K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2021
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam. 
B. Tự luậnI. Viết câu trả lời vào những dòng cách sau đây:1. Nêu những phong tục tập quán còn lưu truyền đến ngày nay. Là học sinh, em phải làm gì để giữ gìn những nét văn hóa đó.Bài...
Đọc tiếp

B. Tự luận

I. Viết câu trả lời vào những dòng cách sau đây:

1. Nêu những phong tục tập quán còn lưu truyền đến ngày nay. Là học sinh, em phải làm gì để giữ gìn những nét văn hóa đó.

Bài làm:

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Hai Bà Trưng đọc những câu thơ đó trong hoàn cảnh nào?

                            "Một xin.......

                                       ............sở công lênh này. (Trang 48 - SGK Lich sử 6)

Bài làm:

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 

0

-Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. (Điều 11.1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh(1).

25 tháng 4 2019

-Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. (Điều 11.1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh(1).

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

25 tháng 4 2019

tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.
Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.

Công tác quản lý tài nguyên nước: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Vai trò của nước với sự sống trên trái đất là vô cùng quan trọng.

  Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước.Hiện nay công tác quản lý tài nguyên quý giá này còn rất nhiều bất cập từ khai thác cho đến sử dụng.

  Cụ thể việc cấp phép khai thác một cách bừa bãi cùng với việc khai thác quá mức đã làm hạ thấm mực nước ngầm đáng kể. Kéo theo nước ngầm bị ô nhiễm. Trên thế giới thì nhiều quốc gia đang phải đối mặt với việc thiếu nước sạch để sử dụng do việc quản lý không tốt. Ở Việt Nam  tình trạng thiếu nước sạch cũng đang được báo động rất mạnh mẽ.

  Công tác quản lý tài nguyên rừng: Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay.

 Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công tác quản lý tốt hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Phải ngăn chặn các hoạt động phá rừng và khắc phục các sự cố đã xảy ra. Phải nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng.

 Công tác bảo vệ nguồn tài nguyên đất: Hiện nay tài nguyên đất đang bị chuyển đổi cơ cấu rất mạnh mẽ, đất nông nghiệp đang ngày một bị chuyển qua phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. Đất bị nhiễm phèn, bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày càng tăng thêm.

 Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn

theo mk:

1.bảo nó nhặt lên

2.tống vào mồm nó=))

24 tháng 4 2019

Nếu xét mức độ nhẹ, em sẽ lại khuyên bảo và giải thích cho người đó biết việc mình làm là không đúng, gây hậu quả xấu tới môi trường. Còn nếu như là mức độ phá hoại nặng như đốt rừng,... phải báo ngay cho người lớn hoặc cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn hành vi xấu!

25 tháng 4 2019

chúng ta cần phải có lòng yêu nước ,yêu quê hương .Vì chỉ có những tình yêu như vậy mới làm chúng ta có động lực trước những khó khăn bước tới cuộc đời của mình

Bài làm

Mỗi lần được nghe bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, lòng tôi lại dâng lên 1 nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của mình. Tôi nhớ những ngày hè dạo chơi cùng bè bạn trên cánh đồng xanh tít tắp, những buổi chiều cùng thả diều trên triền đê dài miên man , những lúc hoàng hôn buông xuống đỏ cả một vùng trời bao la và rộng lớn, … Và đặc biệt, tôi không thể nào quên được vẻ đẹp quê hương tôi vào những buổi sáng mùa hạ.

Một ngày mới bắt đầu trên quê tôi bằng tiếng gà trống gáy, những tiếng kêu dõng dạc, rộn ràng, là dấu hiệu của một sự khởi đầu mới. Mùa hè là mùa của hương lúa làng quê, là khi các bác nông dân luôn bận rộn với những vụ mùa  để chờ lúa chín. Mỗi sớm, vừa vặn khi tiếng gà kêu, tốp năm tốp ba những người nông dân áo vải lại cười nói cùng nhau ra đồng trước khi nắng lên, tiếng cười đùa như hòa chung giai điệu nhịp nhàng, trong trẻo của tiếng chim hót líu lo trong vòm cây xanh lá. Ông mặt trời dường như vừa tỉnh giấc sau một đêm ngủ dài, nhô mình ra khỏi chiếc chăn bông màu mây trắng, thưởng thức bản giao hòa mỗi sớm ban mai của các cô cậu chim sơn ca. Cây xanh như cũng chợt tỉnh bởi các âm hưởng, vang động của buổi sáng sớm, rung rinh trên mình những hạt sương đêm còn đọng lại trên lá. Ánh nắng yếu ớt đầu ngày tràn trên những cành cây xanh tươi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, tràn đầy sắc màu tươi tắn, rạng rỡ, tôn vinh vẻ đẹp quê hương thanh bình, luôn ngập tràn niềm vui và những nụ cười.

Một ngày mới đến cũng là lúc chúng ta bắt đầu một phần công việc mới, người lớn đi làm, trẻ con đi học, lác đác bóng hình vài bà cụ đầu tóc bạc phơ chống gậy đi tập thể dục vào buổi sáng. Tiếng cười đùa ríu rít của con trẻ trên đường làng rợp bóng hai hàng phi lao, tiếng các bà các mẹ tính toán suy tư về buổi chợ sớm, tiếng xe cộ vang lên từ những ông bố toan đi làm từ sớm, .. Tất cả tạo nên một sự hài hòa, nhẹ nhàng và yên bình đến lạ kì.

Quê hương luôn là bến bờ bình an của đời người, đó là nơi ta có thể vô tư thưởng thức, ngắm nhìn những diễn biến đời sống nhịp nhàng, êm đềm. Hình ảnh quê hương tôi vào những buổi sáng ngày hè mãi là 1 phần kí ức không thể phai mờ, là một bức tranh đời sống đáng quý mà tôi luôn ghi nhớ, trân trọng, nâng niu.

# Chúc bạn học tốt #

24 tháng 4 2019

Khi bị giam trong tù ngục tăm tối, Tố Hữu đã viết những câu thơ:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.                                                                              (“Khi con tu hú”)

Những mùa hè rực rỡ, đầy sức sống mới thật là đẹp làm sao! Đặc biệt là vào những buổi sáng, khởi đầu cho một ngày mới. Những buổi sáng mùa hè luôn để lại trong tôi những xúc cảm thật đặc biệt.

Buổi sáng mùa hè bắt đầu với một bình minh tươi sáng. Khi ấy, ông mặt trời còn ngái ngủ, dần dần vén bức màn mây để nhìn xuống mặt đất với đôi mắt sáng chói, bằng những tia nắng yếu ớt đầu tiên. Những vệt sáng mỏng manh nơi cuối trời ngày càng trở nên rõ rệt, xua đi màu đen u ám của màn đêm. Những chú gà trống chăm chỉ đứng nơi đống rạ mà dõng dạc cất lên tiếng gọi của mình: “ò ó o o” gọi mọi vật tỉnh giấc.

Thế là trời bắt đầu sáng rồi. Nghe tiếng gọi của người bạn, mặt trời nhanh chóng tỉnh giấc, vén những ngọn tre tìm chủ nhân giọng gáy ấy. Và những tia nắng tinh nghịch lại được xuống mặt đất chơi đùa thỏa thích. Những tia nắng vàng óng nhảy múa trên sân, tô vàng mọi vật. Nắng xuyên qua những giọt sương đêm còn đọng lại trên lá, tạo nên những sắc cầu vồng, một thế giới tí hon đang tồn tại trong mỗi giọt nước nhỏ bé như thế. Cho đến khi anh gió láu cá chạy qua, làm những giọt nước giật mình, vỡ tan vào đất mẹ. Những buổi sáng mùa hè thường rất tươi sáng, nhưng cũng rất mát mẻ, trong lành, không nóng nực, oi ả như buổi trưa.

Mới buổi sớm, vùng quê đã được khuấy động bởi những âm thanh quen thuộc. Ánh nắng vàng ươm đã cất tiếng gọi khiến những chú chim không thể nào chợp mắt thêm nữa. Chúng líu lo với nhau, kể chuyện nhau nghe, chúng hát nhau nghe những bài ca ca ngợi cuộc sống và mẹ thiên nhiên giàu có. Đàn gà dưới kia cũng  không chịu yên. Đám gà con chiếp chiếp trong bộ lông vàng óng hòa trong màu nắng đang trật tự đi thành hàng theo mẹ ra vườn kiếm đồ ăn cho bữa sáng của mình. Những chú chó cất tiếng sủa đầu tiên để hứa hẹn một ngày làm việc năng suất hơn trong khi lũ mèo lại liên tục đòi ăn.

Khi những làn khói xám từ trong bếp bay lên, hòa vào rồi tan biến cùng với bầu trời đen cũng là lúc những người mẹ đã nấu xong bữa sáng. Những tiếng vợ gọi chồng, tiếng mẹ gọi con, tiếng những xoong nồi lách cách làm náo nhiệt những gian nhà nhỏ, Họ ăn cơm rất nhanh nhẹn, rồi mỗi người một việc, chuẩn bị cho việc mới của mình. Những người đàn ông chuẩn bị đồ đạc ra đồng trong khi những người phụ nữ đang cho trâu ăn. Tiếng ríu rít như chim non của những đứa trẻ chuẩn bị đến trường nghe sao vui vẻ quá. Và họ bắt đầu một ngày mới.

Khi những ông mặt trời đã lên qua bụi tre làng, làng quê lại chìm vào yên lặng và thanh bình. Những bà, những mẹ đã gánh hàng ra chợ trong sự nô nức. Ngoài kia, lấm tấm giữa những ruộng lúa xanh ngát là màu nâu của áo và màu trắng của những cánh cò “bay lả bay la”. Một ngày làm việc hiệu quả lại bắt đầu như thế đấy.

Tôi rất thích ngắm nhìn cảnh vật, làng quê mình vào những buổi sáng,vào những khoảnh khắc yên bình và quý giá nhất của làng quê, một làng quê đúng nghĩa. Sau này dẫu có đi bao nhiêu nơi, qua bao nhiêu tòa nhà lớn thì những khoảnh khắc như này, vẫn là vô giá.