K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

Không biết nhưng kết bạn vs mình nhé!

20 tháng 2 2018

chuot tai diec la chuot hu tai ,hu tai la hai tu nha

kb di ,ok 

20 tháng 2 2018

1)P=5x^2-3xy+7y^2+6x^2-8xy+9y^2

P=(5x^2+6x^2)+(-3xy-8xy)+(7y^2+9y^2)

P=11x^2-11xy+16y^2

Q=5x2 – 3xy + 7y2 -6x^2+8xy-9y^2

Q=(5x^2-6x^2)+(-3xy+8xy)+(7y^2-9y^2)

Q=-1x^2+5xy-2y^2

2)M=11x^2-11xy+16y^2+x^2-5xy+2y^2

M=(11x^2+x^2)+(-11xy-5xy)+(16y^2+2y^2)

M=12x^2-16xy+18y^2

thay x=-1 và y=-2 vàoM

ta có :M=12*-1^2-16*-1*-2+18*-2^2

M=12*1-16*2+18*4

M=12-32+72

M=52

3)T=12x^2-16xy+18y^2-3x^2+16xy+14y^2

T=(12x^2-3x^2)+(-16xy+16xy)+(18y^2+14y^2)

T=9x^2+32y^2

nếu :th1:x<0=>x^2>0 hoặc =0

            y<0=>y^2>0 hoặc =0

\(=>\)T>0 hoặc =0

th2:x>0 hoặc =0=>x^2>0 hoặc =0

     y>0 hoặc =0=>y^2>0 hoặc =0

\(=>\)T>0 hoặc =0

Vậy trong mọi trường hợp đa thức T luôn nhận giá trị không âm khi  x và y thuộc tập hợp Z

20 tháng 2 2018

thích thì lên google mà hỏi

20 tháng 2 2018

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động

21 tháng 2 2018

mik cần các pạn tự làm

22 tháng 2 2018

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

 Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

 Ơn cha nặng lắm ai ơi          

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

 Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

 Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

28 tháng 4 2018

\(p=\frac{1}{3}x^2y+xy^2-xy+\frac{1}{2}xy^2-5xy-\frac{1}{3}x^2y\)

\(p=\left(\frac{1}{3}x^2y-\frac{1}{3}x^2y\right)+\left(xy^2+\frac{1}{2}xy^2\right)-\left(xy-5xy\right)\)

\(p=\frac{3}{2}xy^2-6xy\)

thay x = 0,5 và y = 1 vào P

\(\Rightarrow\)\(=\frac{3}{2}.0,5.1^2-6.0,5.1\)

\(=\frac{3}{2}.0,5-6.0,5\)

\(=\left(\frac{3}{2}-6\right).0,5\)

\(=\frac{-9}{2}.0,5\)

\(=\frac{-9}{4}\)

~hok tốt ~

20 tháng 2 2018

 Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ... Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần Giờ, U Minh... là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: Rừng vàng, biển bạc. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: Núi giăng thành lũy thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù (Tố Hữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt...

   Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên không lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn oxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng.

  Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bời nạn "lâm tặc" phá rừng lấy gỗ quý., làm giàu bất chính, một phần bợi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thô sơ, lạc hậu như đốt nương làm rẫy , đốt ong lấy mật... chỉ sơ ý một chút là gây ra thiệt hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loài động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ... Biết mấy trăm năm nữa, chúng ta mới khôi phục lại được những khu rừng như thế?

   Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triền rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống.

:)

20 tháng 2 2018

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

\(KANG\) \(DANIEL........\)

20 tháng 2 2018

có phải là ở trong nhóm nhạc hotshot không vậy ???

nếu phải thì mk trả lời !

20 tháng 2 2018

Trong sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển này làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển rõ rệt, đời sống của người dân cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này cũng nhiều vô số, mà quan trọng nhất, cấp thiết nhất đó chính là vấn đề về môi trường. Vì lợi nhuận, vì mong muốn thu thập nhanh nguồn tiền mà không cần bỏ vốn, những tên lâm tặc đã khiến cho tình trạng chặt phá rừng ngày càng gia tăng. Mất rừng, cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa.

Trong những năm gần đây, tình trạng chặt phá rừng ngày càng gia tăng. Hàng năm, nước ta có đến hàng trăm héc ta rừng bị chặt phá một cách bừa bãi, những khu rừng đầu nguồn cũng bị đốn đổ vì lợi nhuận của một số người. Tuy nhiên, thực trạng rừng đáng báo động hiện nay không chỉ do chặt phá rừng bừa bãi mà còn do những người dân tộc thiểu số còn đốt rừng làm rãy, hay cháy rừng do khô hạn, thiên tai. Nói chung, dù cho bất kì lí do nào thì thực trạng về rừng hiện nay đang là một vấn nạn , một vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và đòi hỏi một giải pháp cụ thể, hữu hiệu.

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên. Rừng là nơi cung cấp cho con người những luồng khí oxi trong lành, hấp thụ những khí các bon níc mà con người cũng như hoạt động sinh hoạt, sản xuất thải ra hàng ngày. Vì vậy, rừng còn được gọi với cái tên vô cùng thân thiết, đó là “Lá phổi xanh” của tự nhiên. Rừng còn là nhân tố cân bằng khí hậu, điều hòa mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy của sông ngòi. Rừng mất sẽ làm gia tăng các loại thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán…. Rừng cũng là môi trường sống của các loại động vật hoang dã như: hổ, báo, gấu, voi, khỉ, sư tử…Ngoài ra, rừng còn là nơi cung cấp gỗ cho hoạt động sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, là nguồn dược liệu quý và quan trọng cho nền y học. Nói chung, rừng càng có vai trò quan trọng bao nhiêu thì sự tổn thất của rừng càng gây ảnh hưởng đến sự sống của con người bấy nhiêu.

2 tháng 3 2018

lucy viết hay rồi

20 tháng 2 2018

ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NGÀN NĂM VĂN HIẾN, VẺ VANG MUÔN ĐỜI VỚI BAO TRUYỀN THỐNG, ĐẠO LÍ, VĂN HÓA TỐT ĐẸP. TỪ XA XƯA ĐẾN NAY, NHÂN DÂN TA LUÔN ĐOÀN KẾT, CHUNG LÒNG CHUNG SỨC, YÊU THƯƠNG, GIÚP ĐỠ LẪN NHAU KHI GẶP KHÓ KHĂN HOẠN NẠN. VÀ ĐẶC BIỆT LÀ LÒNG BIẾT ƠN VỚI THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ĐÃ TẠO RA THÀNH QUẢ HÔM NAY CHO CHÚNG TA HƯỞNG THỤ. HAI CÂU TỤC NGỮ: " ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY, UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN" ĐÃ THỂ HIỆN MỘT CÁCH CHÂN THỰC NÉT ĐẸP VĂN HÓA, ỨNG XỬ ĐÓ.

TRƯỚC HẾT LÀ CÂU " UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN". " NGUỒN"- NƠI KHỞI ĐẦU CỦA DÒNG NƯỚC. NHƯ VẬY, ÔNG CHA TA  Đà KHUYÊN CHÚNG TA UỐNG NƯỚC PHẢI NHỚ ĐẾN NƠI KHỞI NGUỒN. CÒN ĐỐI VỚI CÂU TỤC NGỮ " ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY', NGƯỜI XƯA NHẮC NHỞ CHÚNG TA KHI ĂN QUẢ PHẢI NHỚ ĐẾN NGƯỜI Đà TRỒNG RA CÁI CÂY ĐÓ. TUY HAI CÂU TỤC NGỮ VỚI HAI CÁCH DIỄN ĐẠT KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG MANG MỘT Ý NGHĨA. TÁC GIẢ DÂN GIAN Đà DÙNG LỐI NÓI ẨN DỤ. " QUẢ" VÀ " NƯỚC" LÀ NHỮNG THÀNH QUẢ MÀ CHÚNG TA HƯỞNG THỤ. CÒN " NGUỒN" VÀ " KẺ TRỒNG CÂY" LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC Đà LÀM RA THÀNH QUẢ. HAI CÂU TỤC NGỮ ĐỀU DẠY BẢO TA CÁCH ỨNG XỬ TRÂN TRỌNG, BIẾT ƠN ĐỐI VỚI NGƯỜI TẠO RA THÀNH QUẢ CHO CHÚNG TA. CÁC BẠN CÓ BIẾT TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI BIẾT ƠN THẾ HỆ ĐI TRƯỚC KHÔNG? NHƯ CHÚNG TA Đà THẤY, TẤT CẢ NHỮNG TA CÓ ĐƯỢC HÔM NAY KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ CÓ. ĐÓ LÀ MỒ HÔI, CÔNG SỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC. TỪ BÁT CƠM CHÚNG TA ĂN, BỘ QUẦN ÁO CHÚNG TA MẶC Đà THẤM KHÔNG BIẾT BAO MỒ HÔI, SƯƠNG MÁU CỦA BỐ MẸ. CUỘC SỐNG ĐỘC LẬP, TỰ DO CÓ ĐƯỢC HÔM NAY LÀ BAO NHIÊU ANH HÙNG Đà NGàXUỐNG, HI SINH VÌ TỔ QUỐC. CHÚNG TA LÀ NGƯỜI HƯỞNG THỤ THÀNH QUẢ ĐÓ NÊN PHẢI COI TRỌNG, BIẾT ƠN. THẬT VẬY, TRONG THỰC TẾ CUỘC SỐNG, BIẾT ƠN THẾ HỆ ĐI TRƯỚC VẪN LÀ MỘT ĐẠO LÍ TỐT ĐẸP CỦA NHÂN DÂN TA . MỘT TRONG NHỮNG TẬP TỤC CHÚNG TA THƯỜNG THẤY LÀ THỜ CÚNG ÔNG BÀ , TỔ TIÊN . CỨ MỖI DỊP TẾT ĐẾN XUÂN VỀ , TRÊN BÀN THỜ TỔ TIÊN MỖI GIA ĐÌNH LẠI BÀY MÂM NGŨ QUẢ NGHI NGÚT KHÓI ƯƠM THỂ HIỆN SỰ THÀNH KÍNH CỦA NGƯỜI CÒN SỐNG VỚI NGƯỜI Đà KHUẤT . CŨNG LÀ DỊP ĐỂ CON CHÁU ĐƯỢC SUM HỌP , QUÂY QUẦN BÊN NHAU . VIỆC TỔ CHỨC CÁC LỄ HỘI TRONG NĂM ĐỂ TƯỞNG NHỚ NHỮNG VỊ ANH HÙNG Đà MANG VINH QUANG VỀ CHO TỔ QUỐC . TRONG KHO TÀNG CA DAO , DÂN CA VIỆT NAM Đà CÓ KHÔNG ÍT NHỮNG CÂU TỤC NGỮ NỔI TIẾNG ĐẶC BIỆT LÀ  HAI CÂU : 

                                          DÙ AI ĐI NGƯỢC VỀ XUÔI

                                NHỚ NGÀY GIỖ TỔ MÙNG 10 THÁNG 3

HAI CÂU CA DAO ĐÃ NHẮC NHỞ NHÂN DÂN TA PHẢI LUÔN NHỚ ƠN NHỮNG VỊ VUA ĐÃ CÓ CÔNG LẬP QUỐC . VÌ THẾ CỨ VÀO NGÀY MÙNG 10 THÁNG 3 HẰNG NĂM , NHÂN DÂN Ở MỌI NƠI TRÊN ĐẤT NƯỚC LẠI NÔ NỨC KÉO NHAU VỀ LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Ở PHÚ THỌ . BÁC HỒ KHI CÒN SỐNG CŨNG ĐÃ TỪNG DĂN DẠY THIẾU NHI : 

                               CÁC VUA HÙNG ĐÃ CÓ CÔNG DỰNG NƯỚC 

                              BÁC CHÁU TA PHẢI CÙNG NHAU GIỮ NƯỚC 

ĐẺ TƯỞNG NHỚ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ HI SINH VỀ TỔ QUỐC , NƯỚC TA HÀNG NĂM ĐÃ CÓ NHIỀU VIỆC LÀM Ý NGHĨA HƯỚNG ĐẾN NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ NGÀY 27 THÁNG 7 , NHƯ : THẮP NẾN TRI ÂN , THĂM HỎI GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG , ĐỘI THIẾU NIÊN CÓ PHONG TRÀO ÁO LỤA TẶNG BÀ .   VÀ ĐỂ NHỚ ƠN NHỮNG NGƯỜI LÀM THẦY, LÀM CÔ -   NGƯỜI LÁI ĐÒ GIÚP THẾ HỆ TRẺ CẬP BẾN TƯƠNG LAI . THẾ GIỚI DÀNH NGÀY 20 THÁNG 11 HẰNG NĂM LÀ NGÀY TÔN VINH CÁC THẾ HỆ NHÀ GIÁO . Ở VIỆT NAM , TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO MÃI MÃI LÀ MỘT TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP NGÀN ĐỜI . BỞI THẾ ÔNG CHA TA CÓ CÂU :      

                                       MUỐN SANG THÌ BẮC CẦU KIỀU 

                             MUỐN CON HAY CHỮ THÌ YÊU KÍNH THẦY  

BÊN CẠNH ĐÓ , CHÚNG TA CŨNG CẦN PHẢI LÊN ÁN , PHÊ PHÁN NHỮNG KẺ KHÔNG CÓ LÒNG BIẾT ƠN . ĐÓ LÀ NHỮNG NGƯỜI SỐNG KHÔNG BIẾT ƠN , KHÔNG BIẾT COI TRỌNG THÀNH QUẢ  , MỒ HÔI , CÔNG SỨC CỦA NGƯỜI KHÁC . LÀ NHỮNG KẺ PHẢN BỘI , PHẢN QUỐC CÓ NHỮNG VIỆC LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẤT NƯỚC TA . CHÚNG TA PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM LÊN ÁN NHỮNG HÀNH VI ĐÓ . 

HAI CÂU TỤC NGỮ ĐÃ NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NGÀN ĐỜI XƯA . LÀ MỘT HỌC SINH , EM SẼ CỐ GẮNG HỌC TẬP THẬT TỐT ĐỂ SAU NÀY TRỞ THÀNH CON NGƯỜI CÓ ÍCH CHO XÃ HỘI , ĐỂ ĐỀN ĐÁP CÔNG ƠN CỦA CHA MẸ , THẦY CÔ GIÁO - NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHO EM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HÔM NAY .                       

20 tháng 2 2018

lên google tìm

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

Luận điểm của đoạn văn: Bác Hồ, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Phương pháp lập luận: Tác giả nêu luận điểm và chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, qua đời sống thực tiễn và thơ ca. 

=> Đoạn văn viết theo lối Tổng - phân - hợp nhằm làm sáng tỏ luận điểm: Bác Hồ là Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.