"...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui"...
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO NHÉ
Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ.Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa. Suối trong con tắm mình thuở bé. Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn. Là nơi chào đón bước chân đầu đời của ta. Là tổ ấm giúp chúng ta tránh các hiện tượng thiên nhiên. Tác giả đã thể hiện rất rõ cảm xúc yêu thương, trân quý ngôi nhà của mình.
Đoạn văn:
Tình cảm luôn là điều đẹp đẽ và quý giá nhất, nó sẽ càng thấm đậm hơn khi được diễn đạt bằng "Thơ". Ta càng rõ điều ấy qua "Một đời áo nâu" của nhà thơ Nguyễn Văn Song, nổi bật ở đoạn:
"Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?"
Thể hiện tình cảm thương yêu, thấu hiểu người con dành cho mẹ. Cả đời mẹ giản dị, sống khó khăn liền với màu đất đai, mặc áo nâu làm nông. Không có cho bản thân một bộ đồ đẹp, mẹ sống cằn tiện tiết kiệm với mình. Theo thời gian, có chiếc thì rách đi có chiếc còn lành. Và với sự diễn đạt nghệ thuật của mình, nhà thơ cho đọc giả hiểu rằng ông không chỉ đang nói về chiếc áo mẹ mà từ sự vật đó còn gợi đến cuộc đời mẹ. Mộc mạc, đơn giản những gam màu sờn phai đi mỗi ngày để nuôi lớn con và chăm sóc gia đình. Qua đoạn thơ trên ta thấy được hình ảnh người mẹ giản dị, vất vả cả đời và tình cảm thương mến chân thành của người con hiếu nghĩa!
✿TLamm☕
Bài thơ trên là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng.
Cụm động từ: lấy hết sức mình, thét lớn, vọng lại, trở lại, hét lên, mới giải thích, nhận lại, ắt gặt bão, cũng yêu thương.
Cụm danh từ: một cậu bé, một thung lũng.
Cụm tính từ: hốt hoảng quay về.
tìm các cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ của VIệt Nam trong đoạn văn sau ( gạch chân vào và đánh dấu các cụm)
: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách . Ngày nọ giận mẹ , cậu chạy đến một thung lũng cách rừng rậm . Lấy hết sức mình, cậu thét lớn :"tôi ghét người " .Khu rừng có tiếng vọng lại :"tôi ghét người " . Cậu bé hốt hoảng quay về , sà vào lòng mẹ khóc nức nở . Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu . Người mẹ cầm tay con,đưa cậu trở lại khu rừng . BÀ nói " giờ con hãy hét lên thật to : " tôi yêu người ". Lạ lùng thay , cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại : " tôi yêu người " . Lúc đó , người mẹ mới giải thích cho con hiểu : " con ơi , đó là định luật trong cuộc sống chung ta . Cho con điều gì , con sẽ nhận lại điều đó . Ai gieo gió thì ắt gặp bão . Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con "
Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, hòa thuận, hòa tấu, hòa ca.
Nghĩa: chỉ đến tính chất yên lặng, thoải mái, sự đoàn kết giữa những cá thể độc lập với nhau.
Nhóm 2: hòa hợp, hòa tan, hòa chung, hòa mình.
Nghĩa: chỉ đến sự gộp lại làm một, gần gũi vào điều gì đó.
Đặt câu với từ "chết": Đốt thế này thì có mà chết cả tổ kiến đấy.
Đặt câu với từ "hi sinh": Người anh hùng ấy đã hi sinh thật anh dũng.
Phân biệt hai từ:
+ Từ "chết" dùng để chỉ đến sự mất đi, không tồn tại nữa của con vật hay sự vật nào đó.
+ Từ "hi sinh" mang ý đề cao sự mất đi của sự vật, con vật nào đó. Tỏ ý kính trọng, thương tiếc hơn.
Từ ghép chính phụ: lâu đời, súng trường, nhà máy, nhà trường, thủ môn, cá chép, bút chì.
Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, suy xét, nhà ở, chài lưới, ẩm ướt, tươi tốt, đầu đuôi, cỏ cây, sơn hà, núi đồi.
Bài 1:
- nhỏ nhắn
- lạnh lẽo
- vui vẻ
- xanh tươi
Bài 2:
a. Từ phức: giấy bống, con mắt, long lanh, thủy tinh, rung rung, phân vân
b. Từ phức: xum xuê, xanh mướt, ướt đẫm, bông hoa, rập rờn, đỏ thắm, mịn màng, khum khum, tỏa hương, thơm ngát
Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ 3