K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nêu cảm nghĩ về câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu:  Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở....
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ về câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu:

 Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
    (Tiếng vọng rừng sâu - Nguồn Internet)

 

 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:      Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…   Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là … - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

  Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là …

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào …

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Em hiểu thế nào về câu nói cuối cùng của vị danh tướng trong đoạn trích “ Con có được những thành công hôm nay là nhờ được sự giáo dục của thầy ngày nào..."?

Câu 3: Xét theo mục đích nói thì câu văn: “ Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?” thuộc kiểu câu gì ? Cho biết chức năng của nó

Câu 4: Từ câu chuyện trên em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

0
Đọc bản sau và trả lời câu hỏi: vị thiền sư và chú tiểu Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ...
Đọc tiếp

Đọc bản sau và trả lời câu hỏi:

vị thiền sư và chú tiểu

Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

       Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi!". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

                                       (Theo diendan.hocmai.vn)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 3 : Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn: “Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.”

Câu 4: Từ nội dung văn bản trên, tác giả gửi tới người đọc thông điệp gì?

0