Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.
Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.
Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.
Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.
Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.
Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội
đây em nhé
chiếc áo dài nó bình thường nhưng nếu là em thì em ko thích
các yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng làm cho bài thơ nổi bật rõ nét và gợi tả vẻ đẹp của đêm trăng rằm.
* Nếu thấy có ích thì cho mình nha * ^V^
Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) là một trong những bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc họa được khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng cũng như qua đó bày tỏ tấm lòng yêu nước sâu nặng của Người:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
Có lẽ hình ảnh ánh trăng không còn xa lạ gì trong thơ ca. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ trong thơ Lý Bạch:
“Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.”
(Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương)
Ánh trăng trong thơ Lý Bạch dường như mang nỗi nhớ về quê hương. Còn trong “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ánh trăng lại mang một ý nghĩa khác.
Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh ánh trăng trong một đêm rằm tháng giêng với vẻ đẹp “nguyệt chính viên” - đó là lúc trăng ở vào độ tròn đầy và sáng nhất. Ánh trăng trong đêm rằm vốn đã đẹp nhưng ánh trăng trong đêm rằm tháng giêng lại đẹp hơn cả. Không chỉ vậy, sắc xuân từ ánh trăng giống như đang bao trùm lên mọi cảnh vật khiến cho “sông xuân”, “nước xuân” và “trời cũng thêm xuân”. Từ “xuân” được điệp lại tới ba lần như muốn khẳng định sắc xuân đang lan tỏa khắp không gian. Không gian ấy mở rộng ra cả ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu làm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên rộng lớn hơn chứ không bó hẹp. Sự nối tiếp giữa “sông xuân”, “nước xuân” và “trời xuân” cũng gợi ra vẻ đẹp giao hòa giữa bầu trời và mặt đất đều tràn ngập ánh trăng.
Trong bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn không quên đi một nhiệm vụ quan trọng. Những năm tháng chiến tranh, mọi công việc hoạt động cách mạng đều phải diễn ra một cách âm thầm và kín đáo. Chính vì vậy, những người chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn thời điểm trong đêm khuya để bàn bạc việc quân việc nước. Vì quá say sưa bàn luận mà họ dường như quên mất đi thời gian, để đến khi công việc đã xong xuôi mới nhận ra đêm đã khuya. Và ánh trăng lúc này cũng là sáng nhất. Hình ảnh “con thuyền” ẩn dụ cho sự thắng lợi của cách mạng. Con thuyền chứa đầy ánh trăng giống như thắng lợi của cách mạng không còn xa nữa. Đó chính là niềm tin của Bác Hồ vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.
Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên trong đêm rằm tháng giêng đầy thơ mộng cùng tình yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, người đọc cũng thấy được một tâm hồn thi sĩ đầy tinh tế nhạy cảm của Bác Hồ.
Bn tham khào
Xung quanh chúng ta bên cạnh người thân trong gia đình thì vẫn luôn tồn tại những người hàng xóm tốt bụng. Bác Hoàng, hàng xóm bên cạnh nhà em chính là một người như vậy.
Bác Hoàng là một người đàn ông hòa đồng, vui vẻ, thân thiện và tốt bụng. Hiện tại bác đang là một bác sĩ mở phòng khám tư tại nhà. Năm nay bác đã tròn năm mươi tuổi, bác sống một mình cùng bác gái còn con cái của bác thì đi làm ở xa, lâu ngày mới về. Chính vì thế lúc nào bác cũng cưng chiều em, yêu quý em, coi em như người thân trong gia đình vậy. Mái tóc bác dày và đen, trên mái tóc điểm những sợi tóc bạc trắng như cước do dấu hiệu của tuổi tác. Dáng người bác cao, hơi gầy với một làn da ngăm màu bánh mật. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, hiền từ và phúc hậu. Bác có đôi mắt nhỏ, đen láy, nơi khóe mắt đã xuất hiện những nếp nhăn xô lại với nhau. Đặc biệt, bác thường hay đeo kính, mỗi khi đeo thêm chiếc kính vào, trông bác càng thêm trí thức. Bác Hoàng có đôi bàn tay to, nổi lên những chấm đồi mồi và những vết chai sạm của một đời lao động cần cù,vất vả. Bác hoàng rất hay cười, khuôn mặt bác lúc nào cũng tươi vui khiến mọi người xung quanh ai cũng yêu quý bác. Trong ấn tượng của em, bác Hoàng lúc nào cũng là một người vô cùng lịch sự và đứng đắn. Bác thường mặc áo sơ mi và quần âu trắng thơm khi đi ra ngoài, còn khi ở trong phòng khám, bác lại khoác trên mình bộ áo blouse trắng đặc trưng của người bác sĩ.
Bao nhiêu năm qua, bác đã giúp cứu sống, chữa trị cho biết bao người, thỉnh thoảng, có một vài người là bệnh nhân cũ của bác thường mang quà đến cảm ơn. Bác đã không quản nắng mưa vất vả, chăm lo cho những người xung quanh. Bác cũng giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Mỗi khi nhà em có việc gì quan trọng, bác đều tham gia lo toan, đóng góp công sức của mình. Có gì ngon bác cũng đều mang biếu nhà em để cùng chia sẻ, đặc biệt là hay cho em những gói bánh, gói kẹo, mong em hay ăn chóng lớn. Em rất yêu quý bác Hoàng và biết ơn bác.
Bác Hoàng đôi khi giống như một người ông, người cha, người bạn của em vậy. Trong công việc, bác là một người nghiêm túc, hết mình, tận lực tận tâm, còn trong cuộc sống hàng ngày, bác lại là một người hòa đồng, gần gũi với mọi người xung quanh. Dù có đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên người hàng xóm tốt bụng của em.
Sáng thứ hai nào cũng vậy, cả trường em lại tập hợp nơi chính giữa sân trường để cùng dự lễ chào cơ đầu tuần. Đó là tiêt sinh hoạt chung của toàn trường mà ai cũng háo hức.
Tiếng trống trường điểm một hồi dài lúc bảy giờ mười lăm phút sáng thứ hai, chúng em từ các lớp rất nhanh nhẹn xuống tập trung ở sân trường. Tâm trạng ai cũng vui vẻ hồ hởi bắt đầu tuần mới sau hay ngày nghỉ giữa tuần. Các lớp đều xếp thành hai hàng ngay ngắn. Ai cũng mặc đồng phục áo trắng, đeo khăn quàng đỏ nghiêm trang tạo nên một hình ảnh thật đẹp ở sân trường.
Bầu trời cao trong, cây lá xanh tươi rì rào trong gió, tiếng chim hót véo von như cũng vui chào đón tuần mới học tập nhiều niềm vui. Trên bục chào cờ là chiếc bàn với tượng Bác Hồ và lọ hoa rực rỡ. Từ phía trên bục, cô tổng phụ trách hô “Nghiêm! Chào cờ, chào”. Nghi lễ buổi chào cờ trang nghiêm bắt đầu. Tất cả nhìn theo lá cơ tổ quốc tung bay phấp phới rồi hát vang bài hát quốc ca.
Trong cái không khí trang nghiêm ấy, trên nền trời trong trẻo, lá cờ đỏ sao vàng bay bay nổi bật lên. Nhìn lá cờ tổ quốc cùng lời bài hát quốc ca hào hùng, trong em trào dâng những cảm xúc khó tả, đó là sự biêt ơn các anh hùng đã ngã xuống cho chúng em được học tập dưới mái trường thân yêu này. Trong giây phút xúc động ấy, những chú chim sơn ca cũng như nín lặng, ngừng hót để hòa mình vào buổi lễ. Chỉ có những tia nắng vàng của buổi ban mai hắt nhẹ chiếu xuống nhè nhẹ, lung linh khiến khung cảnh buổi lễ chào cờ trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Sau khi bài hát quốc ca kết thúc, ca khúc đội ca của chúng em lại vang lên như một lời hứa của những người thiếu niên đeo khăn quàng đỏ cùng lời hô vang “sẵn sàng” vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Kết thúc buổi lễ chào cờ đầu tuần, sân trường lại trở lại như bình thường với giờ ra chơi rộn rã tiếng cười. Cây lá xanh tươi hơn, chim sơn ca họa mi lại hót véo von. Còn chúng em lại chuẩn bị một tuần mới tràn đầy năng lượng học tập.
Hok tốt!!!!!!!!!!!!!!
Mỗi chúng ta không chỉ gắn kết bản thân trong quan hệ với gia đình mà còn gắn kết với quan hệ nhà trường, với thầy cô, bạn bè. Mái trường là nơi lưu giữ bao kỉ niệm khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Buổi lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tiên như trở thành một điều quen thuộc nhưng với em, nó thật đặc biệt.
Sáng thứ hai là buổi học đầu tiên của một tuần mới. Ai ai cũng đến trường với một niềm vui, với sự phấn khởi, với một năng lượng tràn trề. Sáng thứ hai các bạn học sinh ăn mặc thật gọn gàng, trang phục đúng quy định, đội mũ trắng đến trường...
Trước khi giờ chào cờ diễn ra, sẽ có hồi trống báo hiệu để tất cả các học sinh xuống xé hàng. Các bạn học sinh từ các lớp ùa ra như đàn chim vỡ tổ, nhanh chóng xếp thành từng hàng. Sau khi đã ổn định, cô hiệu trường lên bắt đầu buổi lễ chào cờ. Giọng cô đầy uy nghiêm: “ Nghiêm! Chào cờ! Chào!”. Tất cả các bạn học sinh bỏ mũ và đưa tay chào. Đồng thời là hát bài “ Quốc ca”. Cả trường cùng hát khiến trong lòng em bồi hồi, lòng em tự hào hơn bao giờ hết về đất nước, về Tổ quốc yêu dấu. Sau đó,taats cả được bỏ tay xuống và ngồi xuống ghế tại vị trí của mình.
Đầu tiên là lớp trực tuần lên nhận xét sơ qua về tình hình chung của trường trong tuần vừa qua. Lớp trực tuần cũng đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm về học tập và về nề nếp của các lớp trong trường, sau đó xếp thứ tự.
Tiếp đó, cô hiệu trưởng lên nhận xét về hoạt động của trường trong tuần cũ. Cô nhận xét rất chi tiết, cụ thể. Cô thẳng thắn phê phán những cá nhân và những tập thể mắc lỗi. Có những lỗi nghiêm trọng như sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, học sinh cư xử không đúng phép với các thầy cô giáo..., cô đều nói rất rõ. Cô cũng tuyên dương những cá nhân và những tập thể có tiện bộ, đạt được nhiều thành tích. Đồng thời, cô chỉ ra kế hoạch của tập tiếp đó. Cô nói rõ hướng để khắc phục những khuyết điểm và cách phát huy những ưu điểm nữa, tất cả để tạo ra môi trường học tập tốt !
Buổi lễ chào cờ diễn ra thường xuyên trong đời học sinh nên có thể chúng ra chỉ coi đó là một điều bình thường. Nhưng hãy nhớ rằng, khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, thì cũng không con một buổi lễ chào cờ nào nữa....