Đặt câu dùng :
a. Hoán dụ
b. So sánh
c. Ẩn dụ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp!
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim họa mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.
Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hòa lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hòa quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh.
Điều đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy, đó chính là sự giản dị trong bữa cơm thường ngày, bữa cơm giản dị và thanh đạm như chính con người Bác vậy, chỉ có vài ba món giản đơn như dưa, cà, mắm, muối. Nửa cuộc đời bôn ba khắp bốn phương trời, Bác có mấy khi được thưởng thức những món ăn tuy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc quê hương ấy? Có lẽ phải là người hiểu, yêu và phải hiểu, yêu một cách sâu sắc truyền thống của quê hương nên Bác mới ưa thích những thứ ấy. Vì thế mà nhà thơ Chế Lan Viên mới có câu thơ:
Bác thường bỏ miếng thịt gà.
Mà ăn trọn quả cà xế nghệ.
Hàng ngày, khi có thời gian rảnh rỗi Bác lại tự trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn, đó là một thói quen hết sức tự nhiên của Bác kể cả trước, trong và sau Cách Mạng. Hơn nữa, bữa cơm có thức gì ngon hay lạ, Bác luôn mời các cô chú phục vụ ăn cùng. Khi ăn xong thì cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thừa thì được sắp xếp tươm tất. Đó chính là một cách để Bác cảm ơn những người phục vụ.
Nơi ở và cụ thể là cái nhà cũng là một góc độ phản ánh đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những năm vừa từ nước ngoài trở về, Bác sống trong hang đá ở Việt Bắc, lấy tảng đá làm bàn ghế, coi tiếng suối chảy và cảnh núi non hùng vĩ làm thú vui. Vậy mà Bác vẫn cho rằng” Cuộc đời Cách Mạng thật là sang”. Trong kháng chiến, Bác vẫn hay sống ở căn nhà sàn hay nhà ba gian thoáng mát, rộng rãi. Ngay cả khi hòa bình được lập lại, nơi ở của Bác vẫn chỉ là cái nhà sàn đơn sơ nhưng ” lộng gió thời đại” như Phạm Văn Đồng đã viết. Giữ cương vị là Chủ Tịch Nước, Bác có quyền được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt nhưng đồ đạc trong nhà vẫn là những vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt và làm việc của Bác như giường, tủ, bàn, ghế, giá sách…Ngoài ra, chỉ có thêm một lọ hoa nhỏ đặt trên bàn để trang trí. Trong lịch sử Việt Nam cũng như trên thế giới, có mấy vị vua, vị chủ tịch nước hay Tổng thống có nơi ở giản dị như Bác của chúng ta.
Ngay trong cách ăn mặc, Bác cũng toát lên vẻ giản dị quý báu, Nhân dân Việt Nam đã quá quen với hình ảnh vị Chủ tịch nước cùng bộ quần áo kaki trắng, đôi dép cao su đã mòn và chiếc gậy ba- toong. Cách ăn mặc của bác tuy đơn giản nhưng vẫn vô cùng lịch sự và thanh tao. Bác mặc trang phục như vậy vì đời sống nhân dân ta lúc đó đói nghèo, còn khổ. Hàng trăm bị quan chức cấp cao kể cả trong và ngoài nước đều sững sờ và hết sức nể phục trước hình ảnh vị chủ tịch nước, người cha già của dân tộc ăn mặc rất gần gũi, bình thường như mọi người dân. Trong buổi lễ Tuyên ngôn độc lập, hay trong chuyến đi thăm một địa phương, Bác đã nói nhỏ vào tai một vị lãnh đạo ăn mặc sang trọng, chỉnh tề với comple, giày da bóng loáng rằng cần ăn mặc sao cho giản dị, phù hợp với đời sống của nhân dân bấy giờ. Như vậy, không chỉ mang trong mình đức tính giản dị quý báu mà Bác còn lan truyền đức tính cao đẹp ấy cho mọi người.
Kể cả trong phong cách làm việc, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất giản dị đặc trưng. Đồ dùng luôn được Bác sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn và vô cùng ngăn nắp để khi cần đến thì có thể tìm thấy một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc gì Bác tự làm, tự phục vụ được thì không cần người khác giúp. Vì thế mà số lượng người giúp việc Bác có thể đếm trên đầu ngon tay.
Tóm lại, đức tính giản dị của Bác Hồ rất đáng trân trọng và học tập. Nó được thể hiên một cách rõ ràng trong đời sống hàng ngày. Mọi người cần có ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chứ không chỉ riêng việc rèn luyện đức tính giản dị. Điều đó sẽ là kim chỉ nam dẫn tới sự thành công, giúp ta hoàn thiện nhân cách và góp phần xây dựng cuộc sống ” thực sự văn minh”
Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.
Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.
Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.
Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.
Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.
Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.
Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, sinh ra ta và chăm sóc, nuôi dạy ta nên người. Mẹ còn là người đồng hành với em trong cuộc sống...
Chắc hẳn ai cũng nghe câu '' uống nước nhớ nguồn '' . Em rất biết ơn mẹ, xinh dành những tình cảm tốt đẹp nhất để gửi đến mẹ của em và em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân để làm vui lòng mẹ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ HK 2
Câu 1/ Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Giới thiệu sơ lược về Lê Lợi và Nguyễn Trãi ?
Bài Làm
a/ Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, bất khuất, các tầng lớp nhân dân đều tham gia kháng chiến
- Đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
b/ Ý nghĩa lịch sử:
Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra 1 thời kì phát triển mới: thời Lê sơ
· Lê Lợi là người yêu nước, thông minh, bất khuất, có uy tín ở vùng Lam Sơn
· Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, đến Lam Sơn sớm nhất, giàu lòng chính nghĩa, mong muốn cứu dân , cứu nước khỏi ách xâm lược của quân Minh
Câu 2/ Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Bài Làm
- Dựng lại quốc tử giám, mở trường, mở khoa thi
- Nội dung học tập , thi cử là các sách của đạo Nho
- Nho giáo có địa vị độc tôn
- Tổ chức được 26 khoa thi , có 989 tiến sĩ , 20 trạng nguyên
Đại Việt đạt được những thành tựu trên vì:
- Nhà nước quan tâm đến giáo dục
- Truyền thống hiếu học của dân tộc ta
- Đất nước hòa bình
Câu 3 / Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài
Bài Làm
Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay, con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam
Năm 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672 lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước
Cuộc chiến tranh đã gây đau thương cho dân tộc, ảnh hưởng khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển của đất nước
* Các cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa ,chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất nước
Câu 4: Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Tại sao các chúa Nguyễn ban đầu lại chú ý phát triển nông nghiệp ?
Bài Làm
a/ Đàng Ngoài: Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do chính quyền Lê - Trịnh không quan tâm sản xuất và ruộng đất công bị bao chiếm, bỏ hoang. Nhân dân chịu tô thuế, binh dịch, mất mùa, đói kém
b/ Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển rõ rệt nhờ chính sách khai hoang và tự nhiên thuận lợi
Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý Nam bộ , đặt phủ Gia Định
Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất
c/ Các chúa Nguyễn ban đầu chú ý phát triển nông nghiệp vì đó là 1 trong những kế sách xây dựng Đàng Trong thành cơ sở cát cứ lâu dài chống lại chúa Trịnh
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành Nam –Bắc triều?
Bài Làm
-Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt .
-Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành .Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).
-Năm 1533, nguyễn kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, gọi là Nam triều .
Câu 6: Hãy nêu những cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII .
Bài Làm
-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737 ) nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài .
-Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An, kéo dài hơn 300 năm
-Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) lấy núi Tam Đảo ( Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang .
-Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn ( Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An .
-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau đó chuyển lên Tây Bắc .Căn cứ chính là vùng Điện Biên (Lai Châu).
Câu 7: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận Rạch Gầm-Xoài Mút .
Bài Làm
*/ Diễn biến :
-Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
-Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông tiền, đoạn từ Rạch Gầm đén Xoài Mút (Châu Thành –Tiền Giang) để nhử quân địch.
*Kết quả : Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
*/ Ý nghĩa :
-Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
-Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
Câu 8 : Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào ?
Bài Làm
-Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
-Cuối năm 1788, nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta.
-Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp-Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
-Tại Thăng Long quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù, báo oán rất tàn ngược…khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ.
-Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang trung đều tuyển thêm quân.
-Từ Tam Điệp, Quang trung chia quân làm 5 đạo : đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.
-Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị (Sông Hồng) sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long.
Câu 9: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn .
Bài Làm
*/ Nguyên nhân thắng lợi :
-Là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta -Do lãnh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi .
*/ Ý nghĩa :
-Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
-Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc .
Câu 10: Trình bày chính sách quốc, ngoại giao của Quang Trung .
Bài Làm
*/ Quốc phòng :
-Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh .
-Thi hành chế độ binh dịch, ba suất đinh lấy một suất lính .
-Quân đội gồm bộ bing,thủy binh, tượng binh và kị binh .
*/ Ngoại giao :
Chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
Câu 11 : Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Bài Làm
-Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
-Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; Năm 1806 , Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế .
-Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
-Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)
-Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
-Quân đội : gồm nhiều binh chủng , xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
Câu 12 : Hãy kể tên các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Bài Làm
-Khởi nghĩa Phan Bá Vành .
-Khởi nghĩa Nông Văn Vân .
-Khởi nghĩa Lê Văn Khôi .
-Khởi Cao Bá Quát …..
Câu 13 : Trình bày văn học cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX .
Bài Làm
-Văn học dân gian phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú : tục ngữ , ca dao, truyệ tiếu lâm….
-Văn học chữ Nôm phát triển như : Truyện kiều của Nguyễn Du .Ngoài ra còn có các tác giả như : Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát
-Văn học Việt Nam thời kì này phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam .
Câu 14 : Hãy nêu sử học, địa lí, y học cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
Bài Làm
*/ Sử học : Tác phẩm Đại Việt thông sử của Lê Qúy Đôn; Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.
*/ Địa lí :Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
*/ Y học : Lê Hữu Trác (Hải THượng Lãn Ông) đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian .
Ở bài thơ Qua đèo ngang, " ta vs ta " là để chỉ một mình vs một mình, một mình đối diện vs đất trời bao la , một mình thâm thía nỗi buồn ko người sẻ chia. Hiểu như vậy để thấy ý nghĩa của cụm từ "ta vs ta" này là nhằm nhấn mạnh nỗi cô đơn lẻ loi và nỗi buồn thầm lặng của tác giả. Cũng sử dụng cụm từ :" ta vs ta " nhưng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến dùng để chỉ bn vs mình, tuy hai nhưng là một. Điều đó đã khẳng định tình bn thắm thiết, keo sơn vượt lên cả vật chất tầm thường.
Đới ôn hoà:
- Có mức độ cao, cụ thể là : + Tỉ lệ dân đô thị khá cao > 75 % dân cư đô thị
+ Là nơi tập trung đô thị nhiều nhất trên thế giới
+ Có nhiều thành phố chiếm tỉ lệ dân khá cao so vs cả nước
+ Hoạt động kinh tế chính của người dân đô thị là ngành công nhiệp và dịch vụ
+ Cơ sở hạ tầng : hiện đại, theo quy hoạch, ...
+ Lối sống đô thị khá phổ biến trong dân cư
- Gây hậu quả đến các vấn đề như ô nhiễm MT cao, ùn tắc giao thông, thiếu chỗ ở, thiếu việc làm,..
Đới nóng :
- Có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới
- Số đô thị và dân cư tăng nhanh chóng. Nhiều đô thị trở thành siêu đô thị.
- Chủ yếu phát triển tự phát để lại nhiều hậu quả cho MT, nhà ở, các vấn đề xã hội trong đô thị....
a. hè đến, những chiếc áo xanh lài về với những vùng sâu, vùng xa
b. Mẹ em đẹp và hiền hậu như cô tiên bước ra từ trong những câu chuyện cổ tích
c. Cát lại vàng giòn, ánh nắng chảy đầy vai
Mình chịu bạn ơi
Mình mới lớp 6 thôi
Sorry bạn!