K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2019

BPTT: Ẩn dụ cách thức

Chớp đỏ = máu

=> Chỉ sự hi sinh anh dũng của Lượm tăng sức gọi hình gợi cảm cho câu văn

#Hk_tốt

#Ngọc's_Ken's

Bài làm

Câu hỏi: 

 DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn Hãy Suy Nghĩ Xem Người Khách Cần Phải Đặt Câu Hỏi Như Thế Nào Khi Gặp Người Đầu Tiên Để Từ Câu Trả Lời Có Thể Biết Được Mình Đang Ở Đâu?

Trả lời: Bạn nếu đến thành phố A, bạn hãy hỏi là đây có phải thành phố B không. Thành phố A luôn nói thật, vì thế nó sẽ tl là " không, đây là thành phố A". Nếu vào thành phố B, bạn hãy hỏi là: Đây có phải là thành phố A hay không. Vì chuyên nói dối nên nó sẽ trả lời là " đúng " . Và bạn hỏi cả hai người trong hai thành phố cùng một câu hỏi là: " Bạn muốn chết không? ". Thành phố A sẽ nói không và thành phố B sẽ nói có.

# Học tốt #

19 tháng 4 2019

hỏi

ngài có ở thành phố này ko ?

19 tháng 4 2019

\(Dế Mèn phiêu lưu kílà tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương l của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên. Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những hành động nông nổi của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ Đềtránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác. Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện. Sau khi ra đời được vài ngày, Dế Mèn và mấy anh em chú đã được mẹ cho ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Đềcác con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, Dế Mèn rất khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩđến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn. Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt... cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch... Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi... Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán. Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài: Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thủ sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ... Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng... Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta thấy phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Những chi tiết trên giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu củatuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người. Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục. Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai,chế giễu. Dế Mèn nhìn Dể Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè. nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần Đềý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại. Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan từ chối thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa? Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vàotrong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình\)

19 tháng 4 2019

Miumiu channel mk hỏi dế choắt mà bn 

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Hằng là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba. 

Dáng người Hằng dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Hằng khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. 

Hằng rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó cóHằng. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Hằng để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Hằng vẫn thường hay kể: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Hằng vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Hằng có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Hằng đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Hằng đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng. Hằng luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Hằng thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Hằng đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ. 

Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Hằng. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. 

Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn.

19 tháng 4 2019

Bạn em tên là trường . bạn ấy có trên olm . bạn ấy rất vui tính . bạn ấy thường xuyên t i c k tui . bạn ấy cũng khá cao . cân nặng thì ko biết.

 Cụ già nói thầm điều gì?Có hai chàng Ko dắc là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này khi người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisco đề nghị một cuộc thi: ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.Cuộc thi được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ sung phát...
Đọc tiếp

 Cụ già nói thầm điều gì?

Có hai chàng Ko dắc là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này khi người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisco đề nghị một cuộc thi: ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ sung phát hiệu lệnh thì kỳ lạ thay cả hai kỵ sỹ đều chỉ đúng ở vị trí xuất phát. Khán giá chờ đợi, hò hét huyên náo, nhưng xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quá vị hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy cuh già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay ra thì cả hai kỵ sĩ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích. Người thắng là người có ngựa về sau. Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ.

8
19 tháng 4 2019

Cụ già nói:" Chạy ngay đi! Nhà vua đang đem quân dến giết hai ngươi đó!"

19 tháng 4 2019

sai rồi

Câu 1 Nêu những bộ phận của hạt ? Các điều kiện nảy mầm của hạt ?Câu 2 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?Câu 3 Tảo, rêu, dương xỉ thực vật nào sống ở cạn đầu tiên ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêuCâu 4 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm có kiểu rễ và gân lá như thế nào ?Câu 5 Thế nào là quang hợp ? Viết tóm tắt sơ đò quá trình quang hợp ?Câu 6...
Đọc tiếp

Câu 1 Nêu những bộ phận của hạt ? Các điều kiện nảy mầm của hạt ?

Câu 2 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?

Câu 3 Tảo, rêu, dương xỉ thực vật nào sống ở cạn đầu tiên ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêu

Câu 4 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm có kiểu rễ và gân lá như thế nào ?

Câu 5 Thế nào là quang hợp ? Viết tóm tắt sơ đò quá trình quang hợp ?

Câu 6 Vai trò của vi khuẩn trong đời sống công nghiệp, nông nghiệp và đời sống con người ?

Câu 7 Thế nào là thực vật quý hiếm ? Vai trò thực vật đối với đời sống con người ?

Câu 8 Nguyên nhân dẫn đến suy giảm thực vật ở Việt Nam ? Biện pháp bảo vệ ?

Câu 9 Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào ? Em phải làm gì trước tệ nạn đó ?

1
19 tháng 4 2019

bạn search Google ik!

p/s: mik hok lớp 7 r nên hok nhớ j về kiến thức lớp 6 ấy đâu nhoa!:))

19 tháng 4 2019

Bài tham khảo 1

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ” những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Tả cô giáo đang say sưa giảng bài - Bài tham khảo 2

Trong các môn học em yêu thích nhất là môn văn, bởi môn văn có thể cho ta diễn tả được cảm xúc của mình với con người và mọi vật xung quanh, môn văn cho ta thêm yêu gia đình làng quê, thầy cô, bè bạn. Và một điều khiến em thích học môn văn nữa là do cô giáo dạy văn của em giảng bài rất lôi cuốn học sinh, cô rất yêu thương chúng em.

Cô Năm giáo dạy Văn của em năm nay chừng ba mươi tuổi, dáng người cô cao gầy. Khi giảng bài cô luôn đi đi lại lại trên bục giảng, cử chỉ và lời nói của cô luôn thu hút sự chú ý của học trò chúng em. Cô thường xuyên đến bên học sinh để kiểm tra việc ghi chép bài. Đôi mắt cô điềm tĩnh, nghiêm nghị nhưng luôn nhìn học sinh bằng cái nhìn trìu mến, thương yêu. Khuôn mặt cô phúc hậu tràn đầy tình thương yêu và luôn nở nụ cười trên môi. 
Hôm nay cô dạy Văn, sau khi viết tiêu đề lên bảng cô dịu dàng hướng dẫn chúng em đọc bài, giải thích cho chúng em những câu khó hiểu trong bài. Hàng ngày mỗi khi cô giảng bài, cô đều rất tận tình với học sinh, những bài văn hôm nay là bài khó nên cô kiên nhẫn giảng bài hơn. Hôm nay, cô rất khác với mọi ngày, cô nói đây là một văn bản khó, cảm xúc của nhân vật trữ tình rất phức tạp, bản thân văn bản sử dụng những thủ pháp nghệ thuật rất tinh tế nên cô yêu cầu chúng em chăm chú lắng nghe, ghi chép và xây dựng bài. Trong khi dạy, mỗi khi có bạn học sinh phát biểu cô lại khẽ chau mày tập trung lắng nghe. Nghe xong, cô mỉm cười để giảng giải cho cả lớp. Thỉnh thoảng cô dừng lại một chút để nhìn những học trò ngoan ngoãn đang chăm chú nghe giảng. Cô say sưa giảng cặn kẽ không bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Đến những chi tiết khó, cô thường lên giọng để nhấn mạnh và để gây sự chú ý. Dường như cô muốn truyền toàn linh hồn của những con chữ trong bài thơ cho chúng em. Cả lớp ai nấy đều im lặng nghe từng lời từng chữ cô giảng giải. Trong những môn học khác, một số bạn còn chơi trò chơi trong giờ, riêng môn văn thì bạn nào cũng như đang nuốt từng lời cô giảng. Cô đi lại nhìn học trò thương yêu của mình đang ghi chép và còn chỉ ra những lỗi sai cho học sinh.

Rất nhiều bạn trong lớp trước kia không thích học văn nhưng từ khi cô về dạy văn cho lớp em, bạn nào cũng yêu thích môn văn, chăm học văn hơn. Cuối kỳ thi, điểm môn văn của lớp em cao nhất toàn trường. Còn riêng em thì được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi để dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Phải thú nhận rằng nhờ công ơn dạy bảo của cô mà chúng tôi tìm thấy niềm vui khi học môn văn, chúng tôi biết được cách ứng xử trong cuộc đời cho hợp tình hợp lý.

Bây giờ đây tôi không còn được học cô giáo dạy văn kính yêu của tôi nữa, vì tôi đã lên lớp lớn hơn, nhưng nhờ sự nhiệt tình cũng như tình yêu học sinh của cô tôi đã yêu thích môn văn và trở thành học sinh giỏi văn trong nhiều năm liền. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn của cô.

Tả cô giáo đang say sưa giảng bài - Ngữ văn 6 - Bài tham khảo 3

Đi suốt cuộc đời học sinh mỗi chúng ta là hình ảnh của các thầy cô giáo. Mỗi người người một vẻ, một cách khác nhau và cũng vì thế các thầy cô lại để lại ấn tượng sâu đậm hay mờ nhạt khác nhau trong lòng mỗi cậu học trò. Nhưng tất cả các thầy cô đều có một khát vọng giống nhau: Truyền cho ta tri thức. Và vì thế hình ảnh các thầy cô đều đẹp, đẹp nhất và gần gũi nhất chính là lúc các thầy cô đứng trên bục giảng.

Giấu đi những kỷ niệm mãi mãi không quên ở thời tiểu học, chúng tôi bước vào lớp sáu. Tôi bước vào tuần học đầu tiên bằng một tâm trạng hồi hộp xen lẫn có một cái gì đó đầy xa lạ. Nhưng không ngờ tất cả những gì đã đến đều đẹp hơn những tưởng tượng của tôi. Ấn tượng ấy đến từ tiết học đầu tiên.

Hôm ấy là thứ hai, cả lớp tôi đón tiết Ngữ văn, tiết học đầu tiên của năm lớp sáu. Cô giáo bước vào lớp với nụ cười hiền dịu vô cùng. Cô mặc một bộ quần áo giản dị nhưng vẫn đẹp, rất hợp với dáng người thon thả của cô. Đôi mắt đen láy dịu hiền hợp với khuôn mặt thật là phúc hậu. Cô giới thiệu cô tên là Hải Minh. Cô sẽ dạy văn lớp mình. Còn lại thời gian sẽ giúp cô trò ta hiểu biết về nhau. Rồi cô vào bài giảng.

Tôi ngồi gần cuối lớp chăm chú nhìn theo những ngón tay búp măng của cô đang tô đậm đầu bài. Cô vào bài giảng nhẹ nhàng hấp dẫn bằng những lời văn đầy nghệ thuật. Vừa viết, vừa giảng, cô vừa đối thoại với học trò làm cho tiết học gần gũi vô cùng. Tôi nhìn cô! Cô đang giảng say sưa quá, khiến tôi muốn giữ tất cả những lời giảng của cô.

Tấm bảng đen bắt đầu dày phấn trắng, những nét chữ đều đặn, gọn gàng, chỗ thanh, chỗ đậm, chỗ gạch chân được trình bày đẹp và khoa học chứng tỏ người viết cực kỳ cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô, chúng tôi thấy ngại ngùng vì tính cẩu thả của mình. Phía trên cô vẫn viết và vẫn giảng. Thỉnh thoảng cô quay sang uống một ngụm nước nhỏ hoặc gọi một bạn nào đó đứng lên trả lời câu hỏi: Cô không bao giờ căn vặn. Câu hỏi bao giờ cũng gợi ý nhẹ nhàng để gỡ thế cho học trò. Cũng có lúc cô đi xuống tận chỗ bàn tôi. Cô nắn lại tay bạn nào cầm bút sai tư thế, chữa một lỗi chính tả cho bạn ngồi ngay cạnh tôi hay nhắc bạn ngồi ở dãy bên kia đừng cúi đầu thấp quá.

Giờ giảng cứ thế trôi qua ngắn đến vô cùng. Vừa mới đó mà đã ra chơi. Bài giảng của cô cũng vừa hết. Cô lại mỉm cười chào cả lớp trước khi trở lại văn phòng. Cả lớp tôi nhìn nhau vỗ tay giòn giã.

Ấn tượng của buổi học hay nói đúng hơn là ấn tượng về sự say sưa của cô giáo lúc giảng bài đọng lại trong tôi rất đẹp. Tôi mơ màng nghĩ ngợi và chờ đợi để được nghe lời giảng, được ngắm nhìn sự chăm chú say sưa với bài giảng của cô trong tiết học lần sau.

Tả cô giáo đang say sưa giảng bài - Bài tham khảo 4

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Khi hát những câu hát này em lại nhớ ngay đến cô Nhàn, cô giáo chủ nhiệm lớp 6A và cũng là người dìu dắt chúng em trong năm học vừa qua.

Cô giáo lớp em có một dáng người thon gọn, cân đối, mái tóc đen bóng luôn được cô xõa ngang vai khiến cho bạn nữ nào cũng phải trầm trồ khen ngợi. Trên khuôn mặt trái xoan của cô đôi mắt to, đen láy, luôn nhìn chúng em với ánh mắt thương yêu, trìu mến. Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười thân thiện được cô khéo thoa một chút son hồng thật đẹp. Khi cười, cô để lộ hàm răng trắng, đều tăm tắp. Cô sở hữu một làn da trắng hồng, trang điểm chút phấn. Khi đến lớp, cô luôn mặc bộ áo dài trông rất thướt tha.

Cô Nhàn rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Hằng ngày, khi trống vào học vừa dứt cũng là lúc cô bước vào lớp. Sau vài phút ổn định và kiểm tra bài cũ, lời giới thiệu bài mới của cô vang lên cuốn hút cả lớp. Cô viết những nét chữ tròn trịa và mềm mại lên bảng. Cả lớp im phăng phắc chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt đưa trên giấy. Cô đọc bài, giọng của cô ngân vang ấm áp, thánh thót. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Ánh mắt cô lúc dịu dàng tha thiết, lúc xa xăm vời vợi. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Bỗng “Tùng!Tùng!Tùng!” một hồi trống vang lên báo hiệu giờ học đã kết thúc nhưng cả lớp vẫn còn luyến tiếc vì lời giảng say sưa hút hồn, vì cử chỉ yêu mến và tình cảm cô dành cho học trò.

Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi ở bên cô. Mỗi khi cô Nhàn giảng bài đều có sức hấp dẫn kì lạ và rất riêng. Cô đã tạo cho chúng em nhiều cơ hội khám phá những điều hay vẻ đẹp muôn màu của kiến thức. Điều đó làm chúng em thích thú và ước ao cô luôn là cô giáo dạy chúng em trong những năm học tới

Tả cô giáo đang say sưa giảng bài - Bài tham khảo 5

Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài.

Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.

Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát…

Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phíacuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng…. tùng… tùng….” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp.

Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai…

Tả cô giáo đang say sưa giảng bài - Bài tham khảo 6

Cô Thu Hiền là giáo viên Văn của trường phổ thông cơ sở Lê Văn Tám. Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 6C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.

Cô Hiền khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.

Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.

Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.

Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.

Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:

– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.

Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là giòng giống Rồng Tiên.

Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Ấu Cơ, Lạc Long Quân.

Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.

Giờ Văn của cô Hiền có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.

nguồn the ocean

19 tháng 4 2019

miêu tả tự nhiê, sinh động

sủ dụng phép tu từ

còn một cái cuối tớ không ghi

19 tháng 4 2019

Tuổi thơ im lặng là một tập hồi kí - tự truyện khá đặc sắc của nhà văn Duy Khán. Đây là một trong những tác phẩm hay viết cho thiếu nhi được dư luận đánh giá cao. Bài văn Lao xao là một đoạn trích từ tập hồi kí - tự truyện ấy.

Ngòi bút nghệ thuật đậm chất văn hoà dân gian và cái nhìn hồn nhiên tuổi thơ của tác giả đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên ở làng quê vừa giàu sức sống, vừa hồn hậu và đậm đà tình người.

Bức tranh thiên nhiên ở đây được đặt trong bối cảnh lúc chớm vào mùa hè. Làng quê mùa hè hiện ra tràn ngập một màu xanh hương hoa: cây hoa lan nở hoa trắng xoá, hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ, hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. Rồi các loài ong đánh nhau, đuổi cả bướm đi để tranh nhau hút mật hoa. Chỉ một vài nét chấm phá rất tinh tế, Duy Khán đa gơi tả được nét đặc trưng của không gian làng quê lúc chớm hè.

Nhà văn không đi sâu vào miêu tả tỉ mỉ, đặc biệt loài chim mà chi phác hoạ một vài nét nổi bật về hình dáng, màu sắc, tiếng kêu hoặc đặc tính: Con bồ các kêu vang lên “các... các ... các; sáo đen, sáo sậu đậu trên lưng trâu hót mừng được mùa; con tu hú kêu to nhất họ, nó kêu tu hú vào mùa tu hú chín, quả hết, nó bay đi đâu biệt; một đàn chim ngói sạt qua rồi bay về hướng mặt trời lặn; nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”; bìm bịp khoác bộ cánh nâu, suốt đêm ngày rúc trong bụi cây...

Để làm nổi bật lên bức tranh phong phú và sống động về các loài chim, Duy Khánh vừa tả riêng từng loài, vừa tả xen kẽ các loài cùng họ với nhau, phối hợp tả và kể, nhận xét và bình luận. Chẳng hạn như khi tả tiếng kêu của bồ các, tác giả đưa ra một nhận xét ngộ nghĩnh: Cái con này bao giờ cũng vừa bay, vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.

Hoặc đang kể về sáo đen, sáo sậu, lại chuyến sang kể về con sáo nhà bác Vui. Rồi khi tả về tiếng kêu của con chim bìm bịp, tác giả kết hợp kể về sự tích chim bìm bịp, và nhận xét Khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt...

Cách tả kết hợp với kể, nhận xét, bình luận, tạo nên nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút miêu tả Duy Khánh, đem lại cho đoạn văn sự hấp dẫn riêng và ấn tượng rất khó quên.

Cách miêu tả của tác giả có vẻ tự do nhưng lại theo một trình tự khá chặt chẽ. Nhà văn miêu tả các loài chim theo hai nhóm: chim lành và chim ác.

Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Lao xao (Trích Tuổi thơ im lặng của Duy Khánh)

Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Lao xao (Trích Tuổi thơ im lặng của Duy Khánh)

Qua cái nhìn hồn nhiên của tuổi thơ, nhóm chim lành hiện lên thật đáng yêu. Chúng có quan hệ gần gũi với con người: Chúng mang vui đến cho trời đất, hót mừng được mùa,...

Sau khi tả lướt nhanh đặc tính của các loài chim lành, Duy Khán tập trung miêu tả đặc điểm và hoạt động của các loài chim ác mà dại diện là diều hâu, quạ, cắt và một loài chống lại chúng: chèo bếo. Dưới ngòi bút cả tác giả, bọn diều hâu, quạ và cắt hiện lên thật đáng ghét: vừa xấu xa, vừa độc ác.

Tên diều hâu chuyên đi bắt trộm gà con, một tên kẻ cắp lão luyện. Còn lũ quạ dám xông cả vào chuồng lợn. Rồi bọn cắt chuyên dùng đôi cánh nhọn như dao bầu xỉa chết chim lành. Thật là một lũ kẻ cướp. Nhưng kẻ cướp lại gặp bà già. Chúng đã gặp phải một đối thủ đáng gờm: chèo bẻo. Bằng cảm quan dân gian, Duy Khán vẫn xếp chèo bẻo vào loài chim ác, gọi chèo bẻo là “kẻ cắp”. Nhưng cũng chính cảm quan của tác giả lại rất mâu thuẫn, và từ cảm quan ấy ta thấy chèo bẻo không phải là loài chim ác nữa mà lại trỏ' thành người tốt Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đã cất tiếng gọi người: chè cheo chét... chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội trở thành người tốt thì tốt lắm.
Có thể nói, nghệ thuật miêu tả các loài chim trong Lao xao rất sinh động, tự nhiên và hấp dẫn... Càng hấp dẫn hơn bởi chất văn hoà dân gian thấm nhuần trong đó.
Trong một đoạn văn ngắn, Duy Khán đã đưa vào khá nhiều yếu tố văn hoà dân gian. Như bài đồng dao; Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các; các thành ngữ: dây mơ rễ má, kể cắp gặp bà già, Lia tia láu láu như qua vào chuồng lợn; các truyện cố tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.
Tuy nhiên, chất văn hoà dân gian không chỉ thê hiện ơ việc dẫn vào bài văn những bài đồng dao, nhửng câu thành ngữ, những truyện cồ tích, mà còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của nhà văn. Duy Khán nhìn nhận, đánh giá về các loài chim trong quan hệ với con người, với công việc nhà nông. Đặc biệt ông còn tỏ thái độ rất rõ đối với chúng: thiện cảm với chim lành và ác cảm với chim ác. Thậm chí, ôrg còn gán cho chúng những tính nết và phám chất cua con người: bìm bịp là kẻ bịp bợm, khi con chim này kèu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt; chèo bẻo là kê cắp, rồi người có tội trở thành người tốt thì tôt lắm...

Từ việc tìm hiểu nghệ thuệt miêu tả của bài văn, tự nhận thấy nhà văn Duy Khánh có một vốn hiểu biết khá Lường Um, phong phú về các loài chim ở làng quê Việt Nam. Cũng từ việc tìm hiếu nghệ thuật của ngòi bút miêu tả của tác giả, ta cảm nhận được tình cảm yêu mến và sự gắn bó sâu sắc của tác giả với thiên nhiên, với làng quê mình.

Bài văn đã truyền đến cho người đọc những cảm xúc và tình cảm trong sáng với quê hương đất nước.

Nguồn the ocean