K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Dựa vào văn bản và phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết trong các nhân vật Hăm-lét, Clô-đi-út, ai là nhân vật bi kịch? Vì sao? Bài đọc: HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU        Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.        Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Dựa vào văn bản và phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết trong các nhân vật Hăm-lét, Clô-đi-út, ai là nhân vật bi kịch? Vì sao?

Bài đọc:

HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU

       Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.

       Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luống hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

       Cả bọn vào.

       Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

       HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

       Một người giáo đầu ra.

       HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đầu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

       Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

       HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

       HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

       HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

       VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

       HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

       VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

       HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuồng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Bap-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kẻ lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

       Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

       HĂM-LÉT: [...] Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

       LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

       Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

       HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

       HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

       HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

       VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

       TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

       Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

       HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

       Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

       Để cho cái chú nai vàng

       Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

       Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

       Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

       Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trớ trêu, ta lâm vận bĩ, liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ […] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mến. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

       HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

       HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

       HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

       HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các ban nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

       [...] Pô-lô-ni-út ra.

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ.

       […]

       HĂM-LÉT: “Ngay bây giờ”, nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

       Tất cả vào trừ Hăm-lét.

       Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục toả tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư nguỵ. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

 (Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm, trang 224 – 234)

1. cừu: mối thù.

2. Nê-rông: vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là Agrippina.

3. Hư nguỵ: giả tạo.

       *Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau:

       Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho người yêu là Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói cho “những lời như kim châm dao cắt”, thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

       Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch.

0
(1.0 điểm) Lời thoại “Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy.” thể hiện nội tâm của nhân vật Hăm-lét như thế nào? Bài đọc: HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU        Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.        Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu....
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Lời thoại “Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy.” thể hiện nội tâm của nhân vật Hăm-lét như thế nào?

Bài đọc:

HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU

       Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.

       Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ hậu, rồi nằm xuống trên một luống hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.

       Cả bọn vào.

       Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?

       HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.

       Một người giáo đầu ra.

       HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí mật đầu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.

       Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]

       HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?

       HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.

       HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.

       VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?

       HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

       VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?

       HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở tuồng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công, quận chúa là Bap-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà phải động lòng. Kệ cho những kẻ lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ thản nhiên.

       Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.

       HĂM-LÉT: [...] Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu.

       LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.

       Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.

       HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi. Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ Gông-da-gô.

       Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.

       HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?

       HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!

       VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!

       TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!

       Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.

       HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn

       Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

       Để cho cái chú nai vàng

       Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.

       Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,

       Ấy sự đời cứ thế mà trôi.

       Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trớ trêu, ta lâm vận bĩ, liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ […] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân mến. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?

       HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.

       HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.

       HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.

       HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các ban nhạc công! Vì nếu đức vua ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi. Nào! Cử nhạc nào!

       [...] Pô-lô-ni-út ra.

       PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây giờ.

       […]

       HĂM-LÉT: “Ngay bây giờ”, nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.

       Tất cả vào trừ Hăm-lét.

       Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ, những nấm mồ hé mở và địa ngục toả tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn của Nê-rông thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư nguỵ. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho phép.

 (Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm, trang 224 – 234)

1. cừu: mối thù.

2. Nê-rông: vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là Agrippina.

3. Hư nguỵ: giả tạo.

       *Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601, cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau:

       Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng cũng trả lại kỉ vật cho người yêu là Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói cho “những lời như kim châm dao cắt”, thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ, con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-lét cho tội ác của y.

       Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch.

0
(1.0 điểm) Phát biểu triết lí nhân sinh được gửi gắm trong tác phẩm. Bài đọc: TƯ CÁCH MÕ        Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn....
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Phát biểu triết lí nhân sinh được gửi gắm trong tác phẩm.

Bài đọc: TƯ CÁCH MÕ

       Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn sán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu, và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả… Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đo hết ruộng nọ đến ruộng kia:

       - Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa… Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa…

       Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ hay ông, hay bà, hay thầy, cô, bằng lòng cho hay không, cũng mặc! Mặc cho ông, bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình không lẽ mình lại keo với cả từ thằng mõ trở đi?… Hà hà! Cứ vậy là ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. […]

       Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu dược của người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình vì cái cách hắn tưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bùng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi với hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm:

       - Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…

       Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh…

*

* *

       Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và chỉ mới cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chút chút làm để nuôi vợ, nuôi con. Bố mẹ chết cả rồi. Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa. Vừa mới dạo nào, trông bụng chị to bằng cái thúng, rồi bẵng đi một dạo không gặp chị, đến lúc gặp thì bụng đã lại mây mẩy rồi. Người đàn bà mắn quá! Vườn đất hẹp. Gia sản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế, nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm mà ăn với nuôi vợ, nuôi con, chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Nhà hàng xóm có con gà, con vịt chạy sang, hoặc buồng chuối, quả mít liền kề ngay với giậu nhà anh, anh cũng mặc thây, không hề có cái tính tắt ma, tắt mắt. Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến…

       (Lược một đoạn: Làng thiếu chân mõ nhưng vì không ai chịu làm nên các cụ nghĩ ngay đến Lộ vì anh ta hiền lành, cẩn thận lại sạch sẽ; rồi cho gọi Lộ đến, đem các quyền lợi ra để dỗ dành, thuyết phục.)

       Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kĩ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào được cả. Làm gì không dễ chịu?

       Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.

       Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện… Hắn nhận thấy sự thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, biết làm sao được nữa? Hắn tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!…” Một ý phấn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy… Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và an ủi Lộ:

       - Chú ăn sau cũng được.

       Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là ổn chuyện… Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn… Ấy, người ta cứ suy hơn, tình thiệt như vậy, mà nhất định giữ thằng sãi lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi…

       Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:

       - Lộ đấy à, mày?

       Cũng có người đế thêm:

       - Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại… bở!

       A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!”… Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lén muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấy một cỗ thật to để các anh trông mà thèm. Bây giờ thì đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một mình nó ăn mà đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!…

       - Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”.

       A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!

*

* *

       Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…

       Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:

       - Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…

(Nam Cao, truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 1995, tr. 243 – 251)

1. Mõ: là tên gọi dành cho người làm công việc truyền tin ở làng quê Việt Nam trong xã hội cũ. Đây là nghề được coi là thấp hèn nhất. Người rao mõ thường là dân “ngụ cư” và bị miệt thị.

* Tác giả Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân tại huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (Nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cuộc đời ông vất vả, lận đận, phải đi nhiều nơi để kiếm sống bằng nghề giáo, nghề viết văn. Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc rồi tham gia khởi nghĩa, làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Ông hi sinh trên đường đi công tác.

Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức. Ông cũng là người sâu sắc, có đời sống nội tâm phong phú, luôn sôi sục dù nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói.

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Ông là một trong những gương mặt đại diện xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực giai đoạn này. Với quan niệm sáng tác đúng đắn, phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc biệt ngòi bút khắc hoạ tâm lí tài tình và nghệ thuật trần thuật đặc sắc, ông đã để lại những tác phẩm giàu giá trị, thấm đẫm tư tưởng nhân đạo.

* Tác phẩm “Tư cách mõ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao, được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám.

0
(1.0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong câu văn sau: Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Bài đọc: TƯ CÁCH MÕ        Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong câu văn sau: Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn.

Bài đọc: TƯ CÁCH MÕ

       Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém những anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn sán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu, và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả… Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đo hết ruộng nọ đến ruộng kia:

       - Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa… Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa…

       Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ hay ông, hay bà, hay thầy, cô, bằng lòng cho hay không, cũng mặc! Mặc cho ông, bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình không lẽ mình lại keo với cả từ thằng mõ trở đi?… Hà hà! Cứ vậy là ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. […]

       Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu dược của người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình vì cái cách hắn tưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bùng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi với hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm:

       - Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…

       Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh…

*

* *

       Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và chỉ mới cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chút chút làm để nuôi vợ, nuôi con. Bố mẹ chết cả rồi. Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa. Vừa mới dạo nào, trông bụng chị to bằng cái thúng, rồi bẵng đi một dạo không gặp chị, đến lúc gặp thì bụng đã lại mây mẩy rồi. Người đàn bà mắn quá! Vườn đất hẹp. Gia sản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế, nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm mà ăn với nuôi vợ, nuôi con, chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Nhà hàng xóm có con gà, con vịt chạy sang, hoặc buồng chuối, quả mít liền kề ngay với giậu nhà anh, anh cũng mặc thây, không hề có cái tính tắt ma, tắt mắt. Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến…

       (Lược một đoạn: Làng thiếu chân mõ nhưng vì không ai chịu làm nên các cụ nghĩ ngay đến Lộ vì anh ta hiền lành, cẩn thận lại sạch sẽ; rồi cho gọi Lộ đến, đem các quyền lợi ra để dỗ dành, thuyết phục.)

       Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kĩ càng. Hắn làm ngô, làm mía được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào được cả. Làm gì không dễ chịu?

       Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.

       Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện… Hắn nhận thấy sự thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, biết làm sao được nữa? Hắn tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!…” Một ý phấn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy… Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất. Chủ nhà hiểu ba anh kia có ý gai ngạnh không chịu ngồi chung với mõ. Ông tìm một người khác, xếp vào cho đủ cỗ, và an ủi Lộ:

       - Chú ăn sau cũng được.

       Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó!…” Hắn chỉ định từ giờ chẳng đi ăn cỗ đám nào nữa là ổn chuyện… Nhưng khổ một nỗi, không đi, không được. Đám nào có ăn, tất nhiên chủ nhân không chịu để hắn về. Làm cỗ cho cả họ ăn còn được, có hẹp gì một cỗ cho thằng sãi? Để nó nhịn đói mà về, nó chửi thầm cho. Mà thiên hạ người ta cũng cười vào mặt, là con người bủn xỉn… Ấy, người ta cứ suy hơn, tình thiệt như vậy, mà nhất định giữ thằng sãi lại. Không ai chịu ngồi với hắn, thì hắn sẽ ngồi một mình một cỗ trong bếp, hay một chỗ nào kín đáo cho hắn ngồi…

       Mới đầu, Lộ tưởng ngồi như thế, có lẽ là yên ổn đấy. Nhưng người ta tồi lắm. Người ta nhất định bêu xấu hắn. Trong nhà đám, một chỗ dù kín đáo thế nào, mà chả có người chạy qua, chạy lại. Mỗi người đi qua lại hỏi hắn một câu:

       - Lộ đấy à, mày?

       Cũng có người đế thêm:

       - Chà! Cỗ to đấy nhỉ? Đằng ấy hoá ra lại… bở!

       A! Thế ra họ nói kháy anh cu Lộ vậy, cáu lắm. Hắn tặc lưỡi một cái và nghĩ bụng: “Muốn nói, ông cho chúng mày nói chán! Ông cần gì!”… Hắn lập tức bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi. Nói thật ra, thì hắn cũng không được ung dung lắm. Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lén muốn chữa thẹn, hắn nhai nhồm nhoàm và vênh vênh nhìn người ta, ra vẻ bất cần ai. Sau cái bữa đầu, hắn thấy thế cũng chẳng sao, và bữa thứ hai đã quen quen, không ngượng nghịu gì mấy nữa. Bữa thứ ba thì quen hẳn. Muốn báo thù lại những anh đã cười hắn trước, tự hắn đi bưng lấy cỗ, và chọn lấy một cỗ thật to để các anh trông mà thèm. Bây giờ thì đến lượt người chủ không được bằng lòng. Có một mình nó ăn mà đòi một cỗ to hơn bốn người ăn!…

       - Mẹ kiếp! Không trách được người ta bảo: “Tham như mõ”.

       A! Họ bảo hắn là mõ vậy… Tham như mõ vậy!… Đã vậy thì hắn tham cho mà biết!… Từ đấy, không những hắn đòi cỗ to, lúc ăn hắn lại còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cỗ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn lại hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu lại để ăn hai ba ngày… Hà hà! Phong lưu thật!… Cho chúng nó cứ cười khoẻ đi!

*

* *

       Cứ vậy, hắn tiến bộ mãi trong nghề nghiệp mõ. Người ta càng khinh hắn, càng làm nhục hắn, hắn càng không biết nhục. Hỡi ôi! Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…

       Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:

       - Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…

(Nam Cao, truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 1995, tr. 243 – 251)

1. Mõ: là tên gọi dành cho người làm công việc truyền tin ở làng quê Việt Nam trong xã hội cũ. Đây là nghề được coi là thấp hèn nhất. Người rao mõ thường là dân “ngụ cư” và bị miệt thị.

* Tác giả Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân tại huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (Nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Cuộc đời ông vất vả, lận đận, phải đi nhiều nơi để kiếm sống bằng nghề giáo, nghề viết văn. Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc rồi tham gia khởi nghĩa, làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Ông hi sinh trên đường đi công tác.

Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức. Ông cũng là người sâu sắc, có đời sống nội tâm phong phú, luôn sôi sục dù nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói.

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Ông là một trong những gương mặt đại diện xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực giai đoạn này. Với quan niệm sáng tác đúng đắn, phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc biệt ngòi bút khắc hoạ tâm lí tài tình và nghệ thuật trần thuật đặc sắc, ông đã để lại những tác phẩm giàu giá trị, thấm đẫm tư tưởng nhân đạo.

* Tác phẩm “Tư cách mõ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao, được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám.

0
7 tháng 12 2023

Tham khảo:

Cuộc sống ngày càng phát triển nên vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại ngày càng giảm đi. Người phụ nữ trong xã hội mới có vai trò tương đương với người chồng. Họ cũng có cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống, được ra ngoài xã hội làm việc và kiếm ra tiền. Chính vì vậy, trong gia đình tiếng nói của người phụ nữ cũng trở nên có uy lực nhiều hơn.

Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.

Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.

Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.

Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.

Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.

Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.

Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.

Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.

Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ. Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.

Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.

Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.

Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.

Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo. Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.

Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.

7 tháng 12 2023

Khái niệm “cha mẹ đặt con ở đâu, con ngồi ở đó” trong hôn nhân nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đáng kể của mối quan hệ cha mẹ đối với thái độ và hành vi mà con cái đưa vào cuộc hôn nhân của mình. Trẻ em quan sát và tiếp thu những động lực trong mối quan hệ của cha mẹ, hình thành sự hiểu biết của chúng về điều gì tạo nên một cuộc hôn nhân lành mạnh hoặc không ổn định. Khái niệm này nhấn mạnh trách nhiệm của cha mẹ trong việc làm gương cho những động lực trong mối quan hệ tích cực và tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong việc nhận biết và giải quyết những ảnh hưởng của quá trình giáo dục đối với các mối quan hệ khi trưởng thành của họ. Bằng cách lưu tâm đến ảnh hưởng này, cha mẹ có thể cố gắng tạo ra một môi trường nuôi dưỡng và tôn trọng nhằm thúc đẩy thái độ và hành vi lành mạnh trong cuộc hôn nhân tương lai của con cái họ, trong khi các cá nhân có thể nỗ lực một cách có ý thức để phá vỡ các khuôn mẫu quan hệ tiêu cực đã học được từ thời thơ ấu, góp phần tạo ra sự thỏa mãn và hạnh phúc. hôn nhân hòa thuận.

16 tháng 1
Qua câu nói này dùng để phán ánh về những người con chỉ biết ỷ bám vào cha mẹ của mình . Không tự lực , không tự sức của mình để hình thành lên sự thành công mà chỉ ỷ bám vào cha mẹ . Họ chẳng thể làm gì chỉ có việc dự bám vào ba mẹ , để ba mẹ nuôi hết nửa cuộc đời của mình rồi cuộc đời còn lại chỉ dám ăn xin hay làm người vô gia cư ở những bên viả hè . Theo tôi đây là 1 vấn đề xấu , các con cái trong gia đình không nên học theo . Vì nếu như bạn chỉ biết ăn bám bố mẹ , hay ba mẹ "đặt" bn ngồi chỗ nào thì bạn "ngồi" chỗ đấy đều là những tật xấu trong tương . Yr bám vào bố mẹ chẳng biết làm gì rồi chỉ thế chỉ có việc nhận lại thôi cũng không có lợi ích cho xã hội . Xã hội có nhiều con người như này thì cả 1 hệ tư tưởng như này chẳng còn gì gọi là kinh tế hiện đại , kinh tế càng ngày càng đi xuống . Không ai mà bám bố mẹ là không đứng dậy tự đi theo con đường của mình được . Việc này sẽ trở thành 1 tật xấu rồi tật xấu này còn được lây lan thì cuộc sống của những con người đó sẽ đi vào khốn khó đầy thử thách hơn những người bình thường vì họ chẳng làm được gì cả . Hay có nhiều bố mẹ lại sắp đặt con mình cưới với người khác , gia đình của những người đấy giàu sang hơn nên họ sẽ đồng ý hay thậm chí là ép gả đi . Những đứa con đấy có cuộc sống đau khổ như nào thì bố mẹ của họ chẳng quan tâm , họ chỉ quan tâm vào tiền bạc khi gả con đi . Cha mẹ đặt con cưới người này nên con phải làm theo nên nhiều gia đình hay cuộc sống hôn nhân đi vào đổ vỡ . Chẳng hạn chí sĩ Lương Văn Can thời trẻ được cha mẹ cưới cho vợ là cô Lê Thị Lễ, buôn bán ở Hà Nội, dù “đôi trẻ” chưa gặp mặt. Sau khi thành gia thất, hai người đã chung sống với nhau thật hạnh phúc và cùng chịu đựng, vượt qua bao gian nan do thời cuộc đưa đến. Ngược lại do cưới nhau theo ý ba mẹ nên cũng có kẻ thở ngắn than dài: “Người ta sang sông, em cũng sang sông/ Người ta sang sông thành được vợ chồng/ Em sang không rồi lại xách nón về không/ Trước là thẹn thùng với bầu bạn, sau luống công ông chèo đò”. Câu nói này đang khẳng định sự giáo dục của cha mẹ dành cho con cái hay để nói lên được sự phản ánh của xã hội vì cha mẹ chỉ biết "đặt con ngồi im đấy" và chẳng cho con cơ hội tìm hiểu sâu về cuộc sống tương lai .        
7 tháng 12 2023

 Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

 

7 tháng 12 2023

tích nha cô