Cảm nhận về nội dung nghệ thuật bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạch-trắng
hắc - đen
mã - ngựa
long -rồng
sơn - núi
hà - sông
thiên -trời
địa -đất
nhân -người
đại - lớn
tiểu - nhỏ
-Vị vua có một con bạch mã
-Người kia có một ý nghĩ hắc ám
-Hoàng tử cưỡi một con toaán mã thật đẹp
-Thăng Long là rồng bay,Hạ Long là rồng đáp
-Hoa quả sơn có nghĩa là núi hoa quả
-Hà là sông,Sơn là núi
-Địa điểm hôm nay em đi đến là gì?
-Bài học của lòng nhân quả
-Nước ta có khi có tên là Đại Ngu có nghĩa là AN Vui Lớn
-Hôm nay em lên chùa được gặp sư với chú tiểu
1. Các loại từ láy Câu 1. - Giống nhau: + Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh. + Đều do hai tiếng tạo thành. - Khác nhau: + Đăm đăm – láy hoàn toàn + Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận) + Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận) Câu b. Các từ láy bần bật, thăm thẳm trong các câu: - Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên “bật bật”, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. - Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sung mi đã sung mọng lên vì khóc nhiều. + Ta không thể thay thế: bật bật, thăm thẳm. + Bởi vì: không đúng nghĩa với nội dung câu văn. 2. Nghĩa của từ láy. a. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu = > mô phỏng âm thanh: âm thanh tiếng cười, âm thanh tiếng trẻ khóc, âm thanh tiếng đồng hồ chạy, âm thanh tiếng cho sủa. b. Đặc điểm của nhóm từ láy. - Lí nhí, li ti, ti hí. + Miêu tả những âm thanh, những hình dáng nhỏ bé. + Đều thuộc loại láy vần. - Nhấp nhô, phập phồng, bồng bềnh. + Miêu tả trạng thái dao động, ẩn hiện, không rõ ràng. + Đều thuộc láy phụ âm. c. Ý nghĩa biểu đạt. Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền - > sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại. II. Luyện tập Câu 1. Đọc đoạn đầu trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (từ “Mẹ tôi giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”). Tìm những từ láy trong đoạn văn đó và xếp theo sự phân loại láy toàn bộ, láy bộ phận. a. Những từ láy trong đoạn văn: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề. Câu 2. Điền các từ vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy. Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, Thâm thấp, chênh chếch, anh ách. Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu. - Bà mẹ “nhẹ nhàng” khuyên bảo con. - Làm xong công việc nỏ thở phào “nhẹ nhõm” như trút được gánh nặng. - Mọi người đều căm phẫn hành động “xấu xa” của tên phản bội. - Bức tranh nó vẽ nguệch ngoạc “xấu xí”. - Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ “tan tành”. - Giặc đến, dân làng “tan tác” mỗi người một nơi. Câu 4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi. - Bàn tay cô gái “nhỏ nhắn” thoăn thoăn đưa từng mũi kim qua đường vẽ trên mặt vải. - Bà ta vừa hung dữ lại vừa “nhỏ nhặt” nên ai cũng ngại tiếp xúc. - Bạn ấy nói năng “nhỏ nhẻ”, cử chỉ nhã nhặn nên ai cũng yêu mến. - Hắn ta thật “nhỏ nhen” luôn tính toán từng đồng một. - Cánh chim “nhỏ nhoi” giữa bầu trời cao rộng. Câu 5. Tất cả những từ này đều là từ ghép, bởi vì mỗi tiếng ở trong từ đều có nghĩa. Chúng chỉ giống từ láy ở việc lặp phụ âm đầu. Câu 6. a. Giải thích nghĩa của các từ: - Chiền là tòa nhà xây lên để thờ phụng đức Phật giống như chùa. - Nê là trạng thái mà con người ăn vào nhưng không tiêu hóa được thức ăn. - Rớt là sự vật bị rơi bất ngờ mà con người không lường tới. - Hành là thực hành áp dụng lí thuyết vào công việc. b. Tất cả những từ đó đều là từ ghép, bởi vì cả hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
" Chúng ta giữ sạch môi trường
Chung tay góp sức môi trường đẹp hơn"
lục bát như vậy được được không bạn
HOA RƠI HỮU Ý ,NƯỚC CHẢY VÔ TÌNH
Ta ngồi trong nhà ngắm mưa
Mưa bao nhiêu hạt nhớ nắng bấy nhiêu.
Sông kia nước chảy vô tình
Hoa kia thơm lạ hữu tình rụng theo.
Câu ca dao ấy như lời mời gọi tha thiết mặn nồng những ai chưa một lần đặt chân tới Xứ Lạng. Và ai đã đến rồi lại mong có nhiều lần trở lại. Điều đó khẳng định thế mạnh và tiềm năng của tỉnh Lạng Sơn, có sức thu hút không chỉ khách tham quan du lịch mà còn là điểm đến đầu tư kinh doanh rất hấp dẫn.Là một trong ba cửa ngõ lớn ở phía bắc Tổ quốc, Lạng Sơn có trên 223 km đường biên giới với Trung Quốc, cách thủ đô Hà Nội 150 km.Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên là điều kiện hiếm có so với các tỉnh biên giới khác để phát triển thương mại và du lịch. Và thực tế cho thấy, từ khi đất nước mở cửa, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc phát triển tốt đẹp, lưu lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu giữa hai nước qua các cửa khẩu của Lạng Sơn ngày càng tăng với khối lượng rất lớn.Về tiềm năng du lịch, từ Lạng Sơn, du khách có thể đi ô tô, tàu hỏa sang Trung Quốc và ngược lại.Thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn nhiều cảnh quan độc đáo, hấp dẫn khiến du khách trong nước và quốc tế đến đây đều thấy hài lòng bởi các loại hình du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và nghiên cứu khoa học. Khu du lịch Mẫu Sơn mang lại cho du khách một cảm giác mới lạ như đang sống ở châu Âu xa xôi bởi khí hậu ở đây quanh năm trong lành, mát mẻ; có rừng nguyên sinh và thảm thực vật phong phú; có hương rượu Mẫu Sơn thơm nồng, say đắm, khiến khách đi rồi lòng bao vấn vương.Đặc biệt, Lạng Sơn còn là miền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang sắc thái riêng, được bảo tồn và gìn giữ từ lâu đời. Với diện tích tự nhiên hơn 8.000 km2, Lạng Sơn có 23 dân tộc anh em chung sống, đông nhất là người Kinh, Tày, Nùng Dao.. Đến thành phố Lạng Sơn, du khách hãy ghé thăm thành nhà Mạc, dấu ấn một thời phong kiến Mạc- Lê- Trịnh cách đây gần 400 năm. Kế đó là quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh. Vào động Tam Thanh, ngắm nhìn những nhũ đá lung linh sắc màu huyền ảo, hồ nước trong xanh không khi nào vơi, bạn sẽ có ngay một cảm giác lạ lùng như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hàng năm, lễ hội Tam Thanh được tổ chức vào rằm tháng giêng, có nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự. Từ sân chùa, ngước nhìn lên núi đá, chúng ta nhìn thấy tượng mẹ bồng con mang tên nàng Tô Thị, biểu tượng cho lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam ôm con đứng đợi chồng đi đánh giặc giữ nước. Từ thành phố Lạng Sơn, đi khoảng 30km theo hướng đông bắc, bạn lên huyện Cao Lộc và Lộc Bình để đến núi Mẫu Sơn rộng hơn 10 ha, ở độ cao 1500m so với mặt biển. Nơi đây khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình 150c, rất thích hợp cho du lịch, nghỉ dưỡng. Mùa đông thường có sương mù bao phủ; những ngày giá lạnh còn có tuyết rơi. Mùa xuân tới, hoa đào lung linh khoe sắc. .Có khu kinh tế cửa khẩu, Lạng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển thương mại và dịch vụ du lịch.Du lịch Lạng Sơn sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong một tương lai gần. Vì vậy, Lạng Sơn cần đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông; nâng cấp và cải tạo các điểm du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch của địa phương, đào tạo nhân lực phục vụ cho văn hoá và du lịch; khai thác khả năng tiềm tàng của văn hoá lễ hội và văn hoá ẩm thực. Tiến hành đồng bộ được những công việc đó, Xứ Lạng sẽ thật sự là trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ nổi tiếng của đất nước, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngoài. Nhắc tới Xứ Lạng, người ta như thấy một sự thôi thúc, gọi mời. Và đến Lạng Sơn rồi, phút chia tay lưu luyến, ai cũng mong sớm có ngày trở lại.
Quê hương hàng dương xanh, trời biển xanh sóng hát yên lành. Ôi trời thu xanh tan biến trong sóng xanh rờn”.( Nhạc sĩ Đỗ Trí Dũng )
Những bài hát viết về Nha Trang là những tình cảm đẹp mà những tâm hồn nghệ sĩ đã dành cho vùng đất này. Nha Trang - dịu dàng ngay từ tên gọi. Những người con được sinh ra, lớn lên hay ít hơn chỉ là từng đặt chân đến Nha Trang đều cảm nhận được sự yên bình của thành phố biển xinh đẹp thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ này của Việt Nam.
Được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới với thành phố êm ả nằm bên bờ biển, Nha Trang là trung tâm của đất Khánh Hòa - miền đất được mệnh danh là “xứ trầm, biển yến”. Yêu sao Nha Trang từ ánh bình minh trên biển của buổi sớm mai. Chỉ cần dậy sớm một chút và chạy ào ra biển là có được cái cảm giác cùng cả thành phố đón chào ngày mới. Bãi biển có thể là nơi hẹn hò của thanh niên nam nữ, cũng là nơi gặp gỡ của bạn bè, gia đình, người thân, hàng xóm. Người ta xuống tắm biển có khi chỉ để nói với nhau vài ba câu hỏi thăm sức khỏe nhưng tự dưng cảm thấy thiên nhiên làm con người trở nên gần gũi, thân mật hơn. Nha Trang không lớn lắm nên gặp ai cũng có cảm giác như vừa lạ lại vừa quen. Thong thả một mình đạp xe trên đường Trần Phú hay tìm một bác xích lô nào đó thì ta có thể thoải mái khám phá Nha Trang theo cách của mình.
Biển Nha Trang xanh và đẹp đến ngỡ ngàng trong mùa nắng. Nước biển Nha Trang cũng thẳm xanh theo từng thời khắc trong ngày. Mùa mưa Nha Trang rất ngắn. Ngắm mưa trên biển cũng mang đến cảm giác thật lạ. Biển như đang sẻ chia cùng những tâm sự của con người. Đứng trước biển, người ta có cảm giác đang trải lòng với biển và sống thật với chính mình hơn. Mới đạp xe ra phố ở Nha Trang cứ sợ rằng mình đi lạc nhưng vòng vòng một lát là thấy chỉ có mấy con đường, đi đâu cũng đi ra biển và cứ xác định biển ở hướng Đông là có thể tìm được đường về nhà. Đi dạo Nha Trang là phải qua ngã 6 và được nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ Núi vang lên để thấy dù xe cộ lại qua có nhiều hơn thì cuộc sống phố biển vẫn còn yên bình lắm. Xa hơn nữa là đến cầu an ở chùa Phật học, nơi có ông Phật trắng tọa lạc trên núi, xưa gọi là Hoàng Mai Sơn. Khi đi về lại qua Mả Vòng vốn nổi tiếng với hai câu thơ của nhà nho Thuần Phu Trần Khắc Thành:
“Mả Vòng đêm vắng ma trêu nguyệt
Phước Hải xuân về cọp thưởng mai
Đi vòng ra hướng Bắc là có thể ghé Viện Pasteur, thăm Tháp Bà, dừng ở Hòn Chồng và trông sang Hòn Đỏ. Nếu tiến về hướng Nam có thể ghé lầu Bảo Đại, Viện Hải dương học và lên thuyền đi ra các đảo nổi tiếng như Trí Nguyên, Vinpearl Land, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Một, Làng Chài… nằm trong vịnh Nha Trang để hòa mình vào trời biển, để ngắm chim yến bay, để im lặng thả câu hay thưởng thức cá, tôm, mực tươi roi rói và những đặc sản nổi tiếng khác. Sau khi thỏa sức khám phá biển đảo, người ta có thể tìm cảm giác khác với sông Cái Nha Trang gió lộng bốn bề, ngắm đồng quê Nha Trang yên ả với làng lò đất, làng dệt chiếu nằm xen giữa những cánh đồng lúa, những vườn chuối và vườn dừa mướt xanh. Và để thư giãn, du khách có thể tìm đến Suối khoáng nóng Tháp Bà để xóa tan những mệt nhọc của cuộc sống ngày thường. Ẩm thực Nha Trang ngon từ những món ăn dân dã như bún cá, bánh căn, bánh canh, bánh xèo đến các loại hải sản tươi sống và đặc biệt yến sào. Bạn có thế dễ dàng thưởng thức ở một hàng quán nhỏ hay tìm đến những quán ăn, nhà hàng sang trọng trong thành phố tùy theo túi tiền…
Nha Trang đang ngày một đổi thay nhưng thật lạ là Nha Trang vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có, như một cô gái vẫn giữ được nét chân quê bản sắc mà vẫn tìm vươn tới nét hiện đại để tôn thêm nhan sắc của mình. Nói sao hết, tả không hết vẻ đẹp của Nha Trang từ lúc bình minh ló dạng cho tới lúc mặt trời đi ngủ. Cảnh đã đẹp mà con người lại chân tình, hòa nhã hiếm nơi nào có được. Nha Trang góp mình cùng các địa danh khác trong tỉnh tạo nên một miền đất Khánh Hòa tươi đẹp, nhiều tiềm năng và đặc biệt là có sự giao thoa văn hóa hiếm gặp. Nha Trang đẹp trong từng câu thơ, từng lời hát bởi lẽ cái đẹp ấy là cái đẹp tự nhiên, không cần phải điểm tô thêm nữa. Còn bao điều mà những người từng được sinh ra, từng lớn lên hay từng ghé thăm Nha Trang muốn nói thêm về vùng đất này. Phố biển Nha Trang hiền hòa, xinh đẹp, con người Nha Trang chân tình, dễ mến và những ấn tượng về Nha Trang sẽ không dễ gì mờ phai trong ký ức khi đã rời xa. Biển vẫn mãi xanh và sóng mãi hát thay lời yêu thương của những người con Nha Trang dành cho vùng đất thân yêu này
Em trách anh hay cho tiền em gái
Cuối tháng này lại đến đứa em trai
Cứ bảo anh làm như thế là sai
Chồng người ta đâu có ai làm vậy
Này Em ơi! Nhà mỗi anh nhờ cậy
Cha mẹ già còn được mấy đồng lương
Tình anh em anh không thể xem thường
Mà làm ngơ lại không thương chúng nó
Nhớ không em, ngày anh quen em đó
Sinh viên nghèo nhờ tụi nhỏ mà thôi
Chăm mẹ cha hết đứng rồi lại ngồi
Việc học hành nào đến nơi đến chốn
Trong gia đình anh là anh trai lớn
Kinh tế mình giờ cũng khá hơn xưa
Giúp bọn trẻ anh nghĩ cũng chằng thừa
Tình máu mủ khó phân bua giải thích
Vợ chồng ta cũng 3 con ruột thịt
Lớn lên rồi chúng cũng biết yêu thương
Em đừng thế con trẻ sẽ xem thường
Làm phai mờ tình yêu thương huynh đệ
Em yêu ơi! Em ghánh vai làm mẹ
Dạy con khờ em cũng thế mà thôi
Tình anh em sâu đậm cả một đời
Chứ không phải cưới xong rồi là bỏ
Trời sinh ra có bóng cây ngọn cỏ
Có vui buồn và có cả đỏ đen
Có cao sang cũng có cả thấp hèn
Có yêu thương và cả ghen tuông nữa
Thế nên em đừng bắt anh chọn lựa
Em và con hay mấy đứa em em khờ
Đó chỉ là sự ích kỉ vẩn vơ
Em em ơi đừng bao giờ như thế
Viết dòng thơ nhưng anh tuôn dòng lệ
Xin em đừng việc bé xé ra to
Em của anh, anh không thể không lo
Đã yêu anh chắc rồi em sẽ hiểu
Trên thế gian tình anh em không thiếu
Nghĩa vợ chồng xin hãy hiểu cho nhau
Rộng yêu thương hạnh phúc mãi về sau
Đừng ích kỷ mà khổ đau vợ nhé..!
hoặc là điền tiếp cho tớ:
Anh em như thể tay chân
Cùng cha, cùng mẹ, cùng là người thân
..................................................................
8 câu nữa nhé (4 câu lục, 4 câu bát)
LÀM ƠN!!!!!!!
a)Quê hương là nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng và xây dựng biết bao tổ ấm gia đình, bao thế hệ con người. Đối với em, quê hương không chỉ là người cha, người mẹ đã và đang dạy dỗ con cái mà còn là nơi làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về. Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh khác hẳn với những đô thị ồn ào, náo nhiệt.
- Từ trái nghĩa là đi - về
b) mình ko biết làm
k mình nha
Là 1 bài thơ tứ tuyệt.
Hai câu dầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Bác Hồ sử dụng nghệ thuật :Cổ phong (Lấy động tả tĩnh)
Hai câu kế:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vì sao chưa ngủ thật đơn giản.Lúc ấy nhân dân ta chưa có cuộc chiến thắng nào. Lo lắng cho cuộc khắng chiến là chuyện thường thôi.
2. Rằm tháng giêng
Là 1 bài thơ tứ tuyệt.
hai câu đầu:
Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Cảnh trăng thật lộng lẫy ,sinh động, lung linh, huyền ảo, thơ mộng.
Hai câu kế:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ta có thể thấy tâm trạng lúc này của Bác là 1 phong thái ung dung, lạc quan.Bác hoàn toàn giao hoà với thiên nhiên, Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
Nghệ thuật: điệp ngữ.
Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và Phong thái ung dung ,tự tại, lạc quan.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên pha chút hiện đại Đông Dương.
Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?
:)