K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2023

Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà tan”.

-Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

17 tháng 4 2023

phép lặp nha bn! 

17 tháng 4 2023

A. phép lặp nha 

 

19 tháng 4 2023

Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.

Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.

Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích. Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.

Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút like, từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.

Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.

Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.

Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.

Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.

Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số like, share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!

2 tháng 4 2024

cam con cac dut vao cai lon me cha may day

2 tháng 4 2024

giup giup cai lon tu lam di thang lon

   

26 tháng 1 2024

Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là túi khôn chứa đựng bao bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa. Từ đó ta tìm thấy những kinh nghiệm sống trong thực tế, những bài học đạo đức giúp ta hoàn thiện nhân cách. Ông ta đã nhắc nhở thế hệ sau phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình qua cây tục ngữ:

“Uống nước nhớ nguồn.”

Trước tiên ta hiểu “nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, từ núi, từ rừng đổ ra suối rồi ra sông, ra biển. Đây là thứ nước trong khiết, mát lành nhất. Bởi vậy khi uống nước làm vơi đi cơn khát chúng ta phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát dòng nước ấy. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài học ý nghĩa sâu sắc: chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Trong cuộc sống này, không có thứ gì mà tự nhiên sinh ra cả. Những gì mà chúng ta được hưởng thụ ngày hôm nay phần lớn đều là do công sức lao động của những người đi trước. Để tạo ra thành quả đó,họ đã phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí là hi sinh nhiều thứ đáng giá. Trong khi đó, những người thế hệ sau như chúng ta lại có thể hưởng thụ mà không cần bỏ ra chút công sức nào. Chính vì thế ta phải biết ơn họ như là một cách để đền đáp phần nào những gì họ bỏ ra.

Không chỉ vì vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta gắn bó với cha anh, tạo lên một khối đoàn kết. Khi chúng ta biết ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng thụ thì ta sẽ càng biết trân trọng những cống hiến đó, sử dụng nó vào những công việc có ích. Khi ấy, những công sức mà người đi trước bỏ ra sẽ không bị uổng phí. Con người biết sống ân nghĩa sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Ví dụ như để có được cuộc sống hòa bình hiện nay đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hi sinh của các chiến sĩ. Họ đã dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì bảo vệ Tổ quốc, đem ánh sáng tự do đến cho dân tộc ta, giúp ta có cuộc sống độc lập, ấm no như bây giờ. Chính bởi vậy, ta cần luôn ghi nhớ công ơn của họ để lấy nó làm động lực ngày càng cố gắng vươn lên xây dựng đất nước tươi đẹp hơn để xứng đáng với công sức các anh bỏ ra. Khi đó ta cũng không thấy thẹn với lòng.

Ngược lại, nếu như sống mà không biết biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ thì con người sẽ dần trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm, bị mọi người chê trách mỉa mai, xa lánh trở thành người thừa trong xã hội.

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng cần có, là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, không phải một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta phải biết sống ân nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”... Bởi vậy, chúng ta, những thế hệ sau cần phải kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc đối với mỗi chúng ta về lòng biết ơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những kẻ vô ơn, sống vô trách nhiệm, coi những điều mà mình đang có là hiển nhiên. Những con người ấy cần phải lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta cần nhận thức được rằng lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người phải có. Chúng ta cần hiểu rõ những thành quả người khác làm ra, ghi nhớ công của họ, trân trọng thành quả đó và ra sức cố gắng phát triển nó để không uổng phí công sức của người khác.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần tiếp nhận bài học mà ông cha ta đã nhắn nhủ, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc.