Các anh chị bạn bè giúp em với ạ: phân tích kịch VŨ NHƯ TÔ XÂY CỬU TRÙNG ĐÀI (hồi 4 lớp I), em sợt gg tham khảo toàn ra hồi 5 thôi?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo ạ:
Nghị luận về Hiện tượng Vứt Rác Thải Ra Nơi Công Cộng
Hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng không chỉ là một vấn đề môi trường mà còn là một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng và cảm giác an toàn trong xã hội. Trong bài nghị luận này, chúng ta sẽ xem xét những nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này, đồng thời đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tình trạng vứt rác thải ra nơi công cộng.
Nguyên Nhân:
-
Thiếu ý thức văn hóa và giáo dục: Một số người dân thiếu hiểu biết về tác hại của việc vứt rác thải ra nơi công cộng và không có ý thức về việc giữ gìn môi trường và vệ sinh.
-
Thiếu hạ tầng vệ sinh công cộng: Khi không có đủ bãi rác công cộng hoặc hệ thống thu gom rác hiệu quả, người dân dễ dàng vứt rác thải ra các nơi công cộng.
-
Tiện lợi và tâm lý nhóm: Một số người có thể vứt rác thải ra nơi công cộng vì cảm thấy tiện lợi và không chịu trách nhiệm với môi trường xung quanh.
Hậu Quả:
-
Ô nhiễm môi trường: Việc vứt rác thải ra nơi công cộng gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống trong môi trường đó.
-
Nguy cơ về an ninh và an toàn: Rác thải có thể tạo ra nguy cơ về an ninh và an toàn cho cộng đồng, bao gồm nguy cơ cháy nổ và nguy cơ môi trường.
Giải Pháp:
-
Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức: Chính phủ cần đầu tư vào các chiến dịch giáo dục và tăng cường ý thức về việc vứt rác thải đúng cách và giữ gìn môi trường.
-
Xây dựng và cải thiện hạ tầng vệ sinh công cộng: Cần phát triển hệ thống bãi rác công cộng và các biện pháp thu gom rác hiệu quả để ngăn chặn việc vứt rác thải ra nơi công cộng.
-
Trách nhiệm cá nhân và xã hội: Mỗi cá nhân cần nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và không vứt rác thải ra nơi công cộng.
Trong tổng thể, việc giảm thiểu hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ cả cộng đồng. Chúng ta cần hành động cụ thể và tập trung vào giáo dục, cải thiện hạ tầng và tạo ra một tinh thần trách nhiệm xã hội mạnh mẽ để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
#hoctot
Bạn tham khảo:
Câu 1: Trạng ngữ trong đoạn văn là "mãn nguyện và dễ chịu". Tác dụng của trạng ngữ này là nhấn mạnh vào cảm giác hạnh phúc và thoải mái mà thành công mang lại khi đạt được mục tiêu.
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là "hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống". Biện pháp này tạo ra hình ảnh một cơ sở vững chắc, ổn định để xây dựng cuộc sống, đồng thời gợi lên ý nghĩa quan trọng của hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu 3: Đoạn văn "chúng ta ai cũng ... mục tiêu của mình" được xem là phần mở bài, giúp định nghĩa vấn đề và đưa ra góc nhìn của tác giả về ý nghĩa của thành công và hạnh phúc.
Câu 4: Thông điệp của văn bản là việc hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của mọi người, và thành công chỉ là phương tiện để đạt được hạnh phúc. Sự hài lòng và thoải mái trong cuộc sống chính là điều quan trọng nhất mà chúng ta cần đạt được.
Câu 5: Bài học mà em có thể rút ra từ văn bản là hạnh phúc là điều quan trọng nhất trong cuộc sống và nên làm nền tảng cho mọi hoạt động và mục tiêu mà chúng ta đặt ra. Thành công chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại hạnh phúc và cảm giác mãn nguyện cho chúng ta.
#hoctot
C1
phương thức biểu đạt của văn bản là : tự sự
C2
tác dụng của biện pháp điệp ngữ '' tôi muốn '' trong lời nói của hạt mầm thứ nhất là nhấn mạnh mong muốn của hạt mầm thứ nhất muốn trưởng thành thật nhanh, tăng nhịp điệu cho câu văn và tăng gợi hình gợi cảm
C3
vì hạt mầm sợ nơi tăm tối , sợ đám côn trùng sẽ kéo đến vầ nuốt ngay , sợ bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy và đùa nghịch nên nằm im cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã
C4
Trong cuộc sống có nhiều cơ hội cho chúng ta , vì thế phải biết nắm bắt và mạo hiểm
Đừng chờ đợi cơ hội tốt nhất đến với mình , mà bản thân phải tự nắm bắt cơ hội tốt mới có thể thành công
“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có quy mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Hành động, sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau: Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ Như Tô và bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản. Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự tin mình “quang minh chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết; đại thần, hoàng hậu, cung nữ của y cũng vạ lây; Đan Thiềm bị bắt, .… Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường. Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Trong Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn. Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rất tỉ mỉ: “Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng, xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài. “(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên, quyển 26). Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm “Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.”(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV, Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh, Vũ Như Tô bị thợ thuyền giết chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ là người thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởng ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng đã minh oan cho họ Vũ bằng vở kịch năm hồi này.
Trong vở kịch Vũ Như Tô hiện lên là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân của niềm khao khát say mê sáng tạo cái đẹp, “là người ngàn năm dễ có một….có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ…chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Qua vài lời của tác giả ta thấy Vũ Như Tô là một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” . Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai…. Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm Hồn của Vũ dành hết cho Cửu trùng đài.
Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng (“hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”). Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từng truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây công trình, họ Vũ không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”! Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nói chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”.
Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua dâm Lê Tương Dực. Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự mà bắt dân xây Giao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lòng dân trong nước oán hận rồi cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Cái mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô ở đây là ước mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng bản thân thì không thực hiện được vì không có tài chính. Còn phụng sự cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực thì ông không bao giờ hợp tác. Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: Sắc đẹp, lời ngon tiếng ngọt và sự tôn kính của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và bằng lòng xây Cửu Đài. Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ đó bi kịch đã đến với Vũ Như Tô.
Vì quá đam mê thi thố tài năng Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đoạ của vua chúa, giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình Nguyễn sau này: “Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ oán Vũ vì nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ trốn. Vì thế cho nên nhân dân căm giận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận kiến trúc sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo chúa Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực. Trịnh Duy Sản cầm đầu bọn phản nghịch đã náo loạn kinh thành. Chúng tìm Lê Tương Dực và giết chết tên hôn quân ấy. Chúng đốt phá Cửu trùng đài, chúng tìm Vũ Như Tô để rửa hận. Nhưng Vũ đúng là một nhân vật bi kịch. Ông không thể nào trả lời câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có tội?. Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo cho Vũ Như Tô, nếu không chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi và vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?”. Thậm chíVũ Như Tô còn khẳng định “ Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây!”. Khi được Đan Thiềm giục giã chạy trốn bởi nguy hiểm cận kề, Vũ Như Tô còn “Ngây thơ” : “Họ tìm tôi nhưng có lý gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai”. Câu nói thể hiện sự bảo thủ và có phần mê muội. Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là sự thật, vẫn vĩnh biệt Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”. Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, Đài cửu trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai”. Đến chết vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn, không như ảo tưởng của Vũ Như Tô. An Hoà Hầu đã cho quân đốt phá kinh thành, đốt phá cả Cửu trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi.
Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ thì Vũ mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì. Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá cho chính hành động của mình. Cái chết của người nghệ sĩ vừa đáng thương lại vừa đáng giận.
Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của bản thân và của cả công trình thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình.Người đọc, người xemthương người nghệ sĩ có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình.
Đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung đã để lại giá trị nhân văn sâu sắc rằng: “Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần tuý, nó phải có mục đích chân chính là phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đời. “Văn chương không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn chương”. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế cuộc sống với đòi hỏi của muôn dân”. Một vấn đề đặt ra nữa là “Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những giá trị nghệ thuật đích thực”.
Qua tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống nhân dân. Vì vậy vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó vẫn còn nguyên gi
Tham khảo:
Quả nhót là loại quả hết sức quen thuộc với những bạn nhỏ giống như em. Nhưng phải đến khi được xem trên tivi, thì em mới được biết đến hình dáng và đặc điểm của cả cây nhót.
Nhót là cây thân gỗ, rất cứng cáp và chắc chắn, nhưng nhìn qua thì khá là nhỏ bé so với các cây ăn quả khác em vẫn gặp. Nếu cây mít, cây khế lâu năm thì cái gốc phải lớn như bắp đùi, thì cây nhót khi đã ra được vài vụ trái cũng chỉ lớn bằng cổ tay. Điều em bất ngờ hơn nữa, chính là số lượng cành và nhánh của cây nhót. Chỉ từ một thân chính như vậy, cây mọc ra rất nhiều các cành con. Đã vậy, các cành này còn mọc ra rất dài rồi đẻ thêm các nhánh nhỏ khác. Nhiều đến mức, nó tạo thành một tán nhót khổng lồ, sà xuống cả mặt đất. Nhìn từ xa nó um tùm như một cây bụi khổng lồ.
Có một điều thú vị ở cây nhót, là tuy thân và cành của nó khá nhỏ và dẻo dai, thì ngược lại, lá nhót có kích thước khá to lớn. Nó có hình dáng và lớn như lá xoài, thậm chí còn nhỉnh hơn một chút. Điều đó càng thú vị hơn, khi những trái nhót dù đạt đến kích thước tối đa thì cũng chỉ bằng chừng một phần năm hay một phần sáu chiếc lá mà thôi. Đã thế, lá nhót còn mọc khá dày, chen chúc khắp cành. Có lẽ vì vậy, mà khi chín, các trái nhót nỗ lực đỏ tươi hết mình để người làm vườn có thể tìm thấy chúng.
Trước đây, em luôn nghĩ rằng quả nhót bé như thế thì cây nhót chắc cũng lớn như cây ớt mà thôi. Nhưng thật không ngờ nó lại có kích thước đồ sộ đến như vậy. Quan sát cả khu vườn lớn với rất nhiều cây nhót. Và cả những giàn đỡ cho cành nhót nằm lên, em lại càng bội phục những người làm vườn. Họ đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian để chăm sóc nên cây nhót. Với một rừng cành lá chi chít như vậy, thì việc thu hoạch nhót cũng chẳng hề dễ dàng và nhanh chóng.
HT^^!
\(#Sayaa-chan\)
\(#Shinobu\)
bạn tham khảo
Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.
Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.
Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.
Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt. Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm.
Thảo nào người ta thường thích hoa hồng đến vậy: hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rã ra, rụng xuống. Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở.
Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn.
Theo mình nghĩ đáp án là D. Số từ bạn nhé!
Số từ "một" bổ sung ý nghĩa chỉ số lượng chính xác cho danh từ "những động lực".
#hoctot!
mà số từ là ngữ văn lớp 7 nha, còn đây là lớp 6 nên... mình cũng k bt đc đâu:)