Tìm và nêu ý nghĩa của thán từ được dùng trong các trường hợp sau:
a. Ô hay! Núi cứ ba hòn nhỉ?
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
c. Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
d. Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng...vẫn còn một
chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch.
e. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp.
hok tốt
@Thuu
Tham khảo :
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp
Thơ Nguyên Đức
Anh là bộ đội cụ Hồ,
Ôm súng gìn giữ cõi bờ Việt Nam.
Noi gương các bậc tiền nhân,
Rầm rập theo dấu bước chân anh hùng.
Vùng trời vùng biển vẫy vùng,
Hiên ngang thi thố khí hùng ngàn năm.
Hào thiêng sông núi ghi danh,
Những người chiến sĩ liệt oanh muôn đời.
Biết xuân nơi ấy đến rồi,
Biên cương anh nhớ khoảng trời hậu phương.
Biết lòng anh mãi vấn vương,
Thương con nhớ vợ đêm trường xôn xao!
Quê xưa em vẫn thức thao,
Chờ anh nghỉ phép mình trao nụ tình.
Yên tâm nhé, anh bộ đội mình,
Trái tim em vẫn vẹn tình thủy chung.
Nuôi dưỡng dạy dỗ con xinh,
Lo cho cha mẹ ấm tình dâu con.
Mai nầy nghĩa vụ đã tròn,
Mình lại như vợ chồng son thủa nào.
Thực tế hiện nay đã cho chúng ta thấy, có rất nhiều người có cách đọc sách vô cùng hợp lí và đúng đắn. Ngược lại có những người chẳng biết đọc sách như thế nào sao cho đúng. Theo tôi, đọc sách rất quan trọng và mỗi người phải xác định cho mình một cách đọc sách hợp lí. Ví dụ như em bé ba tuổi thì không thế đọc sách bởi em đâu biết đọc và viết chữ, các bố mẹ chỉ có thể cho con xem hình ảnh qua những trang sách. Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi và trình độ nhận thức để có cách đọc sách hợp lí. Chẳng hạn bạn học sinh lớp 5 không thể đọc sách của học sinh lớp 11. Qua đó, tôi rút ra cách đọc sách như sau. Trước hết, phải lựa chọn nội dung sách phù hợp với bản thân của mình. Thứ hai, đọc sách phải có kế hoạch, không phải ngày nào cũng đọc, đọc sách phải kết hợp với nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đọc sách xong phải biết áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải đọc xong là "nước đổ lá khoai". Chính vì vậy, mỗi bạn hãy có cách đọc sách hợp lí, đúng đắn và phù hợp,
Thực tế hiện nay đã cho chúng ta thấy, có rất nhiều người có cách đọc sách vô cùng hợp lí và đúng đắn. Ngược lại có những người chẳng biết đọc sách như thế nào sao cho đúng. Theo tôi, đọc sách rất quan trọng và mỗi người phải xác định cho mình một cách đọc sách hợp lí. Ví dụ như em bé ba tuổi thì không thế đọc sách bởi em đâu biết đọc và viết chữ, các bố mẹ chỉ có thể cho con xem hình ảnh qua những trang sách. Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi và trình độ nhận thức để có cách đọc sách hợp lí. Chẳng hạn bạn học sinh lớp 5 không thể đọc sách của học sinh lớp 11. Qua đó, tôi rút ra cách đọc sách như sau. Trước hết, phải lựa chọn nội dung sách phù hợp với bản thân của mình. Thứ hai, đọc sách phải có kế hoạch, không phải ngày nào cũng đọc, đọc sách phải kết hợp với nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đọc sách xong phải biết áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống chứ không phải đọc xong là "nước đổ lá khoai". Chính vì vậy, mỗi bạn hãy có cách đọc sách hợp lí, đúng đắn và phù hợp.
Trời đã thủng buổi, mặt trời chói chang len qua những bóng lá rọi xuống khung cửa nan nhà. Tôi đang lụi cụi nấu ăn dưới bếp, than khói lửa hồng bốc lên dưới cái nắng ban trưa thật khiến người ta dễ bực mình. Ông nhà đang ngồi đọc mấy quyển văn của trò ông ấy, rồi cứ luôn tay phe phẩy cái quạt mo. Cơm nước đã xong đấy, toan dọn mâm lên ăn, thì bỗng nhiên, lão Hạc bước từ cửa vào. Lão hạc là hàng xóm của nhà tôi, nhà lão nghèo lắm, vợ mất, con trai vì không lấy được vợ nên bỏ đi làm ăn, để mình thân già lão ở nhà. Lão với ông nhà tôi thân nhau lắm, tuy tuổi tác chênh lệch, nhưng hai người cứ trò chuyện thì lại rôm rả, như hai người bạn tri kỉ với nhau vậy. Lão Hạc cứ chệnh choạng, mặt cúi gằm xuống, lưỡng lự trước cửa một lúc rồi bước vào nhà. Ông nhà tôi kêu lên: Cụ đến chơi ạ” Lão Hạc không đáp lại. Lão đi từ từ, chậm rãi vào gian chính. Bực mình thật, đúng lúc người ta ăn cơm thì lại mò đến- Tôi tự nhủ một cách trách móc lão Hạc. Lạ thật! Lão ngồi phịch xuống tấm phản, không nói không rằng, cứ cúi gằm cái mặt xuống. Chồng tôi cũng thấy lạ lắm, nhưng cũng giữ phép lịch sự, rót chén nước chè mời lão. Lão Hạc đưa hai bàn tay run run đỡ lấy chén trà chồng tôi đưa, đưa lên môi nhấp nhẹ rồi lại đặt xuống. Đến giờ lão vẫn chưa mở lời. Rồi cái vẻ yên lặng ấy cứ diễn ra một lúc, chồng tôi nhìn lão một cách kì lạ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng thì, có lẽ là lão đã sẵn sàng để nói chuyện- lão ngẩng khuôn mặt lão lên, khuôn mặt nhăn nheo, rám nắng, dưới khóe mắt vẫn thâm quầng- và mở chuyện: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! - Cụ bán nó rồi?- chồng tôi đáp một cách ngạc nhiên - Bán rồi! Họ vừa bắt nó xong. Lão kể với giọng khàn khàn, khiến tôi nghe chữ được chữ không. Lão mỉm cười. Nhưng lão cười lạ lắm, miệng lão cười nhưng mà môi cứ giật giật, cả người lão run lên. Lão cười mà như mếu vậy. Có lẽ tâm trạng lão không vui như lão cố tỏ ra cho chồng tôi thấy- và chồng tôi cũng nhận ra điều đó. Ông hỏi: - Thế nó cho bắt à! Vẻ mặt lão thoáng thay đổi, mắt lão nhắm nghiền lại, khuôn miệng cười lúc nãy đã biến mất. Rồi từ hai khóe mắt chảy ra giọt nước mắt, nó chảy dài trên khuôn mặt xương xương của lão. Những nếp nhăn trên khuôn mặt lão co lại, lão khóc mỗi lúc một nhiều, hàng nước mắt cứ tuôn mãi. Tôi ngạc nhiên, từ xưa đến nay lão có bao giờ thế đâu. Mà lão Hạc đã già, có lẽ lên chức ông chức cụ rồi, vậy mà lão lại hu hu khóc chẳng khác gì một đứa con nít. Mặt ông nhà tôi cũng biến dạng theo. Lão Hạc kể lại chuyện bán chó mà tiếng khóc cứ ngân dài theo từng lời nói, trông đến là tội nghiệp. - Khốn nạn… Ông giáo ơi! – Lão òa lên- Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm, nó ăn ngon lành, bởi vì tôi cho nó toàn món ngon, bữa cuối cùng của nó mà. Thế rồi, lúc nó đang hoan hỉ, thì bỗng thằng Mục với thằng Xiên nấp ngay sau nó nhảy ra, tóm gọn nó. Cu cậu trông béo tốt thế mà lại nhát, thế nên chẳng bao lâu nó đã bị trói gọn cả bốn cẳng lại rồi. Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết. Mà cái giống nó khôn lắm! Nó nhìn tôi in như nó trách tôi. Nhìn ánh mắt nó, chắc nó đang thầm bảo rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão lại đối xử với tôi như thế à? Tôi già từng này tuổi đầu rồi mà lại phải lừa một con chó ông giáo ạ. Nói đến đây, lão Hạc tự đấm thùm thụp vào ngực mình, bởi vì có lẽ lão sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình được. Lão cứ rên rỉ, trách móc mình mãi, kèm theo là những cái cào xé, lão đang dằn vặt nỗi lòng của mình, đến nỗi mà chồng tôi phải ngăn lão lại thì lão mới dừng. Ông an ủi lão Hạc - Thôi cụ ạ! Nó không hiểu gì đâu! Mà chó nào nuôi mà chẳng để giết thịt! Ta bán nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy. Nghe xong câu này của chồng tôi, lão Hạc ngẩng mặt lên trời, lão vẫn khóc, nhưng lão vừa khóc vừa cười, giọng cười chua chát và cay đắng. Lão nhắm nghiền mắt lại cố ngăn cho dòng nước mắt không tuôn nữa, rồi bảo rằng lão mong là con chó sẽ thành kiếp người, như lão chẳng hạn. Tôi để ý thấy chồng tôi cũng đau buồn theo lão, nước mắt đã rơi, nhưng ông không muốn lão Hạc càng thêm buồn nên cố nén lại, và nghiến răng để không òa khóc theo lão. Ông nắm lấy đôi vai gầy guộc của lão Hạc an ủi lão. Cái cảnh tượng thật não nề.
Bạn tham khảo :
Đã mấy hôm rồi mà tôi vẫn không thôi suy nghĩ miên man, không khỏi thấy day dứt khó tả về cuộc đời, số phận của ông lão đó – một ông già có thể hu hu khóc như con nít chỉ vì phải mất đi một con chó. Đã lâu lắm rồi, cuộc sống khổ sở để lo cho từng bữa ăn, cái mặc triền miên đã làm tôi bỏ quên những suy nghĩ về cuộc đời. Giờ, chính vì những giọt nước mắt chân thành ấy đã làm tôi chìm trong những suy tư mới, khác hơn về cuộc đời.
Sớm hôm đó, tôi đã dậy từ khá lâu. Thói quen thức khuya dậy sớm của một người nông dân không cho phép tôi ngủ trễ để chờ mặt trời lên cao trên ngọn cây. Tôi chuẩn bị tới nhà ông giáo. Chẳng giấu gì mọi người, tôi cũng có một đứa con trai đang theo học ông giáo. Cậu chàng cũng còn ham chơi hơn thích học cái chữ lắm nên hôm nay tôi định đến nhà ông giáo trước để thăm hỏi, sau để nắm được tình hình học hành lâu nay của cháu nó.
Trên đường đi, không khí mát rượi còn đẫm mùi rạ ướt làm tôi thấy khoan khoái, dễ chịu lạ. Đường làng thì cũng chẳng mấy quanh co khiến tôi rảo bước tới nhà ông giáo lúc nào chằng hay. Nhà ông giáo nằm khuất sau lùm cây râm bụt, trông màu lá vẫn còn nhuốm héo úa từ trận bão vừa qua. Sau khoảng sân rộng rãi, căn nhà lá tuy có phần đơn giản, xuềnh xoàng mà vẫn gọn ghẽ, ngăn nắp như chính chủ nhân của nó vậy. Vừa thấy tôi, ông giáo liền niềm nở tiếp :
– Dạ, chào bác ạ ! Hôm nay bác tới chơi.
Bẩm, chào ông giáo. Lâu ngày không gặp chắc ông giáo vẫn khoẻ. Hôm nay, tôi đến cũng cốt là về việc học của cháu nó…
Tôi đang thưa thì giữa chừng bỗng nghe tiếng gọi từ ngoài bờ giậu :
– Ông giáo ơi !
Thấy ông giáo có vẻ nhận ra giọng nói đó, tôi chắc mẩm đây là người quen của ông nên định giữ ý xin phép về. Nhưng ông giáo đã nhũn nhặn mời tôi vào nhà trong. Và chẳng ngờ tôi đã trở thành người thứ ba bất đắc dĩ nghe câu chuyện của họ.
Từ cổng bước vào là một ông lão dáng vẻ tất tả mà khi nhìn người ta sẽ thấy những đường nét khổ hạnh đã làm ông già đi hàng chục tuổi. Trên khuôn mặt ông còn đôi nét phảng phất chút hoảng hốt như vừa trải qua một sự kiện bất ngờ nào đó. Giọng điệu vội vã, ông hấp tấp nói :
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
Tôi nghĩ thầm chắc “cậu Vàng” là một người họ hàng hay chí ít cũng là hàng xóm láng giềng mà ông lão quen biết. Khổ, giờ mùa vụ đói gieo đói giắt, bão lại hoành hành, chẳng trách gì con người cũng khó sống nổi. Thấy ông giáo sững sờ trong giây lát, tôi khẽ thở dài. Nhưng rồi, chính tôi lại là người phải ngạc nhiên về đoạn nói chuyện tiếp theo của họ. Ông giáo hỏi :
– Cụ bán rồi à ?
– Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Câu trả lời gọn lỏn nhưng nghe giọng vẫn còn run run. Không hiểu sao tôi có cảm giác kì lạ rằng ông cố tỏ ra vui vẻ nhưng cảm xúc dường như đã đi ngược lại với ý muốn của chủ nhân : ông cười mà miệng méo xệch như mếu, còn đôi mắt cứ ầng ậng nước.
– Thế nó cho bắt à ?
Ông giáo hình như còn chưa trấn tĩnh lại trước thông tin này, hỏi do buột miệng và hổi chỉ như có chuyện. Nhưng, chỉ một câu hỏi đơn giản vậy thôi mà cũng khiến ông lão kia không kìm được nước mắt. Ông đang định trả lời thì hình như tất cả cảm xúc nãy giờ bị dồn nén, nghẹn lại ở cổ họng giờ bỗng trào ra, không kìm nổi nữa. Ông lão lúc đó nhìn thật kì lạ. Tôi có cảm giác ông là một đứa con nít đứng giữa sân mà hu hu khóc. Khuôn mặt thì đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Trong tiếng nấc nghẹn ngào cùng dòng nước mắt đang nhễu nhão chảy, ông lại nói :
– Khốn nạn… Ông giáo ơi !… Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng…
Rồi ông kể đến chuyện con chó bị bắt ra sao. Đoạn kể tới chỗ con chó bị hai tên Mục, Xiên trói chặt chân, đôi mắt ông tự nhiên long lên đầy giận dữ, thân hình bé nhỏ như rung lên. Ông ngồi kể tiếp, lần này thì như thì thầm với chính mình vậy, khuôn mặt dãn ra, thẫn thờ, giọng nói run run đôi lúc bị nhoè đi :
– Nó cứ làm in như nó trách tôi : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Tôi miên man chìm vào cơn suy nghĩ : tôi chưa từng thấy một người nào lại có thể khóc khi mất một con chó, lại cả đau đớn mãnh liệt và tiếc thương, day dứt như ông lão này. Giữa những năm tháng khốn khó của cuộc sống như thế, sự thương khóc của ông lão là điều ngốc nghếch, đáng thương hại của một người già đã không còn minh mẫn hay đó là chút lương tâm con người còn sót lại sau những khó khăn cuộc đời đang cố vùi dập ?
Sau một hồi lâu im lặng, ông lão và cả người thầy giáo nữa, chẳng ai biết phải nói gì nữa, có lẽ im lặng lúc này là hơn. Chợt ông giáo lên tiếng, cất lời an ủi :
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là tioá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Có vẻ như lí lẽ này không thuyết phục được một con người đang day dứt, đau đớn như ông lão. Ông già cười nhạt rồi nói vu vơ :
– Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !…
Trong giọng nói có cái gì đó chua xót, đắng cay. Lão ngồi đó, buông tiếng thở dài rồi chìm đắm vào dòng suy nghĩ củá riêng mình mặc cho ông giáo còn an ủi. Tôi cũng chẳng còn tập trung được vào câu chuyện đó nũct. Tôi ngồi, thẫn thờ suy nghĩ về lời nói vừa nghe. Hình như, tôi đã vừa thấy một lời tự thú, lời tổng kết về cuộc đời đầy đau khổ của một con người.
Lúc tôi ngẩng đầu lên thì chỉ còn nghe ông giáo cố nài ông lão ấy ở lại uống chén nước nhưng lão từ chối khéo rồi ra về. Lão lết đi giữa chạng vạng bình minh, như lần theo bóng hình sâu thẳm nào đó của cậu Vàng.
Cuộc đời thật lắm nỗi bất công với những con người còn giữ lại trong tâm hồn mình một chút tình thương, lương tâm hiếm hoi. Nhưng cuộc đối thoại ngắn ngủi cũng đã làm tôi thay đổi, tôi đã biết tin vào những tốt đẹp của tinh thần, dù nó có nằm lẫn giữa bao gian khổ, đói nghèo lẫn lộn. Đó là một ánh sáng le lói sau những trận bão. Dù chỉ le lói nhưng nó cũng đủ để ta tin tưởng rằng trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn có những người tốt.
giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 8 của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...
Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôi chút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3. Mẹ nói với em rằng: "Con ơi, đừng lo sợ j cả. Bước qua cánh cổng này, một thế giới mới hoàn toàn thuộc về con rồi đó. Nơi đấy, con sẽ gặp đc nhìu bạn mới, thầy cô mới. Con sẽ học đc rất nhiều kiến thức hay, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy cho mẹ thấy con đã lớn và có thể bước đi bằng đôi chân của chính mình nào bé yêu. Mẹ tin con sẽ làm đc tất cả". Nghe xong, em vội quẹt đi nc mắt, nở một nụ cười thật tươi với mẹ. Mẹ hài lòng nắm tay em đi tới cổng trường. Sau đó, mẹ hôn em một cái rồi buông lỏng tay của mình. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!!!
E m vẫn nhớ như in giai điệu của bài hát “Ngày đầu tiên đi học” vang lên trong buổi khai trường năm lớp một. Sáng hôm ấy, em thức dậy từ rất sớm. Sau khi mặc quần áo gọn gàng, chuẩn bị sách vở xong, em được mẹ đưa đến trường. Con đường đến trường vốn quen thuộc. Nhưng hôm nay em lại thấy thật xa lạ. Có lẽ vì em cảm nhận được trong mình đã thay đổi - trở thành một cô học sinh lớp một. Buổi học đầu tiên, cô giáo dạy chúng em đánh vần, tập viết. Đến bây giờ, em vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo khi ấy. Ngày đầu tiên đi học thật đáng nhớ làm sao.