K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2020

ảnh đại diện của mình đẹp ko

23 tháng 12 2020

Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. Đề cao giá trị con người. Đề cao khoa học tự nhiên.

23 tháng 12 2020

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Văn hoá Thăng Long.

=> Nhận xét: Những thành tựu giáo dục và văn hóa phát triển mạnh,  các loại hình sinh hoạt dân gian phong phú

23 tháng 12 2020

Về giáo dục : Năm 1070 , Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử .Đây cx là nơi dạy học cho các con vua .

Năm 1075 , tổ chức khoa thi đầu được để tuyển quan lại .Năm 1076 , mở Quốc tử giám cho các con em quý tộc đến học .Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước , tổ chức một số kì thi.

Chế độ thi cử vẫn chưa có nề nếp , quy củ ,khi nào có nhu cầu mới mở khoa thi .Văn học chữ Hán cx bước đầu Phát triển

Về văn hóa : đạo phật được ưa chuộng và phát triển .Các hoạt động dân gian cx rất đc ưa chuộng . 

Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển , mang tính độc đáo .Vd tháp chương sơn ( Nam Định ) , Chuông chùa Trùng QUan ( bắc ninh ) ,..

Nhận xét :Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. 

23 tháng 12 2020

# Sự chuẩn bị của Nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 (1285)

- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

# Nguyên nhân thắng lợi :

- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến

- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.

- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.

# Ý nghĩa lịch sử :

-  Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

-  Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.

- Để lại bài học vô cùng quý giá: chăm lo sức dân, tạo sự  đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc

- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên  đối với các nước khác

23 tháng 12 2020

Đây nha

Chuẩn bị :

Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

Nguyên nhân thắng lợi :

- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.


Ý nghĩa lịch sử :Độc lập đc giữ vững 

Học tốt !


 

23 tháng 12 2020

a) Cách đánh giặc

- Thực hiện kế hoạch" Vườn ko nhà trống"

- Khi thế giặc mạnh thì chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng

- Khi thời cơ đến thì tiến hành phản công giành thắng lợi

b) Sự chuẩn bị của nhà Trần

- Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc.

- Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

c) Nguyên nhân

- Sựu chuẩn bị chu đáo của nhà Trần

- Tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến

- Được sự chỉ đạo tài tình của vua quan nhà Trần

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của dân tộc, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần

d) Ý nghĩa

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông- Nguyên

- Bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ

- Thể hiện được sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù

- Bồi đắp nên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc

- Ngăn chặn cuộc tấn công của quân Nguyên với các nước khác

23 tháng 12 2020

cách đánh giặc trong 3 lần :

Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc.

- Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

- Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

Sự chuẩn bị : 

Triệu tập hội nghị các vương hầu , quan lại để bàn kế đánh giặc 

Giao trọng trách cho Trần Quốc Tuấn để chỉ huy cuộc kháng chiến 

Mở hội nghị diên hồng để bàn cách đánh giặc 

Tổ chực cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu 

Thích vào cánh tay các quân sĩ 2 chữ " sát thát "

Nguyên Nhân thắng lợi : do chủ trương độc đáo , tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

Ý nghĩ lịch sử : Sau gần 2 tháng phản công , quân dân nhà trần đã đánh tan tành 50 vạn quân Nguyên , một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hồi đó .Đất nước sạch bóng quân xâm lược , cả dân tộc ca khúc khải hoàn 

Chúc bạn hc tốt <3!!

23 tháng 12 2020

- Kế hoạch" Vườn ko nhà trống"

- Khi thế giặc mạnh thì chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng

- Khi thời cơ đến, tiến hành phản công để giành thắng lợi

- Trong lần kháng chiến thứ ba, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc, nhằmđưa quân giặc vào thế khó khăn, thiếu thốn vật chất

- Chủ động mai phục trên sông Bạch Đằng nhằm tiêu diệt gọn quân địch, kháng chiến thắng lợi

 * Cách đánh của Nhà Trần trong 3 lần kháng chiến :

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị thêm chiến lược dự phòng , chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc
- Buộc giặc từ thế mạnh sang yếu , từ chủ động dẫn tới bị động 

- Phát huy mạnh mẽ lợi thế của mình và buộc giặc phải tuân theo 

18 tháng 12 2020

Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền.[1][2]. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó.[1] Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt[1][2].

Chữ “Ngu” (虞) trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" (愚) mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn

18 tháng 11 2020

giúp mình với ,mình sắp thi rồi