Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Đạm Tiên trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về lối sống thực dụng của giới trẻ hiện nay.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Miêu tả chung cây phượng
+ Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.
+ Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
+ Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.
- Miêu tả chi tiết về cây phượng
+ Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.
+ Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.
+ Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
+ Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.
+ Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.
+ Tổ chức các hoạt động ngoài trời.
+ Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm.
- Ý nghĩa của hoa phượng
+ Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.
+ Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.
Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn: mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ em đang ở đó chờ.
cánh đồng lúa , giếng , ao cá ,... các bác nông dân làm ruộng ,...
Trong ký ức của tôi, hình ảnh một buổi sáng mai trong trẻo vẫn hiện lên rõ nét. Ánh nắng vàng nhẹ nhàng xuyên qua những tán lá xanh mướt, ánh lên những giọt sương long lanh như những viên ngọc quý còn sót lại sau đêm vừa qua. Tiếng chim chào mào réo rắt vang vọng trong không gian, hòa cùng tiếng gió thoảng, tạo nên một bản hòa ca nhẹ nhàng. Những cánh hoa rực rỡ đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm ngát, như chào đón ngày mới. Dòng suối nhỏ róc rách chảy qua, lấp lánh dưới ánh mặt trời, khiến tôi cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Những hình ảnh ấy như một bức tranh thiên nhiên sống động, mãi mãi in sâu trong tâm trí tôi.
Đồng nghĩa với từ "học" có thể là các từ như "nghiên cứu", "tiếp thu", "thu nhận kiến thức", "rèn luyện", hoặc "trải nghiệm".
Nhân vật Đạm Tiên trong Truyện Kiều có số phận đáng thương, cũng là kiếp “hồng nhan bạc mệnh” mà Nguyễn Du vô cùng xót thương. Lúc còn trẻ, nàng nổi danh “tài sắc”, tiếng vang khắp thiên hạ. Tuy nhiên, thân phận ca nhi trong xã hội xưa vốn thấp hèn, bị người đời coi thường, là món hàng mua vui cho nam nhân. Cũng có khách làng chơi mến vì tài sắc, tìm đến với mong muốn được yêu thương nàng. Nhưng thật đáng tiếc, mệnh nàng ngắn ngủi, chưa kịp đón nhận hạnh phúc đã đoản mệnh, khiến cho người khách khóc than, tiếc nuối vì mối tình “vô duyên”. Người tri kỉ chỉ có thể an táng nàng chu đáo nhất. Nhưng càng đáng thương hơn khi phần mộ của nàng kể từ đó về sau không ai trông coi, chăm sóc, thành ngôi mộ vô chủ. Linh hồn nàng hẳn là cô đơn, đau đớn lắm! Đại thi hào Nguyễn Du xót thương cho thân phận người mệnh bạc nên đã dành cho nàng những hình ảnh thơ trang trọng nhất: hồng nhan, gãy cành thiên hương, trâm gãy, bình rơi; nếp tử, xe châu….. Đó là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du, không chỉ thương cho người sống mà còn thương cho cả những linh hồn đã khuất.