K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2023

 Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

 

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

29 tháng 10 2023

 Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

8 tháng 12 2023

Giải thích:

Để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế cho người dân ở vùng núi, có thể đề xuất các giải pháp sau:

 

1. Đầu tư vào hạ tầng: Xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông, điện lực, nước sạch và viễn thông để kết nối vùng núi với các khu vực khác. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch và thu hút đầu tư.

 

2. Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm: Hỗ trợ người dân vùng núi trong việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp hiện đại, đa dạng hóa cây trồng và chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị gia tăng và tạo ra việc làm cho người dân địa phương.

 

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho người dân vùng núi. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn và tham gia vào các ngành kinh tế mới.

 

4. Phát triển du lịch: Tận dụng tiềm năng du lịch của vùng núi bằng cách xây dựng các điểm đến du lịch hấp dẫn, khám phá và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên đặc biệt của vùng núi. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người dân địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Lời giải:

- Đầu tư vào hạ tầng

- Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển du lịch

28 tháng 10 2023

Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính là đồng bằng và miền núi.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
28 tháng 10 2023

Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính là đồng bằng và miền núi.

24 tháng 10 2023

Châu Á là châu lục lớn nhất thể giới nằm trong lục địa Á-Âu 

Có diện tích khoảng: \(44580000km^2\)

24 tháng 10 2023

 

Châu Á là lục địa lớn nhất trên Trái đất, với diện tích khoảng 44,58 triệu km². Nó chiếm khoảng 30% tổng diện tích của toàn bộ bề mặt đất liền và có hơn 4,5 tỷ người sinh sống trên đây, tương đương với hơn 60% dân số thế giới. Châu Á có địa hình đa dạng, từ các dãy núi cao như dãy Himalaya và dãy Ural, đến các vùng đồng bằng và sa mạc rộng lớn như sa mạc Gobi và sa mạc Thar. Với sự đa dạng văn hóa, lịch sử và địa lý, Châu Á là một lục địa đáng khám phá và có sự ảnh hưởng lớn đến toàn cầu.

 

24 tháng 10 2023

 

Thuận lợi:

1. Lực lượng lao động dồi dào: Dân số đông tạo ra một lực lượng lao động lớn, giúp tăng cường sản xuất và phát triển kinh tế.

2. Thị trường tiêu thụ lớn: Với số lượng người tiêu dùng đông, châu Á có thể tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các công ty và doanh nghiệp đầu tư và phát triển.

3. Đa dạng văn hóa và nguồn nhân lực: Dân số đông mang lại sự đa dạng về văn hóa, truyền thống và nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho sự phát triển và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

Khó khăn:

1. Áp lực về tài nguyên: Dân số đông tạo ra áp lực lớn về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai và năng lượng. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả trở thành một thách thức.

2. Cạnh tranh về việc làm: Với lực lượng lao động đông, cạnh tranh về việc làm trở nên khốc liệt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và áp lực lớn đối với các chính phủ để tạo ra đủ việc làm cho dân số.

3. Áp lực về hạ tầng và dịch vụ công: Dân số đông đặt áp lực lớn lên hạ tầng và dịch vụ công như giao thông, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn và quản lý hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của dân số.

4. Vấn đề an ninh và xã hội: Dân số đông có thể tạo ra những vấn đề an ninh và xã hội như tăng cường tội phạm, áp lực về chính trị và xã hội, và khó khăn trong việc quản lý và duy trì trật tự công cộng.

 

15 tháng 10 2023

 9.596.961 km²

15 tháng 10 2023

Là 9,6 km2 nha

14 tháng 10 2023

*Những cuộc phát kiến địa lý:

 - Cuộc phát kiến địa lý của Đi-a-xơ:

  + Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam châu Phi. 

  + Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

 - Cuộc phát kiến  của Cô-lôm-bô:

  + Năm 1492, C. Cô-lôm-bô, dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây, đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

 + C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng vùng đất ông vừa phát hiện ra là miền “Đông Ấn Độ”, thực tế đố là 1 châu lục mới - châu Mĩ.

 - Cuộc phất kiến địa lý của Va-xcô Đơ Ga-ma:

 + Năm 1497, Va-xcô Đơ Ga-ma, rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. 

 - Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng:

 + Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

 + Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

 + Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

 ⇒ Ph. Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

 
CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
16 tháng 10 2023
Các cuộc phát kiến địa lý: 

- Năm 1487, Đi-a-xơ đi đến cực Nam châu Phi.

- Năm 1498, Va-xco-đơ Ga-ma đến Ca-li-cút, Ấn Độ.

- Năm 1492, Cô-lôm-bô khám phá ra châu mĩ Châu Mĩ.

- Năm 1519-1522, Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
12 tháng 10 2023

Tham khảo

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.