hãy trả lời câu hỏi sau :
cái gì mọi người đều đánh ? bố đánh , mẹ đánh , anh đánh , em cũng đánh , ông đánh , bà đánh ??????????
- ( viết câu trả lời )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.
"Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt").
Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển
Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
"Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".
Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:
"Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.
Sao sớm là từ ghép nhé vì hai từ này tách nhau ra đều có nghĩa
Tham khảo ạ :
Ngay từ đầu năm học mới thì mẹ cũng thật cẩn thận mua cho em biết bao nhiêu dụng cụ học tập. Đó là bút, thước, bảng con,… nhưng đồ dùng học tập mà em thích nhất có lẽ chính là cây thước kẻ màu hồng xinh xắn này.
Ngắm nhìn chiếc thước kẻ này có độ dài 30cm, trên chiếc thước em cũng thấy nó có được từng con số để khi em nhìn vào cây thước thôi là sẽ biết được độ dài như thế nào. Cây thước kẻ có hình dạng dẹt, khi em dùng để kẻ nhìn rất rõ những đường nét và còn thẳng nữa. Ở mặt trên của cây thước được đánh số thứ tự từ 1 đến 30 cm. Khi nhìn vào cây thước thì em cũng không phải ngồi đếm xem nó có bao nhiêu ô vì nó đã có sẵn và rõ ràng những con số như vậy rồi.
Hình ảnh chiếc thước là người bạn đồng hành của bút, lý do chính vì thước và bút luôn đi liền với nhau, hỗ trợ cho nhau để có thể tạo lên những đường thẳng thật đẹp. Trên mặt của chiếc thước người ta cũng khéo léo dán một miếng giấy nhỏ xinh, đồng thời để trang trí họa tiết và cũng đã để lại ra một chỗ trống để em có thể viết họ và tên cũng như lớp vào đó. Khi được ghi tên tuổi, lớp vào đó em cũng không sợ cây thước kẻ xinh xinh này bị thất lạc nữa.
Ở trong lớp thì các bạn ai ai cũng luôn khen chiếc thước kẻ của em đẹp, vừa màu sắc dịu mắt, đồng thời cũng lại vừa trang trí bối cảnh thiên nhiên hiền hòa. Thực sự rằng cũng chính các bạn ai cũng muốn mượn chiếc thước này để kẻ lên những đường nét thẳng tắp ở trong quyển vở trắng tinh.
Em rất thích chiếc thước kẻ này và em cũng luôn luôn giữ cho chiếc thước không bị dính mực ở trên. Mỗi khi dùng xong em lại lau qua chiếc thước kẻ rồi cẩn thận cho vào trong cặp. Em yêu chiếc thước kẻ này lắm!
Mỗi ngày đến lớp, trong cặp em luôn mang theo chiếc thước kẻ yêu thích của mình.
Đó là một chiếc thước gập đôi, với hai đoạn thước kẻ nối với nhau bởi một cái trục tròn màu hồng. Mỗi đoạn thước dài 15cm, nên khi mở ra sẽ có cây thước dài đến 30cm. Nhờ thiết kế thông minh đó, mà em có thể cất gọn cây thước dài vào cặp.
Hai mảnh thước có cấu tạo giống hệt nhau. Với màu trong suốt nhẹ, với hình những chú thỏ trắng dễ thương đang trồng cà rốt. Dọc theo mép thước là các vạch đen để xác định độ dài. Đặc biệt, mép thước còn lại được làm thành đường răng cưa, giúp em kẻ trang trí rất đẹp và nhanh.
Em thích chiếc thước của mình lắm. Tối nào sau khi học bài xong, em cũng lau sạch vết mực bám trên thước rồi mới cất vào cặp. Nhờ vậy, thước của em luôn trông như mới.
Thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã mười năm trôi qua. Bây giờ tôi là một sinh viên, tôi trở về thăm lại mái trường trung học cơ sở thân yêu.
Con đường dẫn tôi đến trường đã có một sự thay đổi kì lạ, khiến tôi không thể nhận ra được nữa. Đường được trải nhựa phẳng lì, khác xa con đường đầy sỏi đá, ổ gà ngày nào. Thấp thoáng mái trường hiện ra trong sương sớm. Cổng trường ngày xưa nước sơn phai màu vì mưa nắng, nay đã được sơn lại. Bước vào sân trường tôi thấy cả một rừng cây cổ thụ. Cây phượng do lớp tôi trồng nay cũng đã lớn ơi là lớn. Chao ôi! Nó lớn nhanh thật đấy, thân cây to lớn, tán lá trải rộng như muôn che kín cả một góc sân trường. Tôi ngồi dưới gốc cây và nhìn quang cảnh trường. Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện. Từ xa, tôi đã nghe thấy giọng nói âu yếm và quen thuộc trong lớp 6B vọng ra. Tôi tiến lại gần hơn, những cô cậu học sinh ngồi cạnh cửa sổ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn vào thấy một dáng người gầy và dong dỏng cao, mái tóc dài xoã ngang vai, tôi nhận ra là cô Nga, cô đã từng chủ nhiệm năm tôi học lớp sáu. Tôi đứng nghe cô giảng bài và nhớ lại cái cảm giác được nghe cô dạy học. Tôi không bao giò quên được những bài học mà cô đã dạy.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Cố Nga cho cả lớp nghỉ rồi cô thu dọn sách vở và ra khỏi lớp. Tôi liền bước đến bên cô và chào:
- Em chào cô ạ! Cô có nhận ra em không?
- Cô nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền, trong ánh mắt ấy có sự ngỡ ngàng. Cô nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Có phải Thảo không em?
Tôi reo lên:
- Dạ thưa cô, đúng rồi ạ! Em là Thảo, học sinh cũ của cô đây.
Tôi rất mừng vì cô đã nhận ra tôi, một đứa học sinh ngang bướng và nghịch ngợm thuở nào. Tôi còn nhớ, có lần tôi đã làm cho lớp không xếp thứ nhất toàn trường chỉ vì tôi đi học muộn. Nhưng hôm đó, cô đã không trách mắng tôi, cô chỉ khuyên: “Lần sau em cố gắng đi học sớm, đừng để cả lớp vì em mà bị ảnh hưởng”.
Khi nói chuyện với cô tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã có nhiều nếp nhăn và tóc cô đã điểm bạc.
Bỗng, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết, cô phải vào lớp dạy học, nhưng cô trò vẫn lưu luyến mãi không muốn rời nhau.
Tạm biệt mái trường trung học thân yêu, nơi đã để lại trong tôi bao kỉ niệm vui buồn và là nơi đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi nhớ về ngôi trường thân yêu của tôi. Xin chào nhé mái trường thân yêu!
Trường Tiểu học Cát Linh của em là một trường nhỏ của quận Ba Đình. Nhưng năm học lớp 4 này của em, trường đã có nhiều thay đổi khiến em vô cùng thích thú.
Con đường trước cổng trường đã được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt.
Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được sơn màu lại nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.
Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại với những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây bóng mát trong sân trường được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh tròn tán. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho học sinh ngồi nghỉ ngơi sau khi đã chơi đùa thỏa thích.
Hai dãy phòng học được xây hai bên vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ phương tiện dạy học rất hiện đại: bàn ghế mới, bảng viết mới, phòng được trang bị cả điều hòa. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.
Trường tiểu học Cát Linh của em năm học mới có nhiều thay đổi thật đẹp và tuyệt vời. Chắc chắn chúng em sẽ có năm học mới thật vui tươi và tiến bộ.
lên mạng mà tham khảo ấy bạn chứ không ai rảnh mà giúp bạn câu này đâu
Lên mạng đi bn, chẳng ai rảnh mà đi vt từng chữ cho bn chép^^
Danh từ : phượng, học trò, bướm.
Động từ : nghĩ, đậu, trông.
Từ láy : phơi phới, chói lọi, mãnh mẽ.
Tính từ : đỏ rực, thắm tươi, mát rượi.
đánh răng hẻn?
đánh răng chứ j