K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng...
Đọc tiếp

 

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.

Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người noi theo…

Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu đuối và có thái độ buông xuôi.

          ( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2008, tr14)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó."

Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney Helen Keller có tác dụng gì?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao?

 Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.

0
GIÁO DỤCNhững bài toán nổi tiếng hóc búa trên thế giớiNguyễn Sương Chủ nhật, 24/5/2015 17:35 (GMT+7)Cộng đồng mạng từng tranh luận sôi nổi về những bài toán tưởng chừng rất đơn giản của học sinh, nhưng thực tế làm người ta đau đầu.Bài toán điền số của học sinh lớp 3, Việt Nam Đề bài toán của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng.  Đề bài toán của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng. Gần...
Đọc tiếp

GIÁO DỤC

Những bài toán nổi tiếng hóc búa trên thế giới

  • Nguyễn Sương
  •  
  • Chủ nhật, 24/5/2015 17:35 (GMT+7)

Cộng đồng mạng từng tranh luận sôi nổi về những bài toán tưởng chừng rất đơn giản của học sinh, nhưng thực tế làm người ta đau đầu.

Bài toán điền số của học sinh lớp 3, Việt Nam

 
Đề bài toán của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng. 
Đề bài toán siêu khó của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng.
Đề bài toán siêu khó của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng.
 
Đề bài toán của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng. 

Gần đây, bài toán của học sinh lớp 3 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, đang gây sốt cộng đồng mạng cả trong và ngoài nước. Họ tranh luận về cách giải và số lượng đáp án. Nhiều người không tin một đứa bé 8 tuổi có thể giải bài toán tưởng chừng đơn giản này.

Họ sử dụng excel và viết chương trình máy tính để giải nó. Cuộc tranh luận về bài toán diễn ra sôi nổi trên báo The Guardian (Anh), The Huffington Post (Mỹ) và một số trang báo khác. Sau khi các báo trên công bố cách giải, nhiều độc giả vẫn cảm thấy chưa hài lòng.

 
Nhà báo của The Guardian đưa bài toán về dạng phương trình. Ảnh: Abc7.
Nhà báo của The Guardian đưa bài toán về dạng phương trình. Ảnh: Abc7.

Dùng phép thử và loại trừ, họ tìm ra đáp án: a = 3, b = 2, c= 1, d = 5, e = 4, f = 7, g = 9, h = 8, i = 6.

Tuy nhiên, bài toán có nhiều đáp án và đến nay, người ta vẫn chưa xác định đúng số lượng đáp án của nó là 128, 136, 144 hay 187.

Một độc giả trên The Huffington Post cho rằng người ra đề đang thử thách tính kiên nhẫn của học sinh hơn là kiểm tra các kiến thức toán học.

Bài toán tìm sinh nhật của Cheryl, Singapore

 
Đề bài toán từng gây sốt ở Singapore. Ảnh: Kenneth Kong/ Facebook
Đề bài toán từng gây sốt ở Singapore. Ảnh:
Đề bài toán từng gây sốt ở Singapore. Ảnh:
Đề bài toán từng gây sốt ở Singapore. Ảnh: Kenneth Kong/ Facebook

Đề bài: 

Albert và Bernard vừa kết bạn với Cheryl. Họ muốn biết ngày sinh nhật của Cheryl. Sau đó, Cheryl đưa ra 10 đáp án: Ngày 15/5, ngày 16/5, ngày 19/5, ngày 17/6, ngày 18/6, ngày 14/7, ngày 16/7, ngày 14/8, ngày 15/8 và ngày17/8.

Cheryl sau đó đã tiết lộ riêng với Albert và Bernard về tháng và ngày sinh của mình. 

Albert: "Tớ không biết ngày sinh của Cheryl, nhưng tớ biết Bernard cũng không biết".

Bernard: "Trước tớ không biết ngày bạn ấy sinh nhưng giờ tớ biết rồi".

Albert: "Vậy tớ đã biết ngày sinh nhật của Cheryl".

Theo các bạn, Cheryl sinh ngày nào?

Ngay sau khi Alex Bellos đăng bài toán lên The Guardian, hàng trăm người bắt đầu tìm kiếm đáp án. Bình luận được chú ý nhiều nhất thuộc về độc giả Colinius với câu hỏi thể hiện sự bất lực của anh trước bài toán dành cho học sinh 14-15 tuổi: "Tại sao Cheryl không nói luôn sinh nhật của cô ấy cho hai bạn?".

Đây là một câu hỏi trong đề của cuộc thi Olympic Toán học châu Á năm 2015, theo Mothership.sg.

Thực ra, người ra đề muốn kiểm tra khả năng suy luận của thí sinh chứ không phải kỹ năng làm toán của họ. 

 
Lời giải chính thức của bài toán. Ảnh: Mothership.sg
Lời giải chính thức của bài toán. Ảnh: Mothership.sg
Lời giải chính thức của bài toán. Ảnh: Mothership.sg
Lời giải chính thức của bài toán. Ảnh: Mothership.sg

Lời giải bài toán:

Trong số 10 ngày mà Cheryl đưa ra, từ ngày 14 đến 19 hàng tháng, ngày 18 và 19 chỉ xuất hiện một lần. Nếu sinh nhật của cô ấy vào hai ngày này thì chắc chắn Bernard đã biết đáp án. (Loại ngày 19/5 và 18/6)

Nhưng tại sao Albert khẳng định Bernard không biết?

Nếu Cheryl nói với Albert tháng sinh của cô ấy là tháng 5 hoặc tháng 6 thì sinh nhật của Cheryl có thể là ngày 19/5 hoặc 18/6. Và Bernard sẽ biết đáp án. Nhưng Albert khẳng định Bernard không biết, có nghĩa là Cheryl nói với Albert tháng sinh của cô ấy là tháng 7 hoặc tháng 8. (Loại tiếp ngày 15/5, 16/5 và 17/6)

Ban đầu, Bernard không biết sinh nhật của Cheryl nhưng làm thế nào cậu ấy biết chỉ sau câu nói đầu tiên của Albert?

Trong số những ngày còn lại, từ ngày 15 đến 17 của tháng 7 hoặc tháng 8, ngày 14 xuất hiện hai lần.

Nếu Cheryl nói với Bernard sinh nhật của cô ấy vào ngày 14 thì cậu không thể biết đáp án. Nhưng Bernard biết, vậy ta loại tiếp ngày 14/7 và 14/8. Còn lại 3 ngày: 16/7, 15/8 và 17/8.

Sau câu nói của Bernard, Albert cũng biết đáp án. Nếu Cheryl nói với Albert sinh nhật của cô vào tháng 8 thì Albert không biết vì có đến hai ngày trong tháng 8.

Vì thế, sinh nhật của Cheryl là ngày 16/7.

Bài toán tìm số áo của Mỹ

 
Bài toán của học sinh lớp 8 ở Mỹ từng gây sốt cộng đồng mạng.
Bài toán của học sinh lớp 8 ở Mỹ từng gây sốt cộng đồng mạng.
Bài toán của học sinh lớp 8 ở Mỹ từng gây sốt cộng đồng mạng.
Bài toán của học sinh lớp 8 ở Mỹ từng gây sốt cộng đồng mạng.

Đây là bài trong Cuộc thi Toán nước Mỹ năm 2014.

Đề bài:

Ba thành viên trong đội bóng nữ trường trung học Euclid nói chuyện với nhau.

Ashley: Tớ vừa nhận ra số áo của bọn mình đều là những số nguyên tố có hai chữ số.

Bethany: Tổng hai số áo của các bạn là ngày sinh của tớ vừa diễn ra trong tháng này.

Caitlin: Ừ, vui thật, tổng hai số áo của các cậu lại là ngày sinh của tớ vào cuối tháng này.

Ashley: Và tổng số áo của các cậu lại đúng bằng ngày hôm nay.

Vậy Caitlin mặc áo số mấy?

(A) 11    (B) 13     (C) 17     (D) 19         (E) 23

0
Đề 1 (SGK)1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyển ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.Xác định ba phần văn bản và nội dung của từng phần, trên cơ sở đó phân tích rõ tính logic chặt chẽ của lập luận.(Học sinh xem lại phần hướng dẫn học bài Tuyên ngôn độc lập ở tuần 2, 3 để làm bài).Đề...
Đọc tiếp

Đề 1 (SGK)

1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyển ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Xác định ba phần văn bản và nội dung của từng phần, trên cơ sở đó phân tích rõ tính logic chặt chẽ của lập luận.

(Học sinh xem lại phần hướng dẫn học bài Tuyên ngôn độc lập ở tuần 2, 3 để làm bài).

Đề 1

Anh (chị) câm nhận được gì về nhân vật ông lái đò trong bài Người lái đò Sông Đà và phong cách nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Tuân.

Đề 2

Tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân được thể hiện như thế nào trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khảt vọng).

Để 3Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

0
TỔ QUỐCXin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹNhững sông dài biển rộng những tài nguyênTổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽTrên bản đồ, không dấu chấm, không tên. Ở nơi đó, đất khô cằn cháy bỏngTre còng lưng nhẫn nại đứng trưa hèĐất khô nỏ chân chim mùa nắng hạnNgọn gió Lào héo hắt cỏ chân đê. Ở nơi đó, mùa trăng về bát ngátGió nồm nam trong vắt tiếng sáo diềuCó mái tóc xanh...
Đọc tiếp

TỔ QUỐC

Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ

Những sông dài biển rộng những tài nguyên

Tổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽ

Trên bản đồ, không dấu chấm, không tên.

 

Ở nơi đó, đất khô cằn cháy bỏng

Tre còng lưng nhẫn nại đứng trưa hè

Đất khô nỏ chân chim mùa nắng hạn

Ngọn gió Lào héo hắt cỏ chân đê.

 

Ở nơi đó, mùa trăng về bát ngát

Gió nồm nam trong vắt tiếng sáo diều

Có mái tóc xanh hương mười sáu tuổi

Đi suốt đời kí ức vẫn mang theo

 

Ở nơi đó, có một căn nhà nhỏ

Mẹ già nua tóc bạc ngóng con về

Tấm áo vá run lên từng sợi chỉ

Trong bóng chiều nhuốm khói rạ ngõ quê.

 

Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống

Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn

Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể

Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương.

                            ( Nguyễn Huy Hoàng,Văn nghệ quân đội, số 39,12/2010)

1.   Những từ ngữ nào miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt trong bài thơ ?

2.   Nêu tác dụng phép điệp thể hiện trong bài thơ.

          3.   Câu thơ Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ có ý nghĩa như thế nào?

4.   Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhà thơ thể hiện qua 2 dòng thơ cuối?

 

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (câu 10 – 11).Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (câu 10 – 11).
Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao

Câu 1. Đoạn văn trên gây ấn tượng với em về điều gì? Viết đoạn văn ngắn trình bài suy nghĩ của mình.

0