Em hãy thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi cướp cờ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Trò chơi pháo đất là một trò chơi dân gian phổ biến, thường được chơi nhiều ở các vùng quê và thường diễn ra vào dịp lễ Tết. Dưới đây là một thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:
-
Mở bài:
- Trò chơi pháo đất là một trò chơi vô cùng quen thuộc, thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán ở các vùng quê.
- Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn.
-
Thân bài: Miêu tả cách chơi và nêu các quy tắc cơ bản:
- Số lượng người chơi: Trò chơi không giới hạn số lượng người tham gia.
- Độ tuổi: Dành cho mọi lứa tuổi.
- Dụng cụ: Đất sét là nguyên liệu chính để làm pháo đất.
- Không gian diễn ra trò chơi: Cần không gian rộng rãi, thoải mái để người chơi có đủ không gian làm pháo và nổ pháo.
Luật chơi:
- Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao 1 phần đất để làm pháo.
- Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng.
- Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi.
- Kết thúc thời gian làm pháo, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy pháo và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với mặt sân chơi.
- Người nào nổ pháo to nhất sẽ giành chiến thắng.
-
Kết bài:
- Trò chơi pháo đất không chỉ rèn luyện sự tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng và gắn kết mọi người với nhau.
Hy vọng bạn thấy thú vị khi tham gia trò chơi pháo đất! 🎆🎇
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề "nóng" được cả xã hội quan tâm. "Bạo lực học đường" là hành vi bắt nạt, sử dụng những hành vi thô bạo để xúc phạm, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần cho người khác. Đáng nói nhất là những hành vi bạo lực này lại được diễn ra trong môi trường học đường, người thực hiện và nạn nhân của hành vi ấy lại chính là học sinh- những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ là những "mâu thuẫn của trẻ con" trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về tinh thần, đau đớn về thể xác, thậm chí là hình thành "bóng ma tâm lí" suốt đời cho người bị bắt nạt. Đã có rất nhiều vụ việc đau lòng như: trầm cảm, tự kết liễu sinh mạng của mình vì bị bạn bè cô lập, lăng mạ, đánh đập. Đối với những người sử dụng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc sử dụng bạo lực làm nảy sinh những suy nghĩ, hành động lệch lạc; hình thành tính cách hung hăng, thô bạo. Lí giải nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực này, có thể xét đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trước hết là do chính bản thân của học sinh, do nhận thức lệch lạc, muốn thể hiện bản thân nên đã lựa chọn con đường bạo lực. Về khách quan, do cha mẹ, nhà trường còn lỏng lẻo trong việc quản lí, giáo dục nên đã dẫn đến những hành động và suy nghĩ lệch lạc ở con em mình. Để giữ gìn môi trường học đường trong sạch, văn minh, mỗi học sinh chúng ta cần có nhận thức đúng đắn; cố gắng học tập, rèn luyện, sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng được lưu tâm hàng đầu. Vậy ô nhiễm môi trường là gì và nó có tác hại như thế nào đối với cuộc sống của mỗi chúng ta? Trước hết, ô nhiễm môi trường là hiện tượng mang tính tiêu cực, là hiện trạng các môi trường đất, biển, nước, đang dần bị biến đổi do sự tác động của con người. Tình trạng này gây ra rất nhiều tác hại. Thứ nhất, nó gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi con người. Vậy làm như thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Có lẽ, việc làm đầu tiên chính là mỗi chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình về ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta phải tuyên truyền từ đó đấu tranh, giảm thiểu, đưa ra những hình phạt xứng đáng đối với những kẻ có hành động hủy hoại môi trường. Thật vậy, ô nhiễm môi trường đã và đang ngày ngày hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Bởi lẽ đó, hãy cùng nhau chung tay ngăn chặn nó, hãy vì mái nhà chung của chúng ta mà đứng dậy quyết tâm hủy diệt nó.
Sự xuất hiện của khu công nghiệp và các nhà máy đã giúp cho người dân quê em có thêm nhiều việc làm, cuộc sống cũng thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà máy cũng làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường của quê em cao hơn. Nước thải sinh hoạt được thải ra đồng ruộng làm chết cua, ốc, làm cho cây cối, hoa màu bị khô héo. Rác thải sinh hoạt không được xử lí mà vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng ô nhiễm, các bác cán bộ xã em đã làm việc trực tiếp với khu công nghiệp để đề nghị xây dựng hệ thống xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường. Đội thanh niên tình nguyện xã em cũng đã xung phong dọn dẹp đường sá, thu gom rác thải bị vứt bừa bãi và tuyên truyền đến người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định. Nhờ có những hành động thiết thực mà quê em đã có sự thay đổi đáng kể, đường sá xanh sạch đẹp, tình trạng ô nhiễm môi trường được cải thiện nhanh chóng.
...................................
bạn có viết thừa chữ "không" không thế?
Có ý kiến cho rằng " Học tập là điều không cần thiết " . Vậy xin hỏi những người thành công là từ đâu mà ra? Phải chăng họ vốn dĩ là thần đồng, không cần đến trường, không cần kiến thức, không cần chữ nghĩa, cứ thế mà mở doanh nghiệp rồi thành công? Xin hỏi những người làm buôn bán như bất động sản, sản phẩm xuyên quốc gia như xe máy, mĩ phẩm... họ làm gì để bán được sản phẩm khi mà họ không biết chữ nghĩa để kí vào hợp đồng? Phải chăng cứ nhìn thấy tờ giấy là kí mà không cần phải đọc? Vâng, tôi xin phép trả lời là không phải. Tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ kiến thức, đúng là đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không cần kiến thức! Bởi vì sao? Thử nghĩ đơn giản một ví dụ nhé: bây giờ đi ra chợ mua cam, người bán hàng nói 20k/kg, bạn mua 5,5kg, nếu không biết tính toán thì bạn tự tính tiền thế nào? Hay một ví dụ sâu xa hơn, bạn mở một doanh nghiệp với một cái đầu trống rỗng, không chút kiến thức, không chút hiểu biết chuyên ngành, đối tác muốn hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn, đưa cho bạn một tờ giấy để kí và nói là hợp đồng, bạn làm sao có thể kí khi mà bạn không đi học và không biết chữ? Chẳng lẽ cứ kí còn hậu quả tương lai sau này ra sao thì mặc kệ? Ngay từ khi giành được độc lập, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân chung tay đẩy lùi giặc dốt, giặc đói bởi Bác hiểu rõ rằng mù chữ chính là loại giặc giết chết cả dân tộc. Vậy mà vì cớ gì lại nói học tập là điều không cần thiết? Có ạ, nó rất cần thiết, phải đi học, phải có kiến thức mới có thể phát triển bản thân, xây dựng cho chính mình tương lai tươi sáng, không chỉ vậy còn góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hơn bởi "tri thức là sức mạnh", một đất nước sẽ ngày càng văn minh khi người dân của họ văn minh, và để đạt được điều đó thì phải có kiến thức, biết phân định phải trái đúng sai thì mới có thể văn minh. Tương lai của bạn phụ thuộc vào kiến thức bạn có, bạn muốn lao động chân tay vất vả hay ngồi phòng điều hòa nhàn nhã đều do bạn lựa chọn học hay không. Vì vậy, đừng bao giờ có suy nghĩ học tập không cần thiết, thử bỏ học đi làm bạn sẽ thấy, không có kiến thức là chết cả tương lai!
Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở cuối câu ca dao đã nhấn mạnh được gì Ý gì\(\)
Trò chơi cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và thú vị. Dưới đây là thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:
Mở bài:
Thân bài:
Những quy tắc khi chơi:
Miêu tả cách chơi và luật chơi:
Tác dụng của trò chơi cướp cờ:
Kết bài: