiếc hồ lớn, hàng năm mỗi độ lễ hội đến người quan họ hát những câu quan họ mượt mà trên mặt hồ này, nước hồ xanh biếc trong lành in bóng dáng cây đá bến nước, in bóng những liền anh liền chị trong chiếc áo tứ thân và khăn xếp áo the, in bóng cả những gương mặt lam lũ của người dân nơi đây nở nụ cười tươi mùa lễ hội.

Trước khi bước tới chùa, bên phải đường vào chùa là một khoảng đất rộng cho người dân tổ chức buôn bán ngày lễ hội. Người đến thăm chùa Phật Tích không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng và uy nghi nơi cửa Phật, những cây cổ thụ cao, những hàng cây đại, những bậc cầu thang cao dần dẫn đến chùa. Trong chùa có biết bao nhiêu là tượng phật. Bên ngoài chùa là những cây thông màu xanh tươi đẹp. Người du khách thăm quan theo đường lên núi, đi tới tượng Phật to lớn để thăm quan và chiếc tháp đối diện tượng Phật đó.

Đứng trên đỉnh núi nơi tượng Phật to lớn người ta có thể thu vào mắt mình những cảnh đẹp bình yên của non nước núi sông. Bức tượng Phật to lớn uy nghi bệ thế. Người ta không những cảm thấy thanh tịnh mà còn thấy yêu mến thêm đất nước tươi đẹp này.

7 tháng 11 2018

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

Học tốt

7 tháng 11 2018

Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.

Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.

Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.

Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.

Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ nhừng chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.

Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.

7 tháng 11 2018

Quê hương em ko có đồng lúa. Bao giờ có thì em sẽ tả :)

7 tháng 11 2018

Em đã được đi thăm khá nhiều cảnh đẹp nổi tiếng - đó là những phần thưởng của bố mẹ dành cho em mỗi khi em đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng dù vậy, em vẫn thấy yêu mến, gắn bó với khung cảnh quen thuộc, giản dị của nơi mình ở.

Nơi em ở là một xóm nhỏ của ngoại thành Bắc Giang. Như bao làng quê khác, xóm nhỏ của em được bao quanh bởi một cánh đồng. Đồng làng không rộng lắm nhưng cũng đủ để chúng em chạy nhảy vui đùa hay đi thả diều mỗi khi gió lớn. Bốn mùa thay đổi, đồng làng cũng mang những gương mặt khác nhau. Mùa xuân, đồng rập rờn những cánh lúa xanh rì thì con gái. Mùa hạ, đồng lại rực lên sắc vàng giòn của lúa chín căng hạt. Sang mùa thu, cánh đồng khoác lên mình một chiếc áo nhiều màu: có ô ruộng cấy lúa xanh rờn, lại có ô ruộng trồng rau sớm. Nhất là lúc đông sang, những màu vàng của lúa chín đan xen với màu xanh của rau vụ đông thật vui mắt! Và  đến cuối mùa đông là đến mùa đốt đồng đầy lí thú. Khi ấy, nhà nhà đã gặt hết lúa, ít ai còn có nhu cầu dùng rơm làm chất đốt khi đó có bếp ga thay thế, bà con nông dân chất rơm thành từng đống đốt đi để lấy luôn tro bón ruộng. Cả cánh đồng nghi ngút khói rơm rạ như một chiếc lò sưởi khổng lồ. Đám trẻ con chúng em khi ấy vô cùng thích thú chạy đuổi nhau giữa những đống rơm cháy hoặc rủ nhau đi hun chuột.

Không chỉ có cánh đồng, còn có những tán tre, bóng gạo, bóng đa tô điểm cho xóm làng em ở. Những lũy tre cao và xanh ngát chạy quanh những bờ ao hiền hòa. tĩnh lặng. Còn có những cây gạo, cây đa rợp bóng xuống sân đình, cổng làng. Dưới bóng mát của cây, các cô bác trong xóm lại ngồi trò chuyện với nhau trong những trưa hè nóng nực hoặc lúc đi làm đồng về. Em cùng còn nhớ mãi ngày nhỏ, chúng em thường đu lên những rễ đa chắc và dài buông xuống chạm mặt đất.

Xóm làng quê em cũng đã phát triển rất nhiều. Cây cối, đồng ruộng vẫn giản dị, yên bình như thế nhưng nhà cửa đã khang trang, to đẹp lắm. Phần lớn nhà cửa đều là nhà hai ba tầng cao rộng. Nhà nào cũng có sân vườn thoáng đãng. Vườn nhà được trồng nhiều loại cây, có thể là cây ăn quả, cây cho bóng mát hoặc rau xanh. Đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông hoặc lát gạch rất sạch đẹp.

Làng xóm em đẹp đẽ và yên bình như thế. Dù đi đâu, em vẫn thấy nơi ở của mình là nơi đáng yêu đáng mến nhất trên đời.

7 tháng 11 2018

Từ nào khác với các từ còn lại ?

hối cảihối hậnhối lỗihối hả

hôi hả